Chi bộ thôn Can Hồ Mông lãnh đạo Nhân dân thoát nghèo

LCĐT - Thôn Can Hồ Mông, xã Ngũ Chỉ Sơn (thị xã Sa Pa) có 100% dân số là đồng bào Mông. Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ, đời sống mọi mặt của người dân Can Hồ Mông có chuyển biến tích cực.

Chi bộ thôn Can Hồ Mông lãnh đạo Nhân dân thoát nghèo ảnh 1
Bí thư Chi bộ Sùng A Cổ chăm sóc cây địa lan.

Là thôn đặc biệt khó khăn của thị xã Sa Pa, trước năm 2017, do kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp ở quy mô nhỏ lẻ nên thôn 54 hộ thì có đến 44 hộ nghèo, còn lại là cận nghèo, thu nhập bình quân người dân chỉ đạt 7,5 triệu đồng/năm. Trước thực trạng trên, Chi bộ thôn Can Hồ Mông xác định phải nâng cao năng lực lãnh đạo, nhanh chóng đưa thôn ra khỏi danh sách đặc biệt khó khăn. Ngay khi xây dựng nghị quyết cho nhiệm kỳ 2020 - 2022, chi bộ đặc biệt coi trọng nhiệm vụ lãnh đạo Nhân dân phát triển kinh tế, phấn đấu mỗi năm giảm từ 5 đến 8 hộ nghèo.

Để thực hiện thành công mục tiêu nghị quyết, bên cạnh sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, chi bộ thôn đã nhiều lần họp bàn để đưa ra giải pháp lãnh đạo Nhân dân phát triển kinh tế. Việc nuôi con gì, trồng cây gì được các đảng viên trong chi bộ nghiên cứu kỹ và có những phân tích cụ thể trong mỗi cuộc họp, từ đó có sự thống nhất khi triển khai. Các đảng viên cũng đến các địa phương lân cận có đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng tương đồng để tìm hiểu, tham quan các mô hình kinh tế hiệu quả, từ đó triển khai cho bà con trong thôn.

Một trong những giải pháp được chi bộ thôn thống nhất thực hiện là phát triển đảng viên để nâng cao năng lực lãnh đạo. Đảng viên trong chi bộ được giao nhiệm vụ phát hiện, giới thiệu những quần chúng ưu tú cho tổ chức đảng xem xét, bồi dưỡng, kết nạp. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chi bộ thôn Can Hồ Mông đã kết nạp được 2 đảng viên, nâng tổng số đảng viên lên 6 đồng chí (nhiệm kỳ 2017 - 2020, chi bộ không kết nạp được đảng viên); 2 quần chúng đã hoàn thiện học lớp đối tượng Đảng.

Khi mục tiêu phát triển đảng viên đã đạt, Chi bộ thôn Can Hồ Mông tập trung thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo Nhân dân phát triển kinh tế. Chi bộ yêu cầu các đảng viên nêu cao tính tiền phong, gương mẫu trong lao động, sản xuất, vận động người dân xóa đói, giảm nghèo, không mắc các tệ nạn xã hội. Với vai trò Bí thư Chi bộ, đồng chí Sùng A Cổ đã gương mẫu, đi đầu trong phát triển kinh tế. Anh mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư nuôi 3 ao cá hồi, trồng cây dược liệu, cây địa lan và đưa giống ngô, lúa năng suất cao vào sản xuất. Trên diện tích ruộng chỉ cấy được 1 vụ, anh đưa các loại rau vụ đông vào sản xuất, mỗi năm thu thêm gần 40 triệu đồng. “Do mặt bằng dân trí không đồng đều, việc vận động người dân trong thôn gặp nhiều khó khăn. Chi bộ thôn đã giao trách nhiệm cho từng đảng viên, trong đó yêu cầu đảng viên phải tiên phong trong phát triển kinh tế; phấn đấu từ nay đến hết nhiệm kỳ, thôn giảm ít nhất 8%/năm hộ nghèo; thu nhập bình quân đầu người tăng 10%/năm trở lên, thoát khỏi danh sách thôn đặc biệt khó khăn…”, Bí thư Sùng A Cổ cho biết.

Ngay khi nghị quyết được triển khai, gia đình đảng viên Sùng A Dũng đã tích cực hưởng ứng. Thay vì canh tác các giống ngô, lúa theo phương thức tự để giống như trước, anh đã mua giống có năng suất cao đưa vào canh tác. Anh còn mạnh dạn vay vốn đầu tư trồng cây ăn quả, cây dược liệu và nuôi lợn bản địa. Hiện tại, mỗi năm, gia đình anh thu hơn 50 bao ngô, thóc và gần 100 triệu đồng từ bán trái cây, dược liệu… Theo anh Dũng, dù tuyên truyền hay đến đâu nhưng nếu gia đình đảng viên vẫn nằm trong danh sách hộ nghèo thì bà con sẽ không tin và làm theo. Nhờ quan điểm này mà tất cả đảng viên trong thôn không ngừng nỗ lực, đến nay, gia đình 100% đảng viên không nằm trong danh sách hộ nghèo.

Từ khi thấy gia đình bí thư chi bộ và các đảng viên có thu nhập khá nhờ chuyển đổi giống cây trồng, nhiều hộ trong thôn cũng mạnh dạn làm theo, gia đình chị Giàng Thị Su là một ví dụ. Kinh tế gia đình chị Su vốn rất khó khăn, không có tích lũy, khi được các đảng viên tuyên truyền, vận động, chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây địa lan, cây dược liệu, chị đã mạnh dạn mua giống về trồng thử nghiệm. Quá trình thực hiện, chị luôn nhận được sự động viên, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật của đội ngũ đảng viên. Đến nay, sau 4 năm trồng cây địa lan, gia đình chị Su đã có hơn 100 chậu, mỗi năm cây trồng này mang về cho gia đình chị gần 100 triệu đồng. Hôm chúng tôi đến nhà tham quan mô hình kinh tế, chị Su vui mừng thông tin, gia đình đã có tên trong danh sách hộ thu nhập khá của thôn. Chị Su cũng không ngần ngại chia sẻ dự định đầu tư nuôi thêm cá nước lạnh và mở rộng quy mô trồng cây địa lan lên từ 200 đến 300 chậu.

Từ sự lãnh đạo trúng và đúng của chi bộ, nhiều hộ ở thôn Can Hồ Mông đã vươn lên phát triển kinh tế, hiện thu nhập bình quân của người dân đạt gần 20 triệu đồng/năm. Giờ đây, thôn đã có hơn 60 hộ, nhưng hộ nghèo chỉ còn khoảng 30%. Can Hồ Mông đã có đường bê tông chạy dài suốt thôn, nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập từ 100 đến 200 triệu đồng/năm, một số gia đình đã đủ điều kiện dựng nhà mới kiên cố, mở rộng quy mô sản xuất…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa tinh thần đổi mới trong hoạt động giải trình

Lan tỏa tinh thần đổi mới trong hoạt động giải trình

Cử tri và nhân dân ghi nhận và đánh giá cao việc lần đầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH15 ngày 25/1/2024 hướng dẫn chi tiết việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội. Điều này giúp tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giải trình, thể hiện rõ nét tinh thần đổi mới của Quốc hội trong lĩnh vực giám sát.

Ban Tuyên giáo Trung ương gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du và miền núi Bắc bộ

Ban Tuyên giáo Trung ương gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du và miền núi Bắc bộ

Ngày 15/4, tại Bộ Tư lệnh Quân khu 2, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du và miền núi Bắc bộ.

Nhiều đóng góp có giá trị vào Đề cương chi tiết Báo cáo Tổng kết 40 năm đổi mới

Nhiều đóng góp có giá trị vào Đề cương chi tiết Báo cáo Tổng kết 40 năm đổi mới

Sáng 15/4, Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.

Người đã góp công vào “Tiếng nổ ngàn cân”

Người đã góp công vào “Tiếng nổ ngàn cân”

Đầu năm 1952, Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320) chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh tiến vào Thái Bình, cùng nhân dân vùng hậu địch đánh giặc Pháp. Đồn bốt, tháp canh của địch bị nhổ hàng loạt, những binh đoàn cơ động mạnh bị thất bại trong các trận càn. Bọn lính Pháp, vệ sĩ, lê dương, bảo an, tề ngụy tan rã từng mảng.

Si Ma Cai chú trọng xây dựng đội ngũ báo cáo viên

Si Ma Cai chú trọng xây dựng đội ngũ báo cáo viên

Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là những hạt nhân trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời là cầu nối giữa cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân. Huyện Si Ma Cai luôn quan tâm xây dựng đội ngũ này đủ về số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng.

Bác bỏ luận điệu phủ nhận lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Bác bỏ luận điệu phủ nhận lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, các thế lực phản động, thù địch và cơ hội chính trị đưa ra nhiều luận thuyết, quan điểm khác nhau tiến công Chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp. Vì vậy, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ, giữ vững bản chất khoa học, cách mạng lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác - Lênin trong tình hình hiện nay có ý nghĩa cấp thiết.

Bức tranh panorama lớn nhất thế giới về chiến tranh - tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bức tranh panorama lớn nhất thế giới về chiến tranh - tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ

Những ngày này, thành phố Điện Biên Phủ đón hàng ngàn người dân, du khách đến tham quan, tìm hiểu lịch sử. Một địa chỉ không thể bỏ qua khi đến Điện Biên đó là chiêm ngưỡng bức tranh panorama về chiến tranh lớn nhất thế giới - tái hiện toàn cảnh “Chiến dịch Điện Biên Phủ” nằm trong Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự.

Ngày 15/4, khai mạc Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ngày 15/4, khai mạc Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Theo dự kiến, Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong chiều 15/4, các ngày 16, 17, 19 và sáng 22/4/2024, tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự, phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 14/4/1954, ta từng bước bóp chết “con nhím Điện Biên Phủ"

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 14/4/1954, ta từng bước bóp chết “con nhím Điện Biên Phủ"

Nhìn chung, sau đợt tiến công vào các điểm cao phía Đông, chiến trường nhiều lúc gẫn như yên tĩnh. Cái yên tĩnh này không đáng sợ so với những tiếng cuốc đào đất bất kể đêm ngày rậm rịch xung quanh, mỗi lúc càng rõ. Tiếng cuốc chính là tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ báo tử "con nhím Điện Biên Phủ".

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Ai có gì góp nấy" để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Ai có gì góp nấy" để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng kêu gọi cả nước cùng chung tay, mọi người dân, doanh nghiệp "ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít" để xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc

Chiều 12/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã về đến sân bay quốc tế Nội Bài, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế.

Đoàn công tác tỉnh Lào Cai hoàn thành hải trình thăm, tặng quà quân và dân huyện đảo Trường Sa

Đoàn công tác tỉnh Lào Cai hoàn thành hải trình thăm, tặng quà quân và dân huyện đảo Trường Sa

Chiều 12/4, Đoàn công tác tỉnh Lào Cai do đồng chí Lý Bình Minh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn tham gia Đoàn công tác số 6 của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã hoàn thành hải trình ra thăm, tặng quà quân và dân tại các đảo, điểm đóng quân thuộc quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) và nhà giàn DK-I/11.

fb yt zl tw