Bộ máy sau tinh gọn phải hiệu quả hơn bộ máy cũ, cần "gỡ"' ngay các vướng mắc đang tồn tại

Thảo luận tổ tại Quốc hội, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng nhấn mạnh đến việc phải cấp bách tháo gỡ các vướng mắc về thể chế...

Thiết kế luật thì phải có không gian sáng tạo

Sáng nay, 12/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu thảo luận tổ tại Quốc hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu thảo luận tổ tại Quốc hội.

Phát biểu thảo luận tại đoàn ĐBQH Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, việc sửa một số luật lần này để thực hiện cuộc cách mạng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, cơ cấu phù hợp.

Đề cập dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Thủ tướng nhấn mạnh việc phân định rõ cơ quan xây dựng chính sách và quy trình.

“Làm sao đúng vai, thuộc bài, anh nào làm đúng nhất thì giao anh đó, phân biệt rõ cơ quan lập pháp hành pháp, tư pháp. Càng rõ thì càng dễ đánh giá, càng dễ xác định trách nhiệm. Tinh thần là phân cấp, địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm, giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp. Đấy là những nguyên tắc rất cơ bản, chúng ta cần bám sát để triển khai” – Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng đề nghị cần bổ sung nghị quyết của Chính phủ là văn bản quy phạm pháp luật, bởi có vấn đề cá biệt, phải xử lý ngay. Thực tế có những vấn đề Chính phủ phải họp trong một tiếng, một đêm để quyết định ngay, nên ban hành văn bản không có tính pháp quy thì ai dám làm?

“Luật pháp cần quy định khung mang tính nguyên tắc, để dư địa cho cơ quan hành pháp linh hoạt thực hiện hiệu quả, miễn là đừng tham ô, tham nhũng, lợi ích nhóm” – Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.

Theo Thủ tướng, trong xây dựng pháp luật, cần đề ra không gian cho sự sáng tạo và bảo vệ người sáng tạo, chấp nhận rủi ro, không truy tố người không có động cơ vụ lợi. Vì để xử lý vấn đề cá biệt, cấp bách thì phải là trách nhiệm cá nhân chứ lúc đó mang ra bàn thì khó quyết nhanh.

“Làm sao để người dân, doanh nghiệp, chủ thể có liên quan đổi mới sáng tạo và bảo vệ họ, đi cùng chống tiêu cực, lãng phí. Nói tóm lại người không vụ lợi thì cần bảo vệ. Tôi nói vậy để khi thiết kế luật thì phải có không gian sáng tạo, phải phân cấp phân quyền nhiều hơn, giảm thủ tục hành chính” – Thủ tướng nói thêm.

Vướng nhất vẫn là thể chế

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu thảo luận tổ tại Quốc hội.
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu thảo luận tổ tại Quốc hội.

Phát biểu góp ý tại tổ ĐBQH đoàn TP.HCM, Chủ tịch nước Lương Cường nêu lại vấn đề Nghị quyết 18 về tinh gọn tổ chức bộ máy. Theo đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp và báo cáo Trung ương, làm sao đích đến của tinh gọn là phải hiệu lực, hiệu quả. Nếu tổ chức lại thì bộ máy mới phải tốt hơn, hiệu quả hơn bộ máy cũ.

Chủ tịch nước nêu rõ, để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn thì phải "gỡ" được các điểm vướng đang tồn tại. Khi rà soát Nghị quyết 18 cũng bị "vướng" tới hơn 5.000 luật và văn bản pháp luật các loại, trong đó có hơn 200 luật cần sửa đổi bổ sung.

Quan trọng nhất là tập trung vào 4 luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Bên cạnh đó là 5 nghị quyết liên quan để triển khai Nghị quyết 18 sẽ được Quốc hội xem xét, sửa đổi bổ sung lần này.

Chủ tịch nước Lương Cường cũng cho biết, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã họp rất nhiều phiên thống nhất cao nhiều vấn đề, nhưng để quyết tâm thực hiện thì mọi cấp, ngành và từng cá nhân trong toàn bộ hệ thống chính trị đều phải cố gắng. “Như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh phải "vừa chạy, vừa xếp hàng", nhưng tất nhiên là phải có nguyên tắc” – Chủ tịch nước nói.

Nhấn mạnh "3 đột phá chiến lược" quyết định phát triển là thể chế, nhân lực và hạ tầng, Chủ tịch nước cho rằng, đây cũng là những nội dung có nhiều điểm nghẽn nhất, nhất là về thể chế. Do đó, Chủ tịch nước đề nghị các ĐBQH với chuyên môn, thực tiễn cơ sở cùng thảo luận sửa các luật để đảm bảo "tốt hơn, mạnh hơn".

anninhthudo.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kết luận số 174-KL/TW: Một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả

Kết luận số 174-KL/TW: Một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả

Ngày 4-7-2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận số 174-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả (gọi tắt là Kết luận số 174).

Đảng bộ Agribank Chi nhánh Yên Bái học và làm theo lời Bác

Đảng bộ Agribank Chi nhánh Yên Bái học và làm theo lời Bác

Trong những năm qua, cùng với nhiệm vụ chính là huy động nguồn vốn và cho vay đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế, Đảng bộ Agribank Chi nhánh Yên Bái luôn thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05 – CT/TW của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII.

Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả

Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả

Tại phiên họp ngày 4/7, sau khi nghe báo cáo của Ban Tổ chức Trung ương về tình hình, tiến độ thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính từ ngày 28/6 đến 3/7 (Báo cáo số 418-BC/BTCTW, ngày 2/7/2025), Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết luận như sau:

Khẳng định vai trò, đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Khẳng định vai trò, đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Lula da Silva, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) mở rộng năm 2025 và hoạt động song phương tại Brazil.

fb yt zl tw