Sức sống trong tranh vẽ Trường Sa

Tháng 12/2020 vừa rồi, cùng với năm họa sĩ: Nguyễn Trương Quý, Lương Hiện, Nguyễn Bá Kiên, Thái Phạm, Nguyễn Ngọc Phương, họa sĩ Nguyễn Quý Dương đã góp mặt ấn tượng trong triển lãm “Tháng Chạp”. Tranh Nguyễn Quý Dương trong sáng, lạc quan ngay cả khi thể hiện đề tài về người lao động, cuộc sống mưu sinh. Và như một lẽ dĩ nhiên, dấu ấn với biển, đảo luôn rõ nét nhất mà cũng thật âm thầm, lặng lẽ, như thể họa sĩ muốn giữ cho riêng mình.

Tác phẩm “Cầu cảng đảo Sinh Tồn mùa thay, thu quân” của họa sĩ Nguyễn Quý Dương.
Tác phẩm “Cầu cảng đảo Sinh Tồn mùa thay, thu quân” của họa sĩ Nguyễn Quý Dương.

Náo nức Sinh Tồn

Một đàn trâu con nào con nấy căng tròn như quả sim chín, đủng đỉnh thong dong bước dọc triền sông bình lặng; một bếp lửa hồng đối lập với những chiếc nồi, chiếc ấm đun xỉn muội than, thêm viên gạch được “trưng dụng” chèn đậy khi vung chờm; những gánh hàng hoa, những chiếc xe chở hoa gom nhặt buồn vui cánh đồng tỏa vào phố thị... Rồi thì góc nọ, khúc kia ở phố, ở làng bóng in trên tường, phận người hắt lên từng gam màu sáng tối. Nét vẽ luôn mộc mạc, khỏe khoắn, cảm xúc và gợi mở như cánh cửa dẫn ta về lại thế giới tuổi thơ hay những điều thân thuộc gần kề mà bấy lâu ta xao nhãng...

Nhưng đó, vẫn chưa phải toàn bộ chân dung hội họa của Nguyễn Quý Dương. Mầu xanh đầy biến ảo của biển khơi. Cầu cảng mùa thay quân nhộn nhịp. Ta gặp phần làng quê, xóm thôn ở đó. Nhóm lính này đang trầm mình xuống nước kéo xuồng. Nhóm khác lỉnh kỉnh quân tư trang chuẩn bị tạm biệt đảo về lại đất liền. Những chú chó tinh khôn, quyến luyến như phát cuồng trước giờ đưa tiễn. Và sóng, sóng như mê mải vỗ về mọi nỗi nhớ mong. Đó là một trong những bức tranh đầy màu sắc, xúc cảm Nguyễn Quý Dương vẽ tại đảo Sinh Tồn, nơi gắn bó với tuổi thanh niên đầy lãng mạn và khát vọng.

Họa sĩ Nguyễn Quý Dương sinh năm 1983 tại Thái Bình. Ngày học phổ thông, anh chưa bao giờ từng nghĩ sẽ nhập ngũ và càng chưa thể hình dung mình được làm nhiệm vụ ở nơi tiền tiêu của Tổ quốc - quần đảo Trường Sa. Sau khi nhận được giấy gọi nhập ngũ, biết mình thuộc quân số của Quân chủng Hải quân, điều đầu tiên anh hân hoan nghĩ là được khoác lên bộ quân phục với hai mầu trắng và xanh, trang nghiêm và lãng mạn. Suốt thời gian huấn luyện tân binh, Nguyễn Quý Dương dần cảm nhận rõ niềm tự hào đang dâng lên trong lòng. “Phải huấn luyện tốt, phải có sức khỏe xuất sắc để thành lính đảo, nhận nhiệm vụ ở một nơi thiêng liêng và xa xôi”, anh cứ nghĩ thầm và tự nhủ mình như thế. 

Khi nhận tin mình thuộc một trong số ít quân nhân sau huấn luyện tại bán đảo Cam Ranh được chọn ra làm nhiệm vụ tại đảo Sinh Tồn, cảm xúc của chàng thanh niên cứ đan xen nhiều cung bậc, thật khó bề diễn tả. Mùa thay, thu quân, lênh đênh nhiều ngày, qua các điểm đảo khác, rồi cũng đến giờ khắc chàng tân binh được đặt chân lên đảo Sinh Tồn, đảo nhỏ nhưng cái tên đã gợi sức sống, niềm tin bất diệt. Sao bỗng nhớ đất liền, nhớ gia đình, quê hương, nhớ ngày còn cắp sách tới trường mới như vừa hôm qua thôi. Phải quyết tâm, can đảm lắm để vượt qua nỗi chông chênh ấy.

Nguồn cảm hứng chưa hề vơi cạn

“Mỗi lần vẽ về biển, về sóng, như mỗi lần tôi gặp lại cố nhân”, họa sĩ thường tâm sự thế ngay cả khi anh đã trở về đất liền tới mấy chục năm. Khi còn là học sinh, Nguyễn Quý Dương đã mê vẽ. Ra đảo, ở chính môi trường khắc nghiệt và xa cách, niềm đam mê hội họa và cá tính sáng tạo của anh đã bùng cháy. Cảnh sắc biển, đảo đẹp vô cùng. Biển mầu lam ngọc, lục ngọc, cứ trải ra bất tận và trong suốt. Mỗi mùa mưa đến, cả đảo chìm trong sắc tím hoang dại của hoa muống biển. Mầu tím tràn lên cả trận địa, điểm gác... Xa khơi vẫn nước biển mầu ngọc bích, ngay trước mắt sắc tím gần gụi in trên nền xanh lá. Tác phẩm đầu tay Nguyễn Quý Dương vẽ là những bản ký họa nhanh về các hoạt động tập luyện, nghỉ ngơi của bộ đội bên thân cây phong ba, bão táp xù xì gân guốc. Rảnh rỗi, thư thả hơn, anh còn vẽ chân dung bao nàng thiếu nữ qua lời kể từ đồng đội mình. Những kỷ niệm ấy, chẳng bao giờ quên được.

Ngoài giờ huấn luyện, tăng gia sản xuất, người lính trẻ lại cặm cụi học văn, ký họa. Đảo nhỏ nhưng có đủ phòng thư viện, sách báo được các đoàn công tác tặng và nhất là hằng ngày được xem thời sự nên bộ đội vẫn nắm bắt tình hình, biết cả kỳ thi đại học đang thay đổi thế nào. Hết thời gian nghĩa vụ, anh có tên trong danh sách được học tiếp, phục vụ trong quân đội nhưng bản thân chọn hướng đi khác, đó là trở về đất liền, tiếp nối ước mơ còn dang dở là được cầm cọ vẽ, được rèn giũa trong môi trường đào tạo mỹ thuật chuyên nghiệp. Nguyễn Quý Dương đỗ vào Đại học Mỹ thuật Việt Nam, gắn bó với nghiệp cầm cọ vẽ cho đến tận bây giờ. Ngoài sáng tác, anh tham gia giảng dạy, truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ.

Những người từng gắn bó, có những trải nghiệm đủ sâu với biển, đảo thì khi trở về đất liền lại thường có xu hướng giữ gìn ký ức ấy cho riêng mình. Nguyễn Quý Dương không ngoại lệ. Tính đến thời điểm hiện tại, anh sáng tác khá nhiều tác phẩm về Trường Sa. Các tác phẩm góp mặt trong nhiều cuộc triển lãm cá nhân và khu vực, một số cũng thuộc sở hữu của giới sưu tập tranh. Nhưng nhìn chung, phần lớn tình yêu và niềm mong nhớ Trường Sa đều chất chứa trong ngăn hoài niệm. Anh tâm sự, điều đó cũng ảnh hưởng bởi một phần tính đặc thù trong những nhiệm vụ quân sự khi còn ở đảo, có nhiều chi tiết vẫn rõ nét trong đầu nhưng yêu cầu nhiệm vụ không cho phép phổ biến. Thêm một lý do khác, vì quá nhiều kỷ niệm, không đâu hay không nhiều người có được nên thành ra cứ muốn giữ cho riêng mình, như giữ một tình yêu trong ngần, trọn vẹn. Người lính năm nào, lấy ký ức rực rỡ một thời làm động lực phấn đấu cho bản thân, hướng đến tương lai tốt đẹp để tuổi trẻ cống hiến, khát khao của mình không trôi qua vô nghĩa. Tất nhiên, sẽ có những lần nguồn cảm hứng về biển, đảo ở những họa sĩ như Nguyễn Quý Dương bùng lên. Đó là những lần anh gặp được người từ biển, đảo trở về hay vô tình đọc được một bài thơ, dòng văn viết về nơi mình từng làm nhiệm vụ. Khi ấy, anh sẽ mở lòng hoặc lấy đó làm ý tưởng để sáng tác những tác phẩm tâm đắc.

Văn nghệ sĩ, hãy đến cùng biển đảo!

Tương lai gần, Nguyễn Quý Dương ấp ủ một triển lãm cá nhân với chủ đề “Hoa biển”, giới thiệu những tác phẩm về vùng sóng nước mênh mông của Tổ quốc. Trên hết, anh mong những tác phẩm mình gửi tới công chúng sẽ lãng mạn, bền bỉ như những bông hoa muống biển Trường Sa. Không chỉ tranh, đến cả những chú thích ngắn gọn, súc tích của anh cho ký họa về biển, đảo cũng tạo nên niềm xúc động. Đây, buổi sáng chào cờ giữa bốn bề biển cả bao la, không gian lồng lộng như tạc vào sử thi bóng dáng những chàng trai mười tám. Đây bức ký họa mùa khô, bộ đội chờ cơn mưa trút xuống đảo nhỏ, làm dịu đi những cơ thể cạn khô đang căng mình làm nhiệm vụ. Còn nữa, hai năm mới được gặp văn công. Những cô gái mang hơi ấm đất liền đang ngồi trên chuyến xuồng nhỏ rẽ sóng trở lại tàu, phía sau là bao ánh nhìn bâng khuâng, tiếc nuối gửi theo. Phía sau những bức tranh là đời sống tình cảm vô cùng ấm nồng, sống động, tha thiết của người lính biển. Chúng ta chưa thể biết được chính xác có bao nhiêu người lính Trường Sa đã trở thành họa sĩ, nhà thơ, nhà văn. Nhưng, dường như, một điều chắc chắn rằng, sâu bên trong mỗi người lính, là tâm hồn một nghệ sĩ đích thực.

Họa sĩ Nguyễn Quý Dương luôn mong muốn những người trong đất liền, đặc biệt là đội ngũ văn nghệ sĩ, có thêm nhiều cơ hội đến với các điểm đảo thân yêu của Tổ quốc bởi chỉ khi nếm trải vị mặn mòi khắc nghiệt, bước chân lên doi cát, ngắm từng mầm cây, mỏm đá san hô mới có thể kiến tạo nên những giá trị lay động nhất. Và cũng cần nhiều sự góp sức để lượng tác phẩm về đề tài biển, đảo đã và đang được đội ngũ văn nghệ sĩ sáng tác đến được với công chúng như cơm ăn nước uống hằng ngày. Để truyền đạt những câu chuyện, cảm xúc về đề tài rộng lớn luôn cần sự sát sao, sâu nặng và trách nhiệm trong thấm đượm nghĩa tình.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8, sáng 11/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Lào Cai, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Trung Quốc do Thượng tướng Đổng Quân, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) là dịp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ôn lại lịch sử, tưởng nhớ, tri ân sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân cả nước; biết ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, đúc rút những bài học, kinh nghiệm quý từ thắng lợi vĩ đại này, vận dụng vào sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 10/4/1954, ta tiếp tục củng cố và phát triển trận địa tiến công

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 10/4/1954, ta tiếp tục củng cố và phát triển trận địa tiến công

Thực hiện chủ trương tác chiến sắp tới do Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ đề ra: "Tiếp tục củng cố và phát triển trận địa tiến công và bao vây sát gần địch hơn nữa, đánh chiếm thêm một số vị trí quan trọng nhằm từng bước thắt chặt thêm vòng vây.

Những dấu ấn nổi bật

Công tác đối ngoại biên phòng Lào Cai: Những dấu ấn nổi bật

Xác định công tác đối ngoại biên phòng là một biện pháp quan trọng trong công tác biên phòng, trực tiếp tạo môi trường, điều kiện thuận lợi, góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, Bộ đội Biên phòng Lào Cai đã chủ động triển khai thực hiện nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, tạo được dấu ấn nổi bật.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kiểm tra công tác chuẩn bị Chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kiểm tra công tác chuẩn bị Chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Chiều 8/4, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị Chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8 tại tỉnh Lào Cai.

Tạo "thế" và "thời" trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tạo "thế" và "thời" trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sau 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bị thất bại liên tiếp và ngày càng lâm vào thế bị động về chiến lược, vùng chiếm đóng bị thu hẹp. Nhưng với bản chất hiếu chiến, ngoan cố và được sự giúp sức của Mỹ, thực dân Pháp đã đẩy mạnh quy mô và cường độ của cuộc chiến tranh xâm lược bằng Kế hoạch Navarre với hy vọng “chuyển bại thành thắng” trong vòng 18 tháng.

Thành phố Lào Cai tổ chức thăm, động viên chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2024

Thành phố Lào Cai tổ chức thăm, động viên chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2024

Ngày 6/4, Đoàn công tác của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự thành phố Lào Cai do Trung tá Chu Quang Học, Chính trị viên phó Ban Chỉ huy Quân sự thành phố làm trưởng đoàn đã đi thăm, động viên chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2024 tại Trung đoàn 254 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) và Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh).

Phát huy truyền thống, xây dựng lực lượng vũ trang ngày càng vững mạnh

Kỷ niệm 76 năm ngày truyền thống LLVT tỉnh Lào Cai (2/4/1948 - 2/4/2024): Phát huy truyền thống, xây dựng lực lượng vũ trang ngày càng vững mạnh

Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, trong những năm qua, lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể và cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện vững chắc.

Nghệ thuật bảo đảm hậu cần cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nghệ thuật bảo đảm hậu cần cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Điện Biên Phủ là chiến dịch lớn, diễn ra trong thời gian dài. Do đó, công tác bảo đảm hậu cần phục vụ chiến trường là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt. Tháng 7/1953, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Hội đồng cung cấp mặt trận Trung ương với nhiệm vụ chỉ đạo các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương huy động sức người, sức của bảo đảm hậu cần cho chiến trường.

fb yt zl tw