Bão và áp thấp nhiệt đới sẽ diễn biến phức tạp trong thời gian tới

Từ nay đến hết năm 2023, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên khu vực biển Đông cũng như ảnh hưởng đến đất liền có khả năng thấp hơn với trung bình nhiều năm (TBNN). Bão hoạt động nhiều hơn trên Biển Đông từ tháng 8 - 10/2023 và giảm dần từ tháng 11/2023.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia cho biết, hiện tượng El Nino tiếp tục duy trì đến hết năm 2023 và có thể kéo dài đến nửa đầu năm 2024 với xác suất khoảng 90 - 95%.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia.
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia.

Dự báo tổng lượng mưa từ nay đến hết năm 2023 phổ biến có xu thế thấp hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN), mùa mưa ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng kết thúc sớm. Lượng mưa trong các tháng chính của mùa mưa tại Miền Trung (tháng 10 - 11) có khả năng thấp hơn TBNN, theo tổng hợp kết quả dự báo đến hiện tại cho thấy chưa có dấu hiệu mưa lớn cực đoan như năm 2020, năm 2021 ở khu vực miền Trung.

Từ nay đến hết năm 2023, số lượng bão và ATNĐ hoạt động trên khu vực biển Đông cũng như ảnh hưởng đến đất liền có khả năng thấp hơn TBNN (TBNN cả năm khoảng 11 - 13 cơn bão trên biển Đông và 5 - 7 cơn ảnh hưởng đến đất liền). Bão hoạt động nhiều hơn trên Biển Đông từ tháng 8 - 10/2023 và giảm dần từ tháng 11/2023.

Từ nay đến tháng 9/2023, số ngày nắng nóng sẽ tiếp tục xuất hiện nhiều hơn ở cả Bắc Bộ và Trung Bộ. Đặc biệt trong thời kỳ cao điểm của nắng nóng là từ tháng 7 ở Bắc Bộ cho đến hết tháng 8 ở Trung Bộ. Nhận định trong tháng 7, nắng nóng và nắng nóng gay gắt có thể kéo dài nhiều ngày trong nửa đầu tháng 7 ở Trung du, Đồng bằng Bắc Bộ và có thể kéo dài hơn ở Trung Bộ ra trong.

Nguy cơ hạn hán, thiếu hụt nguồn nước tiếp tục xảy ra cuối mùa lũ năm 2023

Các đợt lũ ở Bắc Bộ phổ biến tập trung vào tháng 7 - 9. Nguồn nước thấp hơn TBNN từ 30 - 50%, thấp hơn năm 2022. Đỉnh lũ trên các sông ở Bắc Bộ phổ biến báo động 1 - báo động 2, thấp hơn TBNN, mực nước cao nhất năm 2023 tại Hà Nội từ 6,5 - 7,5m (dưới báo động 1).

Nguy cơ cao xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong mùa khô năm 2023 - 2024, đặc biệt tình trạng xâm nhập mặn có thể diễn ra từ sớm vào cuối năm 2023, đầu năm 2024. Các địa phương ở Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng và khu vực Nam Bộ nói chung cần sớm có các biện pháp chủ động phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn cho mùa khô năm 2023 - 2024.

Trong tháng 7 - 9/2023, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nên độ cao sóng ở vùng biển ngoài khơi Đông Nam Bộ có thể đạt 2 - 4m và tại vùng biển ven bờ Cà Mau - Kiên Giang, sóng biển cao 1,5 - 2,5m (với xác suất trên 70%). Vùng ven biển các tỉnh khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ cần đề phòng sóng lớn kết hợp với nước dâng do ảnh hưởng của bão và ATNĐ từ tháng 7 - 9/2023, nguy cơ cao gây sạt lở bờ sông, bờ biển.

Từ nửa cuối tháng 6 đến tháng 9/2023, tại khu vực ven biển Đông Nam Bộ xuất hiện 5 đợt triều cường. Tuy nhiên, mực nước tại trạm Vũng Tàu (thuộc khu vực biển Đông Nam Bộ) trong các đợt triều cường ở mức dưới 4,15m. Do thời điểm này, khu vực ven biển Đông Nam Bộ không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nguy cơ ngập úng ở vùng trũng, thấp, khu vực ngoài đê bao ở mức thấp. Vùng ven biển Tây Nam Bộ khoảng từ cuối tháng 7/2023 và tháng 8/2023 cần đề phòng mực nước biển dâng cao bất thường gây sạt lở đê biển trong thời gian xuất hiện triều cường kết hợp sóng lớn trong thời gian gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh.

Từ tháng 10 - 12/2023, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, độ cao sóng ở khu vực Vịnh Bắc Bộ có thể đạt 2 - 4m, vùng biển ngoài khơi Trung Bộ sóng biển dao động khoảng 3 - 5m (với xác suất trên 70%).

Vùng ven biển khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ cần đề phòng sóng lớn kết hợp với nước dâng do ảnh hưởng của bão trong tháng 10 - 11/2023. Từ tháng 10 - 12/2023, khu vực ven biển Đông Nam Bộ xuất hiện 6 đợt triều cường ở mức cao: Đợt 1 từ ngày 1 - 4/10, đợt 2 từ ngày 16 - 18/10, đợt 3 từ ngày 28 - 31/10, đợt 4 từ ngày 14 - 17/11, đợt 5 từ ngày 25 - 29/11 và đợt 6 từ ngày 12 - 18/12. Các đợt triều cường này nếu trùng vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc có cường độ mạnh tràn xuống phía Nam, khu vực trũng, thấp ở cửa sông ven biển, vùng ven biển chịu ảnh hưởng của triều cường tại các tỉnh ven biển khu vực Đông Nam Bộ sẽ có nguy cơ ngập, lụt (với xác suất trên 70%).

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Ngày 22/11, tại thành phố Lào Cai, Cục Thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên hệ thống thông tin cơ sở.

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1/2025 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

fbytzltw