Loạt giám đốc xộ khám do 'dính' tới Công ty Việt Á và sai phạm đấu thầu

Hàng loạt Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) và Sở Y tế các địa phương "xộ khám" khi nhận tiền, quà từ Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á và vi phạm về đấu thầu mua sắm thiết bị y tế.

"Trái đắng" từ "món quà" của Việt Á

Cuối tháng 12/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03-Bộ Công an) khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty Việt Á và hàng loạt các bị can liên quan trong vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; đưa, nhận hối lộ xảy ra tại Công ty Việt Á và các địa phương liên quan. 

Theo Cơ quan điều tra Bộ Công an, kết quả điều tra bước đầu xác định ông Phan Quốc Việt, tổng Giám đốc Công ty Việt Á, đã "bắt tay" với các đối tác nâng khống giá kit test Covid-19 lên khoảng 45%, số tiền Việt Á thu về trong vụ này là trên 500 tỷ đồng. Đáng chú ý, theo lời khai của bị can Việt, số tiền chi "hoa hồng" cho các "đối tác" là gần 800 tỷ đồng.

Sau gần nửa năm khởi tố vụ án, hàng loạt giám đốc CDC các tỉnh bị khởi tố, bắt tạm giam đều liên quan đến Công ty Việt Á. Giám đốc CDC đầu tiên bị khởi tố là ông Phạm Duy Tuyến (tỉnh Hải Dương); sau đó, C03 Bộ Công an và Công an các địa phương khởi tố loạt các giám đốc CDC các tỉnh Bắc Giang, Bình Dương, Nghệ An... 

Phan Quốc Việt (trái) và Phạm Duy Tuyến bị khởi tố đầu tiên trong vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á. Ảnh: Bộ Công an
Phan Quốc Việt (trái) và Phạm Duy Tuyến bị khởi tố đầu tiên trong vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á. Ảnh: Bộ Công an

Các giám đốc CDC bị khởi tố gồm: Nguyễn Văn Định (tỉnh Nghệ An); Nguyễn Thành Danh (Bình Dương); Lâm Văn Tuấn (Bắc Giang); Hoàng Văn Đức (Thừa Thiên - Huế); Nguyễn Văn Sáu (Bình Phước); Đỗ Đức Lưu (Nam Định); Nguyễn Trần Tuấn (Hà Giang); Nguyễn Văn Lành (Hậu Giang). Ngoài ra, Công an tỉnh Cà Mau cũng khởi tố vụ án vi phạm quy định đấu thầu xảy ra tại CDC tỉnh này vì liên quan vụ Việt Á. 

Ngoài ra, các cán bộ tại Bộ Y tế, Bộ KH&CN cũng bị khởi tố liên quan Công ty Việt Á gồm: Nguyễn Minh Tuấn, nguyên Vụ trưởng vụ trang thiết bị và công trình y tế, Bộ Y tế; Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Kế hoạch tài chính Bộ Y tế; Trịnh Thanh Hùng, Vụ phó Khoa học và công nghệ các ngành khoa học kĩ thuật, Bộ KH&CN. 

Theo Bộ Công an, kết quả điều tra bước đầu cho thấy, bị can Phan Quốc Việt và các đối tượng là lãnh đạo chủ chốt Công ty Việt Á khai nhận quá trình kinh doanh và tiêu thụ kit test xét nghiệm Covid-19 do Công ty Việt Á sản xuất, lợi dụng tính cấp bách về nhu cầu test Covid-19 của các địa phương trên cả nước, sản phẩm kit test Covid-19 thuộc danh mục được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn nên Phan Quốc Việt đã chủ động cung ứng thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế trước cho các Bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố sử dụng. 

Để thu lợi nhuận bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, bị can Phan Quốc Việt và các đối tượng của Công ty Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá xác định giá bán là 470.000 đồng/kit; thỏa thuận và chi tiền % hợp đồng cho lãnh đạo Bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố trong quá trình cung cấp sản phẩm. 

Riêng với CDC Hải Dương, thông qua 5 hợp đồng với tổng giá trị 151 tỷ đồng, Phan Quốc Việt đã chi tiền % ngoài hợp đồng cho ông Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương với số tiền gần 30 tỷ đồng. Ngoài ông Tuyến, hàng loạt Giám đốc CDC các tỉnh đều bị bắt vì nhận quà của Việt Á. 

Loạt lãnh đạo Sở Y tế "xộ khám" vì sai phạm đấu thầu

Trong giai đoạn 2021-2022, hàng loạt lãnh đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố bị khởi tố, bắt tạm giam vì liên quan đến sai phạm đấu thầu. Cụ thể, hàng loạt các lãnh đạo Sở Y tế các tỉnh, TP như Cần Thơ, Đồng Nai, Tây Ninh, Sơn La... bị khởi tố vì tội danh nêu trên. 

Mới đây nhất, vào ngày 17/5, Cơ quan CSĐT (C03-Bộ Công an) khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với ông Hoa Công Hậu (60 tuổi), cựu Giám đốc Sở Y tế Tây Ninh để điều tra về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ông Hậu, có 8 bị can khác thuộc Sở Y tế và công ty liên quan bị khởi tố. 

Theo Bộ Công an, các bị can trên đã có hành vi vi phạm các quy định về bảo đảm tính công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu, gây hậu quả nghiêm trọng tài sản nhà nước.

Ngày 29/4, Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố, lệnh bắt tạm giam ông Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, nguyên giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai. Cơ quan điều tra cũng ra quyết định khởi tố bị can, lệnh truy nã đối với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty AIC. 

Lãnh đạo Sở Y tế Đồng Nai bị bắt liên quan đến vụ án hình sự Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế và các đơn vị liên quan.  Cơ quan điều tra xác minh dấu hiệu sai phạm trong việc thực hiện đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế tại dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.

Kết quả điều tra đến nay xác định dự án trên được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt điều chỉnh đầu tư năm 2010 với tổng mức đầu tư 1.904 tỷ đồng, giao Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai làm chủ đầu tư. 

Trong quá trình lập hồ sơ điều chỉnh dự án, hồ sơ đấu thầu 12 gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế thuộc dự án trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2015, các nhân sự thuộc chủ đầu tư và các đơn vị liên quan đã thông đồng, nâng khống giá trị trang thiết bị trong điều chỉnh tổng mức đầu tư và giá gói thầu, thông thầu, gian lận trong đấu thầu, vi phạm nghiêm trọng Luật Đấu thầu để Công ty AIC trúng 12 gói thầu với tổng giá trị 476,87 tỷ đồng, gây thiệt hại tài sản nhà nước, bước đầu xác định là 152 tỷ đồng. 

Đầu năm 2021, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cùng lúc khởi tố bị can đối với Giám đốc và cựu Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ để điều tra về tội vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Cao Minh Chu, Giám đốc và bà Bùi Thị Lệ Phi, nguyên Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ bị khởi tố để điều tra hành vi nêu trên. 

Theo Bộ Công an, nguyên Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ Bùi Thị Lệ Phi và các bị can trên đã có hành vi không công bằng, minh bạch trong đấu thầu gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của Nhà nước.

vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Còn khó xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Còn khó xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ, giả nhãn hiệu. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử phát triển mạnh, nhiều vụ việc vi phạm vẫn tiếp tục xuất hiện với quy mô lớn và ngày càng tinh vi, khiến công tác đấu tranh gặp không ít khó khăn.

Nghiên cứu quy định trừ điểm giấy phép lái xe

Nghiên cứu quy định trừ điểm giấy phép lái xe

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đa số đại biểu nhất trí với dự thảo luật là cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; một số đại biểu đề nghị, đưa ra mức giới hạn thấp nhất về nồng độ cồn.

Đánh sập đường dây cho vay nặng lãi xuyên quốc gia

Đánh sập đường dây cho vay nặng lãi xuyên quốc gia

Với “vỏ bọc” các công ty hoạt động trong lĩnh vực cho vay tài chính, Katerynchyk Roman (sinh năm 1986, Quốc tịch Ukraine) cùng đồng bọn đã dụ dỗ hàng nghìn khách hàng cho vay nặng lãi hàng tỷ đồng. Với quyết tâm phá án, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an vất vả nhiều tháng ròng đeo bám và triệt phá đường dây cho vay nặng lãi với thủ đoạn ranh ma, tinh vi trên.

Kiến nghị xử lý mất an toàn trên tuyến đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi Sa Pa

Kiến nghị xử lý mất an toàn trên tuyến đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi Sa Pa

Vẫn còn nhiều người đi xe máy ngược chiều trên tuyến đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi Sa Pa, hay cả đoạn đường dài hơn 13 km xuống dốc liên tục trên tuyến đường mới nhưng không có đường lánh nạn cho phương tiện lưu thông, đó là những nguyên nhân khiến nguy hiểm rình rập, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên tuyến đường.

Nhận diện "bẫy trực tuyến" nguy hiểm

Nhận diện "bẫy trực tuyến" nguy hiểm

Liên tục trong thời gian qua, nhiều người dân bị sập bẫy các kẻ lừa đảo trên mạng, bị chiếm quyền quản lý và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, chứng khoán. Giới chuyên gia nhìn nhận, những vụ lừa đảo diễn ra ngày càng tinh vi, chiếm đoạt số tiền càng lớn, trong đó nhiều nạn nhân mất từ hàng trăm triệu đến hàng chục tỷ đồng.

Cảnh giác với các cuộc điện thoại thông báo "phạt nguội"

Cảnh giác với các cuộc điện thoại thông báo "phạt nguội"

Thời gian gần đây, cơ quan Công an nhận được phản ánh của người dân về việc mình nhận được các cuộc điện thoại, hoặc tin nhắn xưng là Cảnh sát giao thông thông báo nộp phạt nguội. Tình trạng này lặp lại nhiều lần gây hoang mang và bức xúc trong một bộ phận người dân.

fb yt zl tw