50 năm Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Toán học quốc tế: Thành tích ấn tượng

Ngày 10/8, tại Hà Nội, Viện nghiên cứu cao cấp về Toán phối hợp với Viện Toán học Việt Nam tổ chức Hội thảo “Đánh giá công tác bồi dưỡng và kết quả thi học sinh giỏi môn Toán quốc gia, quốc tế giai đoạn 2015 - 2024” nhân dịp kỷ niệm 50 năm Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Toán học quốc tế (IMO).

Tham dự hội thảo có nhiều nhà Toán học xuất sắc, thành viên từng tham gia đội tuyển Olympic Toán học quốc tế các thời kỳ.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại Hội thảo.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại Hội thảo.

Năm 1974, trong bối cảnh cuộc đấu tranh thống nhất đất nước còn chưa kết thúc, theo sáng kiến của một số nhà Toán học, đứng đầu là Giáo sư Hoàng Tụy, được sự ủng hộ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Việt Nam lần đầu tiên cử đoàn 5 học sinh tham dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế dành cho học sinh trung học tại Cộng hòa Dân chủ Đức.

Dẫn đoàn là hai nhà giáo Lê Hải Châu và Phan Đức Chính. Ngay trong lần đầu tiên tham dự, các học sinh Việt Nam đã gây bất ngờ lớn với thành tích xuất sắc 1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng.

Kể từ lần đầu tiên tham dự (năm 1974) đến nay, nhiệm vụ thành lập các đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự Olympic Toán học quốc tế (IMO) được Chính phủ giao cho Bộ Giáo dục (giai đoạn 1974 - 1990), Bộ Giáo dục và Đào tạo (giai đoạn 1990 đến nay), chủ trì tổ chức thực hiện.

Trong 50 năm qua, đội tuyển Việt Nam đã có 289 lượt học sinh tham dự IMO, mang về thành tích 69 Huy chương Vàng, 118 Huy chương Bạc, 84 Huy chương Đồng và 3 bằng khen.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn bày tỏ tự hào về thành tích của Việt Nam đã đạt được trong 50 năm tham dự IMO, cũng như phong trào học tập Toán ở trong nước; thành công của các nhà toán học, các nhà khoa học có sử dụng toán của đất nước…

Thứ trưởng khẳng định: Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn đề cao vai trò môn Toán, từ phổ thông đến đào tạo đại học, sau đại học và trong nghiên cứu. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, Toán học càng trở nên quan trọng. Vì vậy, để duy trì, nâng cao thành tích của đội tuyển Toán Việt Nam, thúc đẩy dạy học Toán hiệu quả, cần làm tốt hơn việc dạy và học Toán ở phổ thông, nghiên cứu tốt hơn ở đại học.

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, với công nghệ hiện nay, một thầy giỏi Toán có thể dạy cho nhiều học sinh, không chỉ trường mình, địa phương mình mà trên toàn quốc. Đóng góp của thầy giỏi vì vậy sẽ rộng hơn. Học sinh không chỉ học từ một thầy giỏi mà có thể học nhiều thầy giỏi, từ đó có được nhiều học sinh giỏi hơn, nền Toán học của Việt Nam sẽ có sự phát triển bứt phá.

Tại hội thảo, từ các kết quả, bài học sau 50 năm Việt Nam tham dự IMO, các đại biểu đã trao đổi, chia sẻ để Việt Nam duy trì, nâng cao thành tích Toán trên sân chơi quốc tế và giải pháp phát triển bền vững, sâu rộng phong trào học Toán.

Nhìn lại chặng đường đã qua, Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu khẳng định, kỳ thi Olympic Toán học quốc tế IMO là một sân chơi trí tuệ, phần nào là thước đo để đánh giá năng lực phát triển giáo dục Toán học của một quốc gia. Tuy có những nốt thăng trầm nhưng trong mỗi thời kỳ, Việt Nam đều có những cá nhân rất xuất sắc. Những cựu học sinh IMO đã và đang là những nhà khoa học chuyên nghiệp, có uy tín quốc tế, tích cực đóng góp vào sự phát triển của Toán học Việt Nam.

GS Ngô Bảo Châu phát biểu tại Hội thảo.
GS Ngô Bảo Châu phát biểu tại Hội thảo.

Giáo sư Ngô Bảo Châu chia sẻ: Chúng ta đã bước đầu tìm ra được cách thức tạo nên sự gắn kết giữa các nhà khoa học người Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài với các nhà khoa học trong nước để thúc đẩy nghiên cứu, đào tạo thông qua mô hình Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán. Sự đoàn kết, gắn bó giữa cộng đồng Toán học Việt Nam trong và ngoài nước, cùng sự quan tâm của Chính phủ; sự yêu thích học Toán của các bạn trẻ Việt Nam cần tiếp tục phát huy hơn nữa để phong trào học Toán được bền vững, sâu rộng hơn; môn Toán và các môn khoa học cơ bản khác trở thành lựa chọn một cách tự nguyện của người trẻ.

Có thể thấy, trong 50 năm qua, các đội tuyển IMO Việt Nam có thành tích tương đối ổn định, được bạn bè quốc tế đánh giá cao không chỉ về số lượng huy chương mà còn về các thành tích nổi trội đặc biệt. Như điểm tuyệt đối của cựu học sinh Lê Bá Khánh Trình năm 1979, Lê Hùng Việt Bảo năm 2003, Ngô Quý Đăng năm 2022…; nhiều học sinh hai năm liền đoạt huy chương Vàng quốc tế như: Ngô Bảo Châu năm 1988 - 1989, Vũ Ngọc Minh năm 2001 - 2002, Lê Hùng Việt Bảo năm 2003 - 2004, Ngô Quý Đăng năm 2020 - 2022, Phạm Việt Hưng năm 2022 - 2023…

Năm 2007, Việt Nam đã tổ chức thành công IMO lần thứ 48 với sự tham gia của 93 nước và vùng lãnh thổ. Việc tổ chức đã tạo ấn tượng tốt đẹp với cộng đồng quốc tế, khẳng định trình độ của giới Toán học Việt Nam đủ sức để thực hiện những công việc có tính chuyên môn cao hàng đầu.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Ngày 22/11, tại thành phố Lào Cai, Cục Thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên hệ thống thông tin cơ sở.

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1/2025 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

fbytzltw