Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Bài 1: Chủ động thích ứng và linh hoạt

Bài 1: Chủ động thích ứng và linh hoạt

So với các lĩnh vực khác, thiệt hại của sản xuất nông nghiệp tuy không lớn như hạ tầng, giao thông nhưng tác động trực tiếp tới việc làm, thu nhập và đời sống của hàng chục nghìn hộ nông dân trong tỉnh. Thiên tai còn gây ra sự mất cân đối thị trường thực phẩm, rau xanh khiến giá tăng cục bộ trong thời gian qua, hiện vẫn đang ở ngưỡng cao hơn bình thường khoảng 30 - 40%.

Đây là lý do khiến ngành nông nghiệp và các địa phương đang tập trung cao độ cho nhiệm vụ khôi phục sản xuất để bù đắp sản lượng, giá trị thiệt hại sau thiên tai, với phương châm chủ động thích ứng và linh hoạt.

tai-thiet-xanh-sau-thien-tai-4009.png

Ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), cánh đồng lúa lớn nhất và cũng là trung tâm xã Quan Hồ Thẩn phủ một màu nâu xám của bùn đất, của cây cối chết khô vì bị ngâm trong nước lâu ngày. Tại nơi này, nước lũ đã ngập tới mái của tầng 2 trụ sở UBND xã và nhấn chìm trường học cao 3 tầng, nước ngập kéo dài trong nhiều ngày. Lũ ảnh hưởng một phần diện tích lúa mùa gặt muộn của xã Quan Hồ Thẩn, cơ bản là mất trắng sản lượng.

Để bù đắp thiệt hại do lũ, phục hồi sản xuất, sau khi tiếp nhận nguồn hỗ trợ giống cây trồng (chủ yếu là ngô, hạt rau) từ huyện, xã khẩn trương phân phối cho các thôn, đưa đến tận tay từng hộ để kịp thời gieo trồng vụ đông năm nay.

Đồng chí Giàng A Phừ, Bí thư Đảng ủy xã Quan Hồ Thẩn.

Ngay sau mưa lũ, người dân nhanh chóng vệ sinh đồng ruộng và làm đất, trồng rau màu.

Ngay sau mưa lũ, người dân nhanh chóng vệ sinh đồng ruộng và làm đất, trồng rau màu.

Còn tại xã Lùng Thẩn, đợt mưa lũ đã làm thiệt hại 50 ha lúa của người dân, trong đó có 49 ha bị thiệt hại hoàn toàn, ngoài ra còn gây hại 4,5 ha ngô. Do cây lương thực cơ bản đã cuối vụ sản xuất, lại là xã có diện tích lê VH6 đứng hàng đầu huyện nên xã chỉ đạo người dân tập trung chăm sóc cây ăn quả ôn đới để ổn định, gia tăng thu nhập cho người dân trong vụ tới.

Quan điểm của địa phương là cố gắng không để đất trống, diện tích đất có thể trồng ngô thu đông được đưa ngay vào canh tác; ngoài ra còn bổ sung trồng rau các loại, nhất là rau ngắn ngày để người dân sớm có nguồn thu.

Đồng chí Hảng Seo Toán, Chủ tịch UBND xã Lùng Thẩn.

Nhiều loại cây ngắn ngày được người dân đưa vào gieo trồng.

Nhiều loại cây ngắn ngày được người dân đưa vào gieo trồng.

Hoàn lưu bão số 3 gây thiệt hại 175 ha cây lương thực của huyện Si Ma Cai, trong đó, 119 ha lúa; 38 ha cây dược liệu, cây ăn quả ôn đới; cây đậu đỗ và lạc, rau các loại...

Hai tháng sau thiên tai, huyện Si Ma Cai đã tiếp tục chỉ đạo ngành chức năng, các địa phương tập trung thu hoạch cây trồng, tích cực phục hồi sản xuất, bảo đảm sự tăng trưởng bền vững về sản lượng lương thực và các mặt hàng nông sản.Trong tháng 9, huyện Si Ma Cai đã được tỉnh phân phối nguồn giống hỗ trợ từ Trung ương với 9 tấn lúa giống, 2 tấn giống ngô nếp và 20 kg hạt rau. Đồng chí Hoàng Văn Dương, Chủ tịch UBND huyện Si Ma Cai thông tin: Địa phương ưu tiên khôi phục sản xuất các mặt hàng chủ lực của huyện như 214 ha cây dược liệu; phát triển các cây trồng tiềm năng như hồng, lạc mùa, rau, đậu, kinh tế lâm nghiệp.

Người dân Si Ma Cai tập trung khôi phục sản xuất nông nghiệp.

Người dân Si Ma Cai tập trung khôi phục sản xuất nông nghiệp.

Sau thiên tai có tính lịch sử, sự chủ động thích ứng, linh hoạt của ngành nông nghiệp và các địa phương thể hiện ở việc bám sát tình hình, rà soát, thống kê thiệt hại và kịp thời đưa ra phương án phục hồi sản xuất với tinh thần khẩn trương và khả thi nhất. Với địa phương là việc nhận hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật xử lý đất sản xuất bị vùi lấp bởi đất sét, đất bị nhiễm phèn, đất bị cát, sỏi, đá phủ bề mặt; nhận hỗ trợ kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại sau thiên tai.

Phương châm của ngành nông nghiệp là ưu tiên “tái thiết xanh” diện tích cây trồng bị thiệt hại để bù đắp sản lượng, giá trị sản xuất, tạo nguồn thu cho người nông dân sớm nhất. Các loại rau xanh, cây trồng ngắn ngày, cây ngô được ưu tiên canh tác để bù đắp sản lượng, tranh thủ thời điểm tiêu thụ và giá bán sản phẩm trên thị trường thuận lợi, hợp lý.

8.png

Từ nguồn giống hỗ trợ, với cây lúa cần chờ vụ sản xuất xuân hè, riêng cây ngô, rau, đậu các loại được ngành nông nghiệp chỉ đạo triển khai sản xuất từ trung tuần tháng 9, đến nay đã có nhiều diện tích cho thu hoạch, thậm chí đã thu hoạch đến lứa thứ 2 như rau ngắn ngày.

Nhờ chỉ đạo sát sao, kế hoạch sản xuất vụ thu đông toàn tỉnh được điều chỉnh tăng từ 1.200 ha lên 5.680 ha; trong đó rau, đậu các loại 3.500 ha và ngô 1.820 ha...; diện tích tăng thêm nhằm bù đắp sản lượng, giá trị sản xuất gồm 600 ha ngô, 600 ha rau.

Tính đến ngày 10/11, toàn tỉnh đã trồng được 4.600 ha cây vụ thu đông, tương đương với 80% diện tích theo kế hoạch điều chỉnh sau bão lũ, trong đó đã hoàn thành việc trồng 1.960 ha bằng nguồn giống do Trung ương hỗ trợ.

Vùng lũ nay đã ngập sắc tươi xanh trở lại.

Vùng lũ nay đã ngập sắc tươi xanh trở lại.

Tái thiết xanh là nhiệm vụ chính trị quan trọng mà Tỉnh ủy, UBND tỉnh yêu cầu ngành chức năng, các địa phương dành nguồn lực triển khai thực hiện nhằm nhanh chóng phục hồi nền kinh tế và ổn định đời sống của người dân, nhất là ở khu vực nông thôn sau đợt mưa lũ tàn khốc. Ngoài sự chủ động, tích cực, quyết liệt, yêu cầu đặt ra còn là sự thích ứng linh hoạt với nhiều giải pháp sáng tạo để vượt khó, duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương trong thời gian tới.

Hoàn lưu bão số 3 (Yagi) gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp Lào Cai gần. 900 tỷ đồng. Cụ thể, thiên tai ảnh hưởng 2.475 ha lúa mùa, trong đó có 827 ha lúa mất trắng, 370 ha đất trồng lúa không thể phục hồi; làm hư hỏng 1.448 ha ngô; 680 ha cây trồng khác.

Diện tích cây ăn quả bị thiệt hại là 260 ha và 40.000 cây ăn quả ôn đới, 45.000 cây chuối mô; gây hại 820 ha cây công nghiệp, dược liệu; 162.000 cây, chậu hoa; lâm nghiệp thiệt hại 1.000 ha; riêng thủy sản bị thiệt hại 411 ha ao, sản lượng mất trắng 3.050 tấn; chăn nuôi thiệt hại 60.000 con, trong đó gia cầm 58.000 con; 1.000 chuồng nuôi nhốt gia súc, gia cầm bị hư hại.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn nái bản địa sinh sản an toàn dịch bệnh

Đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn nái bản địa sinh sản an toàn dịch bệnh

Ngày 10/12, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát, UBND xã Pa Cheo (huyện Bát Xát) tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện mô hình chăn nuôi lợn nái bản địa sinh sản an toàn dịch bệnh, dựa vào quản lý cộng đồng năm 2024.

Chuyên gia Trung Quốc: Việt Nam năm 2024 gây ấn tượng về phát triển kinh tế và ngoại giao

Chuyên gia Trung Quốc: Việt Nam năm 2024 gây ấn tượng về phát triển kinh tế và ngoại giao

Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, nhà báo Ngụy Vi, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, Trưởng Ban Việt ngữ - Đài Phát thanh và Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế và ngoại giao của Việt Nam năm 2024, đồng thời cũng cho rằng, trong năm 2025, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục xu thế phát triển và sẽ đạt được những thành tựu nổi bật hơn.

Hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu tăng trưởng năm 2024

Hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu tăng trưởng năm 2024

Nền kinh tế Việt Nam đang tăng tốc "về đích" các chỉ tiêu phát triển đề ra cho năm 2024. Các giải pháp điều hành đều nhất quán tập trung cho mục tiêu giữ đà phát triển, thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu các dự án về đích năm 2025

Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu các dự án về đích năm 2025

Những dự án nào có mốc tiến độ trong năm 2025 cần phải tập trung tối đa nhân lực, vật lực để hoàn thành như cam kết. Đây là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh sau khi làm việc với Ban Quản lý dự án 7 và Ban Quản lý Dự án Mỹ Thuận về một số dự án mà hai đơn vị đang thực hiện.

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc với lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam về tiến độ khu tái định cư Làng Nủ và Nậm Tông

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc với lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam về tiến độ khu tái định cư Làng Nủ và Nậm Tông

Chiều 8/12, tại Hà Nội, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam về tiến độ xây dựng dự án tái định cư Làng Nủ (huyện Bảo Yên) và Nậm Tông (huyện Bắc Hà).

Bài cuối: Quản lý chặt chẽ để phát triển bền vững

Phát triển “nóng” nghề nuôi cá nước lạnh và những hệ lụy: Bài cuối: Quản lý chặt chẽ để phát triển bền vững

Trước thực trạng phát triển “nóng” cơ sở nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh, tháng 5/2024, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương về việc chủ động tổ chức kiểm tra hoạt động xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên nước các cơ sở nuôi cá nước lạnh tự phát.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí về tiến độ khu tái thiết thôn Kho Vàng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí về tiến độ khu tái thiết thôn Kho Vàng

Sáng 7/12, tại công trường khu tái thiết thôn Kho Vàng, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam do đồng chí Đỗ Chí Thanh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn làm Trưởng đoàn về tiến độ dự án và chuẩn bị điều kiện tổ chức lễ khánh thành.

Lấy lại "thời hoàng kim" cho chợ truyền thống

Lấy lại "thời hoàng kim" cho chợ truyền thống

Từng là hình thức phân phối được ưa chuộng hàng đầu song hiện nay, việc phát triển chợ truyền thống ở Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn. Cần nhiều giải pháp để chợ truyền thống lấy lại được “thời hoàng kim” của mình.

Bài 2: Lợi nhuận cao - rủi ro lớn

Phát triển “nóng” nghề nuôi cá nước lạnh và những hệ lụy: Bài 2: Lợi nhuận cao - rủi ro lớn

“Lợi nhuận ròng từ nuôi cá nước lạnh mang lại rất lớn, chỉ cần 1 - 2 lứa thành công đã có thể thu hồi vốn. Do đó, bất chấp những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, nhiều hộ dân, doanh nghiệp ở các địa phương trong tỉnh vẫn rốt ráo tìm mọi vị trí có nguồn nước lạnh phù hợp để xây dựng trại nuôi” - ông Lê Tân Phong, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai nhận định.

Bài cuối: Màu xanh trở lại

Tái thiết xanh sau thiên tai: Bài cuối: Màu xanh trở lại

Ngay sau mưa lũ, nông dân các vùng chuyên canh rau ở huyện Bảo Thắng tập trung khôi phục diện tích bị ngập úng bằng những cây trồng phù hợp, đáp ứng nhu cầu rau xanh của thị trường. Những bãi bồi ven sông Hồng và các mảnh vườn nhà đã phủ lên màu xanh non, hứa hẹn vụ rau đông thắng lợi.

fb yt zl tw