Bão số 3 có thể mạnh tới cấp siêu bão, khi nào đổ bộ vào đất liền?

Bão số 3 có cường độ rất mạnh, có thể mạnh cấp 15, giật trên cấp 17. Dự báo khoảng chiều tối 7/9, bão đổ bộ vào đất liền Bắc Bộ.

Chiều 4/9, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) Lê Minh Hoan, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, đã chủ trì cuộc họp ứng phó với bão số 3 (tên quốc tế bão Yagi).

Dự báo vị trí và hướng di chuyển của bão số 3. Nguồn: Hệ thống giám sát thiên tai
Dự báo vị trí và hướng di chuyển của bão số 3. Nguồn: Hệ thống giám sát thiên tai

Tại cuộc họp, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết đến 14 giờ chiều nay, bão số 3 còn cách đảo Hải Nam 710 km, cường độ cấp 12, giật cấp 15. Như vậy sau 24 giờ kể từ khi bão vào Biển Đông, bão đã tăng 4 cấp.

Theo ông Khiêm, hiện trên Biển Đông đang có nhiều điều kiện để tạo thuận lợi cho bão mạnh lên. Các dự báo đều nhận định bão tiếp tục mạnh lên khi đến gần đảo Hải Nam (Trung Quốc).

"Các dự báo quốc tế nhận định bão sẽ còn tiếp tục mạnh lên cấp 16, thậm chí cao hơn. Việt Nam cũng nhận định bão sẽ mạnh lên cấp 15. Khi đạt cấp siêu bão sẽ gây ra nhiều tác động, khi đó có thể phải điều chỉnh lại các phương án phòng chống thiên tai" - ông Khiêm nói.

Theo cơ quan khí tượng, khoảng đêm 6/9, bão vào Vịnh Bắc Bộ ở cấp 12-13, giật cấp 15. Vùng ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có gió mạnh cấp 10-11, giật cấp 12. Từ ngày 7 đến ngày 9/9, sẽ có mưa lớn ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, với lượng mưa dự báo đến 200-300 mm, có nơi trên 500 mm. Nguy cơ rất cao ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.

Ông Khiêm cho biết một khả năng khác là bão lệch lên phía bắc, đi dọc ven biển Quảng Tây (Trung Quốc) thì những tác động về mưa, gió sẽ giảm hơn. Tuy vậy, kịch bản này ít có khả năng hơn.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp với đại diện các bộ, ngành, địa phương về việc triển khai giải pháp ứng phó với bão số 3.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp với đại diện các bộ, ngành, địa phương về việc triển khai giải pháp ứng phó với bão số 3.

Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia nhận định bão số 3 tương tự với bão Kalmaegi năm 2014, bão Talim năm 2023.

Về tác động gió mạnh, trong ngày hôm nay (4/9), bão số 3 tiếp tục gây gió mạnh cấp 11-13, giật cấp 16 ở vùng biển Bắc Biển Đông. Từ ngày 5 đến 6/9, bão duy trì cường độ mạnh 14-15, giật cấp 17 ở vùng gần tâm bão.

Từ đêm 6/9, vùng biển ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô) có gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 giật cấp 15. Từ trưa và chiều 7/9 vùng biển ven bờ khu vực từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh có gió mạnh cấp 10-11.

Trên đất liền, từ gần trưa và chiều 7/9, từ Quảng Ninh - Hà Tĩnh, trong đó Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình là 5 tỉnh/thành phố dự báo chịu tác động của bão mạnh nhất, gió vùng ven biển gần tâm bão có thể lên tới cấp 9-11, giật cấp 13 (nếu bão đi lệch bắc thì tác động yếu hơn).

Nhận định về sóng biển trong bão số 3, khu vực Bắc Biển Đông sóng cao 7-9 m, sau tăng 9-11 m. Ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ (Bao gồm Bạch Long Vĩ, Cô Tô) sóng cao từ 5-7 m. Từ chiều ngày 6/9, sóng bắt đầu cao trên 3 m. Vùng biển ven bờ Quảng Ninh-Nghệ An từ 3-5 m.

Báo cáo về công tác ứng phó bão, ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT), cho biết theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, đã kiểm đếm, hướng dẫn cho hơn 50.000 tàu cá với hơn 200.000 người, trong đó có 557 tàu/hơn 3.000 người đang hoạt động tại khu vực Bắc Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa (khu vực nguy hiểm). Các phương tiện đã nhận được thông tin và đang di chuyển tránh trú.

Các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định dự kiến sẽ cấm biển từ ngày 6/9. Ngoài ra, khu vực ven biển, trên biển các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Nghệ An hiện có 49.380 ha, 19.144 lồng, bè và 3.806 chòi canh nuôi thủy sản. Nguy cơ rất cao bị thiệt hại khi bão vào vịnh Bắc Bộ với cường độ cấp 12-13, giật cấp 16.

Theo nld.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Siết quản lý giám định pháp y tâm thần, quy trách nhiệm người đứng đầu

Siết quản lý giám định pháp y tâm thần, quy trách nhiệm người đứng đầu

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm quy định pháp luật, không để xảy ra tiêu cực trong giám định và điều trị bắt buộc bệnh tâm thần. Công điện nhấn mạnh trách nhiệm người đứng đầu và tăng cường ứng dụng công nghệ, đảm bảo minh bạch trong hoạt động chuyên môn.

Nghệ thuật - cánh cửa mở ra thế giới của trẻ khuyết tật

Nghệ thuật - cánh cửa mở ra thế giới của trẻ khuyết tật

Không cần lời nói, không cần kỹ thuật, những đứa trẻ khuyết tật đã kể câu chuyện của mình bằng những nét vẽ đầy cảm xúc trong triển lãm Children Art Exhibition 2025 đang diễn ra tại TP Hồ CHí Minh. Ở đó, nghệ thuật không còn là đích đến thẩm mỹ, mà là cánh cửa đầu tiên, cũng có khi là duy nhất để các em bước ra thế giới, để xã hội nhìn vào và thấu hiểu. 

Bước chuyển trong thực hiện chính sách dân số

Bước chuyển trong thực hiện chính sách dân số

Ngày 11/7 hằng năm được lựa chọn là Ngày Dân số thế giới nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về các vấn đề dân số. Ngày Dân số thế giới năm 2025 có chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”, nhằm đẩy mạnh nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản.

Tên gọi mới từ lòng dân

Tên gọi mới từ lòng dân

Sau khi thực hiện chủ trương vận hành chính quyền địa phương hai cấp, người dân băn khoăn về sự trùng lặp tên gọi của các thôn, tổ dân phố. Vì vậy, các xã, phường trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã triển khai lấy ý kiến nhân dân về phương án đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố sau hợp nhất.

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Kỳ vọng từ gia đình và nhà trường ngày một lớn, nhiều học sinh đã và đang rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài, mất động lực học tập, thậm chí có dấu hiệu trầm cảm, rối loạn lo âu. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không có sự thay đổi từ gia đình và nhà trường, hệ lụy tâm lý ở học sinh sẽ ngày càng nghiêm trọng.

fb yt zl tw