Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Bài 1: Cơ sở nuôi “nở rộ” vượt tầm kiểm soát

Bài 1: Cơ sở nuôi “nở rộ” vượt tầm kiểm soát

Lào Cai có điều kiện khí hậu và nguồn nước sạch dồi dào để phát triển nghề nuôi cá nước lạnh. Tuy nhiên, thời gian qua, số lượng cơ sở nuôi cá nước lạnh ở nhiều địa phương tăng nhanh, khó kiểm soát, tiềm ẩn nhiều rủi ro về môi trường, dịch bệnh và thiên tai.

phat-trien-nong-nghe-nuoi-ca-nuoc-lanh-va-nhung-he-luy-1475.png

Khu vực Bản Khoang (nay thuộc xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa) “tiên phong” phát triển nghề nuôi cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi) của tỉnh từ khoảng 20 năm trước. Nghề nuôi cá tầm, cá hồi đặc sản đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, có thu nhập khá.

Gần chục năm trở lại đây, thấy nghề nuôi cá nước lạnh đem lại lợi nhuận cao, không ai bảo ai, hàng trăm hộ dân trên địa bàn đã tận dụng nguồn tài nguyên nước lạnh sẵn có, ồ ạt xây dựng các điểm nuôi cá ở ven các khe, suối nhiều như “nấm mọc sau mưa”.

3-3397.png

Theo thống kê sơ bộ của chính quyền xã Ngũ Chỉ Sơn, địa phương hiện có khoảng 120 điểm nuôi cá nước lạnh ven các khe, suối nhỏ và 2 tuyến suối chính, trong đó nhiều cơ sở có mức đầu tư lên đến hàng chục tỷ đồng.

Ông Lý Quẩy Dảo, Chủ tịch UBND xã Ngũ Chỉ Sơn cho biết, khí hậu mát mẻ quanh năm, cộng với nguồn nước sạch từ các cánh rừng già trên dãy Hoàng Liên Sơn đổ về nên hầu hết khu vực trên địa bàn có thể nuôi cá nước lạnh, nhất là khu vực Bản Khoang - nơi có dòng suối chính chảy qua. Vì thế, nghề nuôi cá nước lạnh ở đây phát triển từ rất sớm. Ban đầu, chỉ có các hộ dân địa phương mở điểm nuôi nhưng đến nay nhiều hộ dân, doanh nghiệp ở nơi khác cũng đến đầu tư xây dựng trại nuôi.

Với đặc thù địa hình đồi núi dốc, không có mặt bằng nên các cơ sở trên địa bàn tận dụng những vị trí ven suối hoặc cạnh các khe nước để san lấp, xây bể đón dòng chảy, dẫn nước về nuôi cá. Sau một thời gian phát triển “nóng”, nguồn nước lạnh có thể lấy để nuôi cá hồi, cá tầm gần như đã được khai thác triệt để.

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của thị xã, chính quyền xã Ngũ Chỉ Sơn đã tăng cường quản lý nhưng một số hộ vẫn lén lút xây bể nuôi cá nước lạnh trái phép

Ông Lý Quẩy Dảo, Chủ tịch UBND xã Ngũ Chỉ Sơn (Sa Pa).

5-7314.png

Xã Phìn Ngan (huyện Bát Xát) cũng là địa phương có nguồn tài nguyên nước lạnh khá lớn, phù hợp để phát triển nghề nuôi cá tầm, cá hồi đặc sản. Qua kiểm tra, rà soát, các cơ sở nuôi cá nước lạnh đã “có mặt” tại 4 thôn: Sùng Bang, Van Hồ, Lò Suối Tủng và Láo Vàng. Đây đều là những thôn vùng cao có địa hình dốc, có thôn nằm ngay cạnh các cánh rừng phòng hộ.

Xã hiện có 48 cơ sở nuôi, gồm 23 cơ sở xây dựng trên mặt bằng có sẵn, 25 cơ sở tự ‎san gạt mặt bằng (trong đó có 6 cơ sở nuôi gần bờ suối - nơi có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở và 5 trường hợp xây dựng trên đất quy hoạch rừng phòng hộ).

phat-trien-nong-nghe-nuoi-ca-nuoc-lanh-va-nhung-he-luy-1-3763.png

Lợi nhuận từ nuôi cá nước lạnh rất lớn nên nhiều hộ dân trong xã đã vay vốn ngân hàng để đầu tư theo phong trào. Hầu hết hộ nuôi cá nước lạnh trên địa bàn xã mang tính tự phát, chưa nắm được các quy định của pháp luật về chuyển đổi mục đích sử dụng đất, quy hoạch, môi trường cũng như quy trình kỹ thuật chăn nuôi an toàn. Thời gian qua, chính quyền xã đã tăng cường quản lý nhưng vẫn phát sinh thêm cơ sở mới, khó kiểm soát.

Ông Vàng A Khé, Chủ tịch UBND xã Phìn Ngan (Bát Xát).

Tình trạng phát triển “nóng” cơ sở nuôi cá nước lạnh ở xã Ngũ Chỉ Sơn và Phìn Ngan cũng là thực trạng chung khó kiểm soát ở các địa phương khác tại thị xã Sa Pa và các huyện Bát Xát, Văn Bàn… nơi có nguồn nước lạnh dồi dào.

Thống kê sơ bộ từ các huyện, thị xã, thành phố, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 946 cơ sở nuôi cá nước lạnh, trong đó tập trung chủ yếu tại thị xã Sa Pa, huyện Bát Xát và huyện Văn Bàn.

Các huyện không có nguồn nước dồi dào để phát triển nuôi thủy sản nước lạnh là Si Ma Cai (không có cơ sở nuôi cá nước lạnh), Mường Khương (có 2 cơ sở) và Bắc Hà (có 4 cơ sở).

Tổng diện tích bể nuôi cá nước lạnh toàn tỉnh là 306.569 m2, tương đương 30,6 ha; số lượng lồng, bè là 361 (tập trung ở hồ Séo Mý Tỷ - hồ thủy điện Séo Chong Hô, thị xã Sa Pa).

Qua thực tế tìm hiểu của phóng viên, các cơ sở nuôi cá nước lạnh xuất hiện tràn lan ở nhiều địa phương của thị xã Sa Pa và huyện Bát Xát đều trong tình trạng “3 không” (không phép, không đúng vị trí và không chấp hành các quy định về môi trường), thậm chí nhiều cơ sở được xây dựng trên đất nông nghiệp hoặc trên đất rừng phòng hộ nhưng khi được hỏi thì chính quyền xã hầu như không biết.

Theo nguồn tin riêng của phóng viên, hiện nay, tại các xã như Liên Minh, Ngũ Chỉ Sơn, Tả Van (thị xã Sa Pa), Mường Hum, Dền Sáng, Trung Lèng Hồ, Y Tý (huyện Bát Xát) đang có hàng trăm cơ sở nuôi cá nước lạnh xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất rừng phòng hộ, đất ven lòng khe suối do xã quản lý.

Một đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, việc theo dõi, thống kê cơ sở nuôi cá nước lạnh của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như báo cáo của các địa phương hiện chưa trùng khớp. Cụ thể, số liệu thống kê về thể tích bể nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh trong báo cáo 6 tháng đầu năm 2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 100.000 m3, tuy nhiên theo số liệu báo cáo của các địa phương đợt rà soát tháng 8 năm 2024 vừa qua thì riêng thể tích nuôi cá nước lạnh của thị xã Sa Pa đã hơn 363.000 m3.

8-3870.png

Như vậy, số liệu thống kê thực tế về thể tích bể nuôi cá nước lạnh của các địa phương đang vênh so với thống kê của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, cao gấp nhiều lần so với chỉ tiêu “thể tích nuôi cá nước lạnh” đề ra trong Kế hoạch số 346 ngày 18/10/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2022 - 2030.

phat-trien-nong-nghe-nuoi-ca-nuoc-lanh-va-nhung-he-luy-2-7571.png

Vậy vì sao lại xảy ra tình trạng số liệu thống kê số cơ sở nuôi cá nước lạnh “nhảy múa” giữa ngành chuyên môn và chính quyền các địa phương? Dư luận đặt câu hỏi: Có hay không tình trạng buông lỏng quản lý, thiếu quyết liệt trong xử lý vi phạm và thậm chí có dấu hiệu tiếp tay cho một số cá nhân xây dựng trang trại nuôi cá trái phép ở một số địa phương (!?).

Sự phát triển “nóng” cơ sở nuôi cá nước lạnh tại các địa phương trong tỉnh đang đặt ra nhiều vấn đề, như sử dụng hợp lý tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch, bảo vệ rừng và an ninh, trật tự vùng nông thôn… Câu hỏi lớn đang đặt ra đó là tại sao các địa phương lại “bất lực” trong kiểm soát sự phát triển của các cơ sở nuôi cá nước lạnh?

Bài 2: Lợi nhuận cao - rủi ro lớn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn vừa ký ban hành Thông tư số 64/2025/TT-BTC quy định mức thu, miễn một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Theo đó, hàng chục khoản phí, lệ phí sẽ được miễn, giảm 50% để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân từ hôm nay 1/7 đến hết 31/12/2026.

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tiếp tục áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 8% theo quy định tại Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc kể từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Mô hình liên kết trồng hoa hồng ở xã Nậm Khắt - xã NTM đầu tiên của huyện Mù Cang Chải mang lại nhiều việc làm, thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

Khơi dòng phát triển

Tròn 80 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã dẫn dắt nhân dân các dân tộc vượt qua bao thăng trầm lịch sử, từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn vươn lên mạnh mẽ, tự tin hội nhập.
Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Mã số, mã vạch được coi là “chứng minh thư” của sản phẩm, giúp xác định nguồn gốc xuất xứ, hỗ trợ quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, mã số, mã vạch đang bị một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để hợp thức hóa hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Khi các thị trường đầu tư chính đều có dấu hiệu thiếu ổn định, người dân có tâm lý ưu tiên an toàn vốn hơn lợi nhuận kỳ vọng.

Tiền gửi dân cư tăng phản ánh niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng

Theo số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước khu vực IV - Chi nhánh Lào Cai, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn Lào Cai đến hết tháng 6/2025 đạt hơn 42.200 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng (tương đương tăng 5,22%) so với cuối năm 2024. Số liệu trên cho thấy người dân vẫn đặt niềm tin và kỳ vọng với hình thức gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật công trình.

Yên Bái: Yên Bái: Thông xe kỹ thuật tuyến đường huyết mạch nối đường Nguyễn Tất Thành và đường Âu Cơ

Sáng 29/6, tại thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú (thành phố Yên Bái), UBND tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình đường nối đường Nguyễn Tất Thành đến đường Âu Cơ. Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025).

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật công trình.

Thông xe kỹ thuật tuyến đường huyết mạch nối đường Nguyễn Tất Thành và đường Âu Cơ

Sáng 29/6, tại thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái, UBND tỉnh Yên Bái đã long trọng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình Đường nối Nguyễn Tất Thành đến đường Âu Cơ. Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 – 30/6/2025).
fb yt zl tw