“Các quy định về xây dựng Đảng đang đặt trọng tâm vào công tác cán bộ”

Các quy định Đảng ban hành từ sau Đại hội XIII đến nay cho thấy, công tác cán bộ là trọng tâm để xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ: “Trong những năm tới, phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”. Quan điểm, chủ trương này đã được Đảng chứng minh bằng thực tế, là từ sau Đại hội XIII, nhiều quy định, chỉ thị, kết luận để tăng cường công tác xây dựng chỉnh đốn đảng về nhiều mặt đã được Đảng ban hành.

Một số quy định nổi bật có thể điểm ra, như Quy định 22 về kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; Quy định 24 về thi hành điều lệ Đảng, Quy định 37 về những điều đảng viên không được làm, Quy định 41 về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, Kết luận 21 về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", Kết luận 14 về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung…

PGS.TS Lê Văn Cường
PGS.TS Lê Văn Cường

Việc hoàn thiện các quy định, kết luận của Đảng đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, theo đánh giá của PGS.TS Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, là tất yếu và rất cần thiết cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, phù hợp với sự vận động của xã hội.

Đảng ban hành, cập nhật, bổ sung những quy định mới là cần thiết, tất yếu

PVCó thể thấy, từ sau Đại hội XIII, Đảng ban hành nhiều quy định, kết luận về xây dựng, chỉnh đốn Đảng?

PGS.TS Lê Văn Cường: Trong văn kiện Đại hội XIII đã nêu rõ tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đến đảng viên và quần chúng nhân dân phải thực hiện đồng bộ nhiều việc.

Thứ nhất là nhận thức. Bởi thực tế lâu nay có thể thấy nếu chỉ nhận thức không thôi thì chưa đủ, rất nhiều cán bộ đảng viên vi phạm khi hỏi về nhận thức có biết không, họ đều khẳng định biết. Nhưng quan trọng là nhận thức phải đi tới hành động. Đặc biệt, Đại hội XIII còn yêu cầu phải gắn nhận thức cùng với trách nhiệm, với quyết tâm chính trị, tức là phải quyết tâm làm. Đã nhận thức được rồi, thì phải làm, phải có trách nhiệm, có quyết tâm, đừng thấy khó, thấy khổ mà không làm. Cũng giống như đánh giá về công tác cán bộ, đây là khâu khó, nhưng không thể khó là không làm. Thực tế, nhiều người, nhiều nơi thấy khó không làm, thành ra tự dưng công tác này bị đánh giá là khâu yếu.

Thứ hai là phải hoàn thiện các quy chế, quy định. Xây dựng nhà nước pháp quyền mà không có quy định của pháp luật thì không bắt người ta làm được, cũng giống như câu chuyện trong Đảng, phải có các quy định cụ thể để yêu cầu đảng viên làm theo, tuân theo, chứ không thể mập mờ, có thể hiểu theo nhiều nghĩa.

Đơn cử, như quy trình công tác cán bộ trước đây là 3 bước, giờ là 5 bước, như thế, nơi nào làm theo 3 bước là làm sai, làm thiếu; chỗ nào vi phạm quy trình 5 bước là làm ẩu, làm tắt là sai; hoặc ghét bỏ, trù dập từ 5 bước nhưng làm thành 6, 7 bước là làm sai.

Hay như vừa rồi Quy định 37 được ban hành thay cho Quy định 47 về những điều đảng viên không được làm. Trước đó, ở nhiệm kỳ Đại hội XI, Quy định 47 được ban hành thay cho Quy định 115. Nhưng đến Đại hội XII, Đảng thấy rằng về cơ bản, Quy định 47 vẫn phù hợp, chưa cần sửa nên giữ nguyên. Nhưng sang nhiệm kỳ XIII, đứng trước những thay đổi, rất nhiều nội dung ở Quy định 47 lại không còn phù hợp, đã bị thực tiễn vượt qua. Trong khi đó, nhiều “lỗ hổng” là những biểu hiện, hành vi, vi phạm mới chưa được dự liệu ở Quy định 47 như vấn đề đảng viên mang 2 quốc tịch, đảng viên mua bán, sang nhượng, đăng ký tài sản ở nước ngoài…

Những quy định, kết luận mới của Đảng được ban hành có thể hiểu là cách Đảng ta cập nhật, bổ sung “công cụ” để lấp các lỗ hổng, bịt các khe hở lại không để những người có dụng ý không tốt lợi dụng. Thực chất là những gì chúng ta đã làm tốt thì làm cho tốt hơn, những cái chưa tốt thì khắc phục, cái gì chưa có thì đưa quy định vào để điều chỉnh. Đó là sự tất yếu và rất cần thiết cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, phù hợp với sự vận động không ngừng của lịch sử xã hội.

Thứ ba là tổ chức thực hiện cho tốt. Chúng ta có quy định nhưng có nơi, có lúc, việc chấp hành không nghiêm, tổ chức thực hiện không tốt. Vì thế, vấn đề mấu chốt nằm ở việc phải kiểm tra, giám sát việc chấp hành.

Cần chấp nhận thực tế có những vấn đề không thể dự liệu được hết

PVViệc hoàn thiện các quy định về xây dựng chỉnh đốn Đảng từ sau Đại hội XIII đến nay, đã đủ rộng, đủ lớn để lấp được những “lỗ hổng” như ông đề cập ở trên?

PGS.TS Lê Văn Cường: Như tôi đã nói ở trên, về lý thuyết, việc ban hành, cập nhật, bổ sung những quy định mới là việc tất yếu và rất cần thiết trong công tác lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo. Bởi thực tiễn luôn vận động. Giống như công tác phòng chống dịch thời gian qua, chúng ta đã “vỡ” ra nhiều điều, có những vấn đề chưa từng có tiền lệ. Đơn giản như câu chuyện thế nào là thiết yếu và không thiết yếu, đúng là rất khó có thể giải thích. Nhưng rõ ràng câu chuyện trong công tác phòng chống dịch đã đặt ra rất nhiều bài toán, dạng toán mà chúng ta phải cập nhật và tìm lời giải. Mặc dù luật hay quy định cũng đều mang tính dự liệu nhưng chúng ta cũng cần chấp nhận thực tế rằng bao giờ cũng bị chi phối bởi hoàn cảnh lịch sử, nên có những vấn đề không thể dự liệu được hết.

Tuy nhiên, có thể tự tin nói rằng, về cơ bản là khá đầy đủ và đồng bộ. Nhưng cũng phải chấp nhận trong khi thực tế vận động, biến chuyển, sẽ lại xuất hiện những khe hở, lỗ hổng. Cho nên, nghĩ ra những quy định, quy chế đôi khi không thể tính toán hết, nên sẽ tiếp tục phải cập nhật, bổ sung. Đó là bình thường.

“Các quy định về xây dựng Đảng đang đặt trọng tâm vào công tác cán bộ” ảnh 2
3 khoá liên tục - Đại hội XI, XII, XIII đều chọn Hội nghị Trung ương 4 là hội nghị đầu mỗi khoá để bàn về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. (Ảnh: Ngọc Thành)

PVTheo ông cần làm gì để phát huy “công dụng” những quy định, quy chế hiện có trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng?

PGS.TS Lê Văn Cường: Trước mắt, điều tôi muốn nhấn mạnh là, trên cơ sở những quy định, quy chế hiện có, phải tổ chức thực hiện cho tốt, đặc biệt là kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Đảng ta đã quán triệt quan điểm của Bác: không kiểm tra coi như không lãnh đạo. Qua hàng loạt vụ việc xảy ra vừa rồi, nhiều cán bộ đảng viên, tổ chức đảng bị kỷ luật, có một việc cần suy nghĩ. Thực ra những sai phạm ấy không phải mới xảy ra, nhiều việc xảy ra từ nhiều nhiệm kỳ trước, và đó chính là kết quả của việc thiếu kiểm tra, giám sát, thiếu đôn đốc. Hay trực tiếp những người vi phạm, bản chất khi được đề bạt, bổ nhiệm chưa chắc đã sai ngay, nhưng không chịu nổi sức ép, cám dỗ nên mới dẫn tới suy thoái, sa ngã, cái gốc là suy thoái đạo đức, làm gì cũng chỉ nghĩ đến mình, không nghĩ đến lợi ích chung, dẫn tới là làm trái, làm sai, làm liều, làm ẩu.

Cùng với đó là vấn đề nêu gương. Toàn bộ đảng viên phải nêu gương, trước hết là người đứng đầu, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương nêu gương thì những tấm gương sáng đó sẽ tạo ra sức lan tỏa, dâng lên thành phong trào, lúc đó chúng ta không phải chạy theo để “dập” mà phòng là chính, chủ động tiến công

PVĐể thực hiện hiệu quả việc xây dựng chỉnh đốn Đảng, cần chú trọng xây dựng mặt nào, thưa ông?

PGS.TS Lê Văn Cường: Trước đây, nói xây dựng Đảng là xây dựng 3 mặt truyền thống: xây dựng đảng về chính trị, về tư tưởng và về tổ chức. Đại hội XII có bổ sung thêm xây dựng đảng về đạo đức. Đến Đại hội XIII xác định xây dựng đảng về 5 mặt: chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ.

Về lý thuyết, để tạo sức mạnh tổng hợp, phải thực hiện đồng bộ cả 5 nội dung này. Tuy nhiên, theo tôi, khâu đột phá, mấu chốt là vấn đề cán bộ. “Cán bộ là gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém”, Bác đã dạy thế. Và một trong những trọng tâm của Đại hội XIII là tách vấn đề cán bộ ra một khâu, trong Báo cáo xây dựng Đảng còn nói “cán bộ là then chốt của then chốt”.

Các quy định của Đảng được ban hành thời gian qua tổng thể đã bao phủ cả 5 mặt xây dựng Đảng, tuy nhiên trọng tâm mấu chốt vẫn tập trung vào cán bộ. Điển hình như Quy định 37 thay cho Quy định 47 về những điều đảng viên không được làm, Quy định 41 về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ hay Kết luận 14 về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.

PV: Xin cảm ơn ông.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bản sắc không thể mập mờ, lịch sử không thể xuyên tạc

Bản sắc không thể mập mờ, lịch sử không thể xuyên tạc

Thời gian gần đây, bám vào một số sự kiện văn hóa, văn học nghệ thuật (VHNT) gây ồn ào trên không gian mạng, nhiều phương tiện truyền thông phát tiếng Việt ở hải ngoại và các tài khoản cá nhân trên mạng xã hội có tư tưởng thù địch ra sức cổ xúy cho cái gọi là “nói khác”, “nói ngược”...

Chế độ một Đảng cầm quyền không phải nguyên nhân của tham nhũng

Chế độ một Đảng cầm quyền không phải nguyên nhân của tham nhũng

Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) tại Việt Nam những năm gần đây đã đạt kết quả quan trọng, tạo cơ sở, nền tảng vững chắc trong xây dựng hệ thống chính trị, môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh, củng cố được niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ, được quốc tế đánh giá cao.

Hiệu quả từ “tự soi, tự sửa” ở Đảng bộ Quân sự tỉnh

Hiệu quả từ “tự soi, tự sửa” ở Đảng bộ Quân sự tỉnh

Tự phê bình và phê bình là nguyên tắc sinh hoạt đảng, là quy luật phát triển Đảng.  Nhận thức sâu sắc điều đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Quân sự tỉnh Lào Cai đặc biệt coi trọng thực hiện công tác kiểm điểm tự phê bình và phê bình “tự soi, tự sửa”.

"Lá chắn thép" bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022: "Lá chắn thép" bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 do Quốc hội ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng để quyền làm chủ của Nhân dân được thực hiện tốt hơn tại cơ sở, góp phần đập tan mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, được ví như “lá chắn thép” bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân.

Nguy hại từ sự thờ ơ, vô cảm của cán bộ, công chức

Nguy hại từ sự thờ ơ, vô cảm của cán bộ, công chức

Trong khi dư luận nói nhiều đến tình trạng cán bộ, công chức sợ trách nhiệm, không dám làm khiến hàng loạt công việc đình trệ thì một hiện tượng khá phổ biến và cũng là “trọng bệnh” của đội ngũ cán bộ, công chức, đó là tâm lý, thái độ thờ ơ, vô cảm với công việc, nhất là giải quyết công vụ. Đây là vấn đề đáng lo ngại bởi những hệ lụy mà nó gây nên.

Tư tưởng "một người làm quan..." đẩy cán bộ vào sa ngã, vi phạm

Tư tưởng "một người làm quan..." đẩy cán bộ vào sa ngã, vi phạm

Lâu nay, ai cũng phê phán, bức xúc với những cán bộ, đảng viên tham nhũng, tiêu cực, vì như thế là thoái hóa biến chất, không xứng đáng là "công bộc” và “đầy tớ của nhân dân". Thế nhưng, ở chiều ngược lại, ít ai nhận ra có thể chính mình cũng vô tình góp phần "đẩy" những người thân quen là cán bộ, đảng viên trượt vào vi phạm, tham nhũng, lợi dụng chức quyền...

Bài cuối: Xây dựng đội ngũ kế cận vững chắc

Tự hào đảng viên “gen Z” Bài cuối: Xây dựng đội ngũ kế cận vững chắc

LCĐT - Xác định phát triển đảng viên trẻ, nhất là đảng viên “gen Z” là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm tăng cường sức chiến đấu và bảo đảm tính kế cận vững chắc, liên tục của Ðảng, trong những năm qua, Đảng bộ tỉnh đặc biệt quan tâm công tác phát triển đảng viên trong đội ngũ thanh niên, học sinh, sinh viên.

Không thể phủ nhận tinh thần quốc tế của Việt Nam

Không thể phủ nhận tinh thần quốc tế của Việt Nam

Trong khi dư luận đánh giá cao việc Việt Nam tham gia tìm kiếm, cứu nạn và hỗ trợ khắc phục hậu quả thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ thì đáng tiếc, vẫn có những luận điệu sai trái, cố tình bóp méo nghĩa cử cao đẹp của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Các luận điệu này cần bị vạch trần và lên án mạnh mẽ.
Kiên định cùng thế giới thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Kiên định cùng thế giới thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Trước hết vẫn phải nhắc lại rằng, tôn trọng và bảo vệ nhân quyền là một chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam, trong đó xác định quyền con người là giá trị chung của nhân loại; con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước...
fb yt zl tw