Ấm tình thầy - trò trong những ngày mưa lũ

Hoàn lưu bão số 3 gây thiệt hại lớn về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, nhiều trường học bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều học sinh đang học tập tại các trường không thể về nhà do đường xa, nhiều điểm bị sạt lở, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Trong bối cảnh đó, các trường học đã quan tâm bố trí chỗ ăn, ở cho các em đảm bảo an toàn trong đợt mưa lũ.

Gần 100 học sinh huyện nghèo Si Ma Cai ở lại trường an toàn trong mưa lũ

Chúng tôi có mặt tại huyện Si Ma Cai vào ngày 11/9/2024. Trong những ngày qua, huyện Si Ma Cai chịu ảnh hưởng nặng nề do hoàn lưu bão số 3 gây ra, hàng trăm ngôi nhà bị ngập lụt suốt hai ngày. Đặc biệt, các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, xã trên địa bàn thị trấn Si Ma Cai bị tàn phá nặng nề, khiến giao thông bị chia cắt. Trong đó, nhiều thôn, bản ở một số xã như Quan Hồ Thẩn, Nàn Sín, Sán Chải, Sín Chéng… bị cô lập do đường bị sạt lở, đứt gãy, ngập lụt.

b1 (8).jpg
Học sinh ở lại Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Si Ma Cai được các thầy, cô giáo chăm lo ăn nghỉ chu đáo.

Mặc dù Sở Giáo dục và Đào tạo đã ra văn bản về việc cho học sinh nghỉ học từ ngày (9/9), nhưng do đường về nhà sạt lở, một số điểm ngập úng nên em Ly Seo Tú, học sinh Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Si Ma Cai không thể về nhà thăm gia đình, buộc phải ở lại trường để tiếp tục sinh hoạt với các bạn cùng hoàn cảnh.

A1 (6).jpg
Em Ly Seo Tú.

Em Ly Seo Tú cho biết: Mặc dù rất lo lắng vì mưa bão ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, nhưng em không thể về nhà do quãng đường xa gần 20 km, có nhiều điểm bị sạt lở, ngập úng rất nguy hiểm. Ở lại trường em nhận được sự quan tâm, động viên, chia sẻ của các thầy cô, bạn bè nên cũng yên lòng.

A1 (1).jpg
A1 (3).jpg
A1 (2).jpg
Nấu ăn phục vụ học sinh ở lại tại Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Si Ma Cai dịp mưa bão.

Cũng như em Lý Seo Tú, em Cư Viễn Chương, thôn Ngải Phóng Chồ 2, xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai cũng ở lại trường để tiện cho việc học tập, sinh hoạt. Em Chương chia sẻ: Đường về nhà em bây giờ cũng sạt lở nhiều, hơn nữa về nhà cũng không có điện, không có sóng điện thoại, điều kiện sinh hoạt sau mưa lũ cũng rất khó khăn nên em chọn ở lại trường để tiện cho việc học tập, sinh hoạt. Ở lại trường em cùng các bạn quét dọn trường lớp, hỗ trợ bốc xếp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm của các nhà hảo tâm gửi đến ủng hộ đồng bào các dân tộc Si Ma Cai đang gặp khó khăn trên địa bàn huyện.

A1 (7).jpg
Em Cư Viễn Chương.

Ông Lưu Hoàng Anh, Phó Hiệu trưởng, Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Si Ma Cai cho biết: Hiện nay, toàn trường có 488 học sinh, trong số này có gần 100 học sinh ở lại trường tiếp tục sinh hoạt, học tập trong đợt mưa lũ. Mặc dù bị ảnh hưởng do mưa bão, việc mua bán thực phẩm phục vụ nấu ăn gặp khó khăn, nguồn điện lưới, nước sinh hoạt khan hiếm, nhưng chúng tôi luôn nỗ lực hết sức để chăm lo cho học sinh ở lại trường trong dịp mưa lũ. Rất may mắn trong lúc khó khăn chúng tôi cũng nhận được sự hỗ trợ từ các cấp, ngành, địa phương và các nhà hảo tâm.

A1 (5).jpg
Học sinh ở lại Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Si Ma Cai có tâm lý vui vẻ, thoải mái.

Câu chuyện xúc động tại Trường THCS và THPT Bát Xát

Tại Trường THCS và THPT Bát Xát tại xã Mường Hum, ảnh hưởng do thiên tai gây ra quá nặng nề. Đêm và sáng 9/9 xảy ra vụ sạt lở đất khiến toàn bộ dãy nhà xe và 16 phòng ở bán trú của học sinh bị sập đổ hoàn toàn, đất đá vùi lấp 10 xe máy của giáo viên và học sinh cùng khu trạm bơm cứu hỏa. Khu vực taluy dương sau khu nhà bán trú 5 tầng cũng bị sạt khoảng 6.000 m3 đất, đá. Taluy âm phía giáp tỉnh lộ 156 B bị sạt lở khoảng 20 m chiều dài. Phía sau dãy phòng học 4 tầng cũng xuất hiện nhiều vết nứt, có nguy cơ sạt lở cao.

b1 (1).jpg
Sạt lở khiến dãy nhà xe và 16 phòng ở bán trú của Trường THCS và THPT Bát Xát tại xã Mường Hum đổ sập.

Thầy giáo Nguyễn Thành Trung, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Buổi sáng ngày 9/9, trước khi xảy ra vụ sạt lở đất, tôi cùng nhân viên bảo vệ nhà trường đã chủ động kiểm tra khu vực xung quanh trường. Qua đó, phát hiện có vị trí bị sạt lở nhỏ tại khu vực nhà xe và có nước ngầm chảy ra, nên đã phối hợp với UBND xã, công an xã khẩn cấp di chuyển toàn bộ 131 học sinh bán trú và 11 giáo viên, nhân viên và người thân đang ở tại trường ra Nhà văn hóa thôn Piềng Láo và điểm trường Mầm non Piềng Láo để đảm bảo an toàn. Nhờ đó, 142 học sinh, giáo viên và người thân của các thầy, cô giáo đã thoát khỏi nguy hiểm.

b1 (3).jpg
Một số học sinh phải di chuyển lên phòng học để ở tạm.

Những ngày qua, xã Mường Hum bị cô lập hoàn toàn do đường lên xã sạt lở nhiều điểm, khiến việc cung ứng lương thực, nước sinh hoạt, nhu yếu phẩm gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, tình trạng mất điện, mất sóng điện thoại khiến việc thông tin liên lạc bị ngắt hoàn toàn. Tại hai điểm ở tạm, được sự giúp đỡ của chính quyền xã, lực lượng công an và nhân dân, công tác chăm lo cho học sinh được đảm bảo. Các thầy, cô chia thành các tổ trực, nấu ăn, quản lý, nhắc nhở học sinh không di chuyển trên các tuyến đường bị sạt lở, tránh những mối nguy hiểm xảy ra. Trong 3 ngày mưa lũ, do di chuyển khẩn cấp, nên mỗi học sinh chỉ có 1 bộ quần áo mặc trên người. Vì thế, các thầy, cô giáo lại vất vả về trường lấy quần áo mang xuống cho các em.

b1 (6).jpg
b1 (7).jpg
Trong điều kiện bị cô lập, các thầy, cô trong nhà trường vẫn nỗ lực hết sức để chăm chút bữa ăn cho học sinh.

Trước tình hình mưa lũ gây khó khăn và thiệt hại cho nhà trường, ngay từ ngày 11/9, khi những cơn mưa chưa dứt, thầy giáo Vũ Xuân Quế, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Bát Xát cùng với 7 thầy, cô giáo đã quyết tâm vượt qua đoạn đường sạt lở nguy hiểm, từ xã Bản Xèo đi bộ hơn 10 km để lên Mường Hum chỉ đạo công tác chăm lo cho học sinh. Đường trơn và lầy lội, có hàng chục điểm sạt lở, hiểm nguy luôn rình rập. Khi đặt chân đến đất Mường Hum thì cũng là lúc thầy, cô giáo mệt nhoài, quần áo bê bết bùn đất, nhưng các thầy, cô rất phấn khởi và “thở phào” nhẹ nhõm.

Thầy giáo Vũ Xuân Quế, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Bát Xát cho biết: Đến ngày 14/9, tình hình mưa lũ đã ổn định, một số tuyến đường đã thông, nhiều gia đình đã xuống trường đón học sinh về, còn khoảng 20 học sinh đang ở tại điểm Trường Mầm non thôn Piềng Láo. Hiện, nhà trường vẫn chưa thể tổ chức dạy học mà sẽ khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai, chuẩn bị cơ sở vật chất như dọn vệ sinh khu nhà đa năng và các lớp học làm chỗ ở tạm cho học sinh, dựng bếp ăn tạm, nhà vệ sinh tạm, đảm bảo sinh hoạt cho học sinh bán trú. Trường THCS và THPT Bát Xát cố gắng để sau 1 tuần sẽ tổ chức dạy học trở lại.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3

Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Hơn 5.600 tập thể, cá nhân ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Hơn 5.600 tập thể, cá nhân ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đến 15 giờ ngày 17/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của hơn 5.600 tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh với số tiền số tiền hơn 242,6 tỷ đồng (trong đó Quỹ cứu trợ Trung ương là 180 tỷ đồng; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhà hảo tâm là hơn 62,6 tỷ đồng).

Ban Vận động cứu trợ tỉnh tiếp nhận 2,47 tỷ đồng hỗ trợ trong sáng 17/9/2024

Ban Vận động cứu trợ tỉnh tiếp nhận 2,47 tỷ đồng hỗ trợ trong sáng 17/9/2024

Sáng 17/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã trực tiếp tiếp nhận hỗ trợ của 8 đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp với số tiền 2,47 tỷ đồng, qua đó nâng mức hỗ trợ và cam kết hỗ trợ của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân qua cơ quan MTTQ Việt Nam tỉnh lên con số gần 85 tỷ đồng.

[Ảnh] Người dân A Lù xúc động nhận hàng cứu trợ của các nhà hảo tâm

[Ảnh] Người dân A Lù xúc động nhận hàng cứu trợ của các nhà hảo tâm

Từ ngày 15/9, tuyến đường Mường Hum - Y Tý - Ngải Thầu (Bát Xát) cũ đã được thông đường, nhiều đoàn xe chở hàng cứu trợ từ khắp các tỉnh trong cả nước đã đến với vùng lũ A Lù. Đồng bào các dân tộc xã A Lù sau 1 tuần bị cô lập xúc động khi được nhận những nhu yếu phẩm, hàng hóa đong đầy tình yêu thương của các đoàn thiện nguyện vượt đường xa đến với bà con.

Cán bộ, nhân viên Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345: Sống cùng nhịp thở người dân Phìn Chải 2

Cán bộ, nhân viên Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345: Sống cùng nhịp thở người dân Phìn Chải 2

Chặng đường từ A Mú Sung đến thôn Phìn Chải 2, xã A Lù không quá xa, ngày thường nếu đi ô tô chỉ hết chừng hơn 1 giờ, nhưng sau cơn mưa lớn vào rạng sáng 9/9 con đường đã hư hỏng nặng. Để đến được thôn thực hiện công tác cứu hộ nạn nhân bị sạt lở đất, 27 cán bộ, nhân viên của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 phải hành quân bộ gần 20 cây số. Một bên vực sâu, một bên vách núi, nhiều điểm sạt lở, tất cả khó khăn đó không làm chùn bước những người chiến sĩ.

Sử dụng chó nghiệp vụ của biên phòng tìm kiếm người mất tích ở Nậm Tông

Sử dụng chó nghiệp vụ của biên phòng tìm kiếm người mất tích ở Nậm Tông

Đại tá Nguyễn Phi Khanh, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai cho biết: Sáng nay 17/9, Bộ đội Biên phòng đã cử đi gần 20 cán bộ cùng 5 chó nghiệp vụ đến hiện trường để triển khai tìm kiếm cứu nạn người mất tích trong vụ sạt lở đất tại xóm Bản Cái, thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc (Bắc Hà).

Thư, điện, thông điệp thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng của cơn bão số 3

Thư, điện, thông điệp thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng của cơn bão số 3

Bày tỏ tình đoàn kết và sẻ chia với Việt Nam về những thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, lãnh đạo các nước trên thế giới tiếp tục gửi thư, điện, thông điệp tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Đồng thời, các nước và tổ chức quốc tế cũng kịp thời hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp nhân lực, vật lực cho Việt Nam để khắc phục hậu quả trong thời gian sớm nhất.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong chỉ đạo khẩn trương triển khai khu tái định cư thôn Nậm Tông và thôn Kho Vàng

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong chỉ đạo khẩn trương triển khai khu tái định cư thôn Nậm Tông và thôn Kho Vàng

Chiều 16/9, Đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và đoàn công tác của tỉnh đã đi khảo sát các điểm tái định cư cho người dân thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà.

"Vì nước quên thân, vì dân phục vụ"

"Vì nước quên thân, vì dân phục vụ"

Quên đói, quên mệt, quên cả hiểm nguy rình rập xung quanh, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an trên địa bàn tỉnh đã vượt núi, băng rừng, vượt dòng lũ dữ để kịp thời đưa tin, tham gia công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, tiếp tế lương thực, thực phẩm cho người dân ở vùng cô lập. Những câu chuyện, hành động dũng cảm “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” của các anh trong khắc phục hậu quả thiên tai đã để lại hình ảnh đẹp, khiến người dân cảm động.

Hơn 82,1 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Hơn 82,1 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đến 15h ngày 16/9/2024, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 82,1 tỷ đồng (bao gồm cả tiền ủng hộ của Quỹ cứu trợ Trung ương).

fbytzltw