Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Bảo tồn ngôn ngữ các dân tộc thiểu số từ trường học

Bảo tồn ngôn ngữ các dân tộc thiểu số từ trường học

Giáo dục đa ngôn ngữ cho học sinh dân tộc thiểu số đang được một số trường học vùng cao Lào Cai chú trọng thực hiện, qua đó góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của văn hóa bản địa.

Tại thị xã Sa Pa, những tiết học tiếng Mông của học sinh tiểu học trên địa bàn được duy trì đều đặn 2 tiết học trong 1 tuần. Tại đây, các em được học chữ viết do giáo viên dân tộc Mông quê ở Sa Pa giảng dạy theo Chương trình song ngữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7-985-7234.jpg

Hiện nay, các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Sa Pa triển khai dạy tiếng Mông sẽ có một giáo viên là người địa phương có trình độ đại học sư phạm trực tiếp giảng dạy song song chữ viết và tiếng Mông. Với phương pháp dạy song ngữ, các trường dạy tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ thứ nhất, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai. Việc sử dụng hai ngôn ngữ được thực hiện linh hoạt, trong đó tiếng mẹ đẻ hỗ trợ việc học tiếng Việt, giúp học sinh hiểu được các khái niệm, thuật ngữ khó trong bài. Thời lượng sử dụng mỗi ngôn ngữ thay đổi theo từng khối lớp. Sự tác động hỗ trợ tự nhiên giữa 2 ngôn ngữ giúp học sinh tiếp thu được kiến thức và tiếp tục học lên cao với kết quả tốt hơn.

- Ông Nguyễn Trường Chinh -
Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sa Pa.

Ngoài chú trọng giáo dục đa ngôn ngữ cho học sinh, các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Sa Pa còn thực hiện hiệu quả việc duy trì những giờ học ngoại khóa về văn hóa truyền thống của người Mông; mặc trang phục truyền thống dân tộc Mông 2 buổi/tuần, từ đó tạo môi trường học tập gắn với bản sắc văn hóa dân tộc.

Thầy giáo Châu A Tầu, giáo viên tiếng Mông của Trường Tiểu học Hàm Rồng, thị xã Sa Pa cho biết: Thời gian đầu giảng dạy, tôi phải nghiên cứu, biên soạn thành bài riêng để học sinh dễ tiếp thu. Tôi luôn cố gắng sáng tạo đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng truyền thụ tiếng dân tộc, đồng thời lồng ghép giới thiệu văn hóa, phong tục, tập quán, các trò chơi dân gian... của các dân tộc thông qua các chương trình học chính khóa, ngoại khóa, các hoạt động tập thể.

Toàn trường có 99% học sinh dân tộc Mông, bản tính của các em vốn rất nhút nhát. Nhờ chương trình giáo dục song ngữ dựa trên cơ sở tiếng mẹ đẻ, học sinh lớp 1 - 2 tự tin giao tiếp hơn. Bên cạnh việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, chương trình giáo dục song ngữ còn cải thiện chất lượng và hiệu quả giáo dục dân tộc, đồng thời bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.

- Cô giáo Trần Thị Thoa -
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hàm Rồng, thị xã Sa Pa.

Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Bảo Thắng là trường học đầu tiên của tỉnh Lào Cai thành lập Câu lạc bộ dạy tiếng mẹ đẻ, chữ viết cho học sinh. Mỗi tuần 1 lần, với “giáo trình” tự biên soạn qua tìm hiểu thực tế kết hợp sưu tầm và tham khảo trên internet, các em trong câu lạc bộ sẽ bàn chủ đề cho buổi sinh hoạt định kỳ, như giao tiếp cơ bản, vật dụng trong gia đình, một số hoạt động hằng ngày… Sau những buổi sinh hoạt định kỳ của câu lạc bộ, học sinh thường xuyên giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ mẹ đẻ; trau dồi, học hỏi lẫn nhau, làm phong phú hơn vốn từ của mình. Ngoài ra, câu lạc bộ còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính cộng đồng tại các buổi sinh hoạt nội trú, sinh hoạt tập thể đầu tuần, các ngày lễ lớn… để học sinh có cơ hội thực hành tiếng mẹ đẻ và tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc.

Phạm Duy Khương, học sinh lớp 11B chia sẻ: Càng tìm hiểu, em càng thấy yêu tiếng Tày của mình. Ngoài tham gia câu lạc bộ, trong sinh hoạt hằng ngày, chúng em sử dụng tiếng Tày nhiều hơn, khi về nhà cũng giao tiếp với bố mẹ bằng tiếng Tày. Không chỉ dạy tiếng nói, chữ viết, câu lạc bộ còn lồng ghép dạy những làn điệu dân ca Tày, đàn tính, điệu Then rất thú vị.

Giờ đây, học sinh trong trường đã mạnh dạn giao tiếp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ trong quá trình học tập, tham gia câu lạc bộ và trong sinh hoạt hằng ngày với các bạn cùng dân tộc. Câu lạc bộ đã tổ chức kiểm tra, khảo sát kết quả học tập giai đoạn 1 đối với 37/37 học sinh, các em đều đạt kỹ năng viết và nói. Trong năm học 2024 - 2025, nhà trường tổ chức rà soát số học sinh tuyển mới của 3 dân tộc (Mông, Dao, Tày) để bổ sung vào các lớp, câu lạc bộ dạy tiếng mẹ đẻ, chữ viết cho học sinh dân tộc thiểu số. Đồng thời, tăng cường luyện viết câu và đoạn văn, tập trung rèn kỹ năng nói thông qua giao tiếp giữa các học sinh trong câu lạc bộ, lớp học và nơi sinh hoạt cộng đồng. Bên cạnh đó, nhà trường định hướng mở rộng thêm dạy tiếng mẹ đẻ cho học sinh người Nùng.

- Cô giáo Trần Thị Phương Lan -
Phó Hiệu trưởng Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Bảo Thắng.

Tỉnh Lào Cai hiện có khoảng 70% học sinh là người dân tộc thiểu số. Nhằm phát triển giáo dục dân tộc, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Lào Cai đã chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh dân tộc hằng năm; hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với tình hình địa phương, sát đối tượng học sinh. Tại thị xã Sa Pa và các huyện Bắc Hà, Mường Khương và Si Ma Cai đã có gần 20 trường phổ thông áp dụng việc dạy tiếng Mông như môn học chính khóa. Thông qua đó đã giúp học sinh thêm yêu quý, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình trong cuộc sống.

Một số trường học còn tổ chức câu lạc bộ phát thanh măng non bằng tiếng Việt - Mông; mời nghệ nhân đến dạy học sinh các bài hát, ca dao, bài khèn, các phong tục, tập quán; tổ chức cho học sinh tham gia các lễ hội của người dân tộc và chia sẻ lại bằng 2 ngôn ngữ; trang trí trường lớp, treo khẩu hiệu song ngữ... Nhiều trường học còn có phòng truyền thống, phòng nghệ thuật giới thiệu các sản phẩm văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó góp phần bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số trong trường học.

6-8506.png

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo giải đáp thắc mắc về thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo giải đáp thắc mắc về thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học năm 2025

Năm 2025 là cột mốc đặc biệt khi những học sinh đầu tiên học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Nhiều điểm mới trong công tác tổ chức thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học năm 2025 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý, giải đáp kịp thời.

Yếu tố quan trọng khi lựa chọn ngành nghề

Yếu tố quan trọng khi lựa chọn ngành nghề

2025 là năm đầu tiên học sinh thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều thay đổi về nội dung thi, kéo theo những thay đổi nhất định trong quá trình tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Hơn 1.200 học sinh được trang bị kiến thức phòng cháy, chữa cháy

Hơn 1.200 học sinh được trang bị kiến thức phòng cháy, chữa cháy

Chiều 15/3, Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai đã phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn, Công an tỉnh Lào Cai thực hiện thành công chương trình tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đợt 1 năm 2025 cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và 1.215 học sinh của trường.

Tôn vinh tiếng Việt: Dấu ấn thiêng liêng nhắc nhở về cội nguồn

Tôn vinh tiếng Việt: Dấu ấn thiêng liêng nhắc nhở về cội nguồn

Đã thành thông lệ, cứ vào chiều thứ Hai hằng tuần, sau buổi học chính tại trường, nhiều bạn nhỏ gốc Việt tại Australia lại háo hức đến lớp của cô giáo - Tiến sĩ Trần Hồng Vân, Hiệu trưởng trường Việt ngữ Vietschool, để học tiếng Việt. Những ánh mắt lấp lánh niềm vui, những tiếng đánh vần, giọng đọc tuy còn ngọng nghịu, nhưng đối với các em, đó là cả một sự nỗ lực và say mê.

Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm

Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm

Đối với những vị trí việc làm không bố trí được người làm việc mà phải phân công giáo viên kiêm nhiệm thì nhà trường được sử dụng tiết dạy để làm công việc đó. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm một số vị trí việc làm khác tại các trường học đã được quy định cụ thể, áp dụng thực hiện từ ngày 22/4/2025.

fb yt zl tw