Bình tĩnh, bản lĩnh, bám sát thực tiễn trong công tác chỉ đạo, điều hành

Sáng 7/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp cho tháng 9 và những tháng còn lại của năm 2024. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024 (Ảnh: TRẦN HẢI).

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024 (Ảnh: TRẦN HẢI).

Phát biểu ý kiến khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, hiện nay, cơn bão số 3 diễn biến phức tạp. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lập Sở chỉ huy tiền phương ở Hải Phòng để trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống bão lũ; chỉ đạo các cơ quan nắm chắc tình hình, diễn biến, khả năng sau bão là hoàn lưu gây mưa lớn, có thể lên đến 300-400mm, dự kiến gây tác hại lớn.

Thủ tướng hoan nghênh Bộ Quốc phòng, Bộ Công an triển khai tích cực các công việc cụ thể trong phòng chống bão; nêu rõ tinh thần huy động tối đa lực lượng trong công tác này.

Thủ tướng yêu cầu ngay sau cuộc họp này, các bộ, ngành cần triển khai ngay công tác chống lụt bão, chuẩn bị tinh thần khắc phục hậu quả bão lũ. Chúng ta cần dự báo đúng tình hình; các Bộ trưởng, các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Chính phủ cần triển khai ngay công tác ứng phó với cơn bão số 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.

Về tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng qua, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta thực hiện công việc trong bối cảnh đặc biệt, phải kiện toàn các chức danh của Đảng, Nhà nước. Quá trình này thể hiện sự đoàn kết trong Đảng, hệ thống chính trị; tập trung kiện toàn đầy đủ các chức danh; Thủ tướng tin tưởng với sự tham gia Chính phủ của các Phó Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng mới, Chính phủ sẽ luôn đoàn kết, kỷ cương liêm chính, phục vụ nhân dân, luôn thích ứng tình hình, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Bên cạnh đó, một trong những việc nổi lên là Chính phủ cũng phải hoàn thiện các văn kiện cho Đại hội lần thứ XIV của Đảng để trình Trung ương.

Thủ tướng nêu rõ, tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp: cạnh tranh chiến lược, xung đột leo thang ở Ukraine, Biển Đỏ…, tác động giá cước vận tải; kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, nhiều nước suy thoái; các nước tăng trưởng chậm; các nước trong khu vực tăng trưởng thấp; vấn đề liên quan giá vàng, dầu thô, hàng hoá biến động mạnh, lạm phát ở nhiều nước còn ở mức cao, biến đổi khí hậu, nhất là thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp…

Quang cảnh Phiên họp.
Quang cảnh Phiên họp.

Thủ tướng nhấn mạnh, trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành, quản lý của Chính phủ, tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 vẫn là xu hướng tích cực, tốt hơn tháng 7 và tính chung 8 tháng tốt hơn cùng kỳ trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, chúng ta không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, phải luôn sẵn sàng, thích ứng mọi tình hình; những hạn chế, bất cập, khó khăn, thách thức còn nhiều, trong đó khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, do đó sẵn sàng ứng phó với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Thủ tướng mong các bộ, ngành góp ý về những điểm sáng, điểm nhấn từ đầu năm đến nay trên tinh thần “không tô hồng, không bôi đen” nhưng phải tạo khí thế, niềm tin cho người dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư; cần đánh giá công tác đúng, khách quan chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thường trực Chính phủ, các thành viên Chính phủ; phân tích kỹ nguyên nhân được và chưa được, rút ra bài học kinh nghiệm như phải thích ứng tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả như chính sách tiền tệ bởi nếu chúng ta không nắm bắt tình hình thì sẽ bỏ lỡ cơ hội hoặc sẽ gây hậu quả nghiêm trọng vì tình hình diễn biến phức tạp, khó lường.

Các thành viên Chính phủ tại phiên họp.
Các thành viên Chính phủ tại phiên họp.

Thủ tướng nhấn mạnh, trong quá trình này phải hết sức bình tĩnh, bản lĩnh, hiểu biết, xử lý tình huống vừa trước mắt vừa lâu dài; tư tưởng phải thông, nỗ lực phải cao, quyết tâm phải lớn, hành động phải quyết liệt, làm việc nào dứt việc đó, phân công “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian thực hiện, rõ hiệu quả, rõ sản phẩm”, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát; bám sát thực tiễn để điều hành.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cần dự báo tình hình tháng 9, từ đó cần chủ động điều hành thuộc phạm vi trách nhiệm, góp phần cùng Chính phủ điều hành, tạo sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.

Thủ tướng nhắc lại bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành đầu tư xây dựng Đường dây 500kV Quảng Trạch-Phố Nối, theo đó nếu với cách làm cũ thì công trình này phải mất 3-4 năm, nhưng chúng ta đổi mới, quyết liệt, bám sát tình hình, phân công rõ trách nhiệm từ Bộ Công thương, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)… nhờ đó chỉ hơn 6 tháng đã hoàn thành công trình. Cùng với đó, chúng ta cũng đặt mục tiêu hoàn thành 3.000km đường cao tốc trước ngày 31/12/2025. Trong việc thực hiện các công trình trọng điểm này, Thủ tướng nhấn mạnh bài học kinh nghiệm huy động tổng lực các lực lượng ở địa phương như các đoàn thể chính trị, Mặt trận Tổ quốc, lực lượng thanh niên, phụ nữ… tham gia phục vụ công tác thi công.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu ý kiến tại phiên họp.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu ý kiến tại phiên họp.

Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ cần đánh giá trong tháng 9 này có những vấn đề gì nổi lên, cần phải tập trung vấn đề gì? Phải chăng vẫn chúng ta cần phải tập trung ưu tiên cho tăng trưởng để bù lại những năm bị đại dịch Covid-19, từ đó liên quan các chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, các động lực tăng trưởng truyền thống, đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới? Thủ tướng cũng yêu cầu phân tích thêm vấn đề các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước cần phải đẩy mạnh đầu tư hơn nữa? Từ đó có giải pháp phù hợp cho tháng 9, những tháng cuối năm.

* Theo Tổng cục Thống kê, Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 8 ước tính tăng 2 % so tháng trước và tăng 9,5% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,6% so cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 0,2%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7%, đóng góp 8,4 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,6%, đóng góp 1,0 điểm phần trăm…

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm ngày 1/8/2024 tăng 0,9% so cùng thời điểm tháng trước và tăng 4,5% so với cùng thời điểm năm trước.

Trong tháng 8, cả nước có 13,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 15,2% so với tháng 7/2024 và giảm 12,8% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, cả nước còn có gần 8,5 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; có 5.334 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; 5.160 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; có 1.927 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 11,4% và tăng 26,0%. Tính chung 8 tháng năm 2024, cả nước có 168,1 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động; bình quân một tháng có hơn 21 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 135,3 nghìn doanh nghiệp; bình quân một tháng có hơn 16,9 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương báo cáo tại Phiên họp.
Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương báo cáo tại Phiên họp.

Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương tập trung đẩy mạnh thực hiện. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 8 ước đạt 62,1 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 363,1 nghìn tỷ đồng, bằng 47,8% kế hoạch năm và tăng 2,0% so cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 bằng 48,6% và tăng 24,5%).

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 31/8/2024 bao gồm: vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 20,52 tỷ USD, tăng 7% so cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư FDI thực hiện tại Việt Nam tám tháng năm 2024 ước đạt 14,15 tỷ USD, tăng 8,0% so cùng kỳ năm trước.

Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 8/2024 ước đạt 101,3 nghìn tỷ đồng. Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 8 tháng năm 2024 ước đạt 1.335,6 nghìn tỷ đồng, bằng 78,5% dự toán năm và tăng 17,8% so cùng kỳ năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 8 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng, tăng 7,9% so cùng kỳ năm trước. Tính chung tám tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 4.148,4 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 10,3%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,3% (cùng kỳ năm 2023 tăng 8,0%).

Trong tháng 8, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 70,65 tỷ USD, tăng 0,8% so tháng trước và tăng 13,5% so cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8 sơ bộ đạt 37,59 tỷ USD, tăng 3,7% so tháng trước và tăng 14,5% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 265,09 tỷ USD, tăng 15,8% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 73,88 tỷ USD, tăng 21%, chiếm 27,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 191,21 tỷ USD, tăng 13,9%, chiếm 72,1%.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 8/2024 sơ bộ đạt 33,06 tỷ USD, giảm 2,4% so tháng trước và tăng 12,4% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 246,02 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 89,58 tỷ USD, tăng 19,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 156,44 tỷ USD, tăng 16,5%.

Cán cân thương mại hàng hóa tháng 8 sơ bộ xuất siêu 4,53 tỷ USD. Tính chung 8 tháng năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ xuất siêu 19,07 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 19,9 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15,7 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 34,77 tỷ USD.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2024 ổn định so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng 8 tăng 1,89% và so cùng kỳ năm trước tăng 3,45%. Bình quân 8 tháng năm 2024, CPI tăng 4,04% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,71%.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Pháp

Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp, chiều tối 5/10, theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Pháp tại Trung tâm Văn hoá Việt Nam, thủ đô Paris.

Việt Nam mong muốn đóng góp vì sự phát triển bền vững trong không gian Pháp ngữ

Việt Nam mong muốn đóng góp vì sự phát triển bền vững trong không gian Pháp ngữ

Nhân dịp dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp theo lời mời của Tổng thống Emmanuel Macron, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết đăng trên tạp chí Influences. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới độc giả bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Kho Vàng những điều giá trị

Kho Vàng những điều giá trị

Hoàn lưu của cơn bão số 3 đã để lại những hậu quả khốc liệt đối với tỉnh Lào Cai nói chung, huyện Bắc Hà và xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) nói riêng. Giữa lúc hoạn nạn, người dân vùng lũ Lào Cai đã nhận được sự chung tay, sẻ chia của cả cộng đồng. Loạt phóng sự "Kho Vàng - những điều giá trị" là những câu chuyện thấm đẫm tình người, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị chủ động ứng phó với thiên tai, để "không ai bị bỏ lại phía sau".

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Lào Cai báo công với Thủ tướng Chính phủ

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Lào Cai báo công với Thủ tướng Chính phủ

Tham luận tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với các doanh nhân, đại diện doanh nghiệp nhân dịp 20 năm ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), ông Nguyễn Huy Long, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh đã báo cáo kết quả hoạt động, bày tỏ nguyện vọng với Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí Thường trực Chính phủ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Paris tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Paris tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp

Kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ireland, khoảng 21 giờ 45 phút, ngày 3/10, theo giờ địa phương (2 giờ 45 phút giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay Orly, thủ đô Paris, tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp theo lời mời của Tổng thống Emmanuel Macron

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chứng kiến lễ trao văn kiện thỏa thuận hợp tác giữa các cơ quan, doanh nghiệp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chứng kiến lễ trao văn kiện thỏa thuận hợp tác giữa các cơ quan, doanh nghiệp

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Ireland, ngày 3/10, tại thủ đô Dublin, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã chứng kiến lễ trao văn kiện thỏa thuận hợp tác giữa các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Việt Nam và Ireland.

Nhiều ý kiến tham gia vào nội dung đề tài nghiên cứu khoa học của Đảng ủy Khối Cơ quan – Doanh nghiệp tỉnh

Nhiều ý kiến tham gia vào nội dung đề tài nghiên cứu khoa học của Đảng ủy Khối Cơ quan – Doanh nghiệp tỉnh

Ngày 3/10, Đảng ủy Khối Cơ quan – Doanh nghiệp tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tham gia ý kiến vào nội dung nghiên cứu các chuyên đề của Đề tài nghiên cứu khoa học “Giải pháp phát triển tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai”.

fbytzltw