50 năm Thống nhất đất nước: Ký ức tuổi thanh xuân mang tên Thanh niên xung phong

Trải qua hơn nửa thế kỷ, trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, có một thế hệ mãi được khắc ghi - những Thanh niên xung phong, gửi trọn tuổi thanh xuân để viết nên trang sử hào hùng cho dân tộc.

Hơn 70% số phụ nữ nông dân "Ba đảm đang" trên mặt trận sản xuất nông nghiệp với khí thế "tay cày, tay súng," vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu. Trong ảnh: Tiểu đội 2 gồm toàn nữ thuộc Đại đội 551, Tổng đội 55 Thanh niên xung phong Hà Tĩnh mở đường mới cho xe ra tiền tuyến.
Hơn 70% số phụ nữ nông dân "Ba đảm đang" trên mặt trận sản xuất nông nghiệp với khí thế "tay cày, tay súng," vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu. Trong ảnh: Tiểu đội 2 gồm toàn nữ thuộc Đại đội 551, Tổng đội 55 Thanh niên xung phong Hà Tĩnh mở đường mới cho xe ra tiền tuyến.

Trải qua hơn nửa thế kỷ, từ những năm tháng chiến tranh khốc liệt đến thời kỳ đổi mới, niềm vui độc lập đan xen cùng những ký ức lắng đọng.

Trong dòng chảy lịch sử ấy, có một thế hệ mãi được khắc ghi - những người khoác áo xanh Thanh niên xung phong, gửi trọn tuổi thanh xuân để viết nên trang sử hào hùng cho dân tộc.

Sống mãi hào khí Thanh niên xung phong

Năm 1975, khi đất nước bước vào thời kỳ tái thiết, Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập các Đội Thanh niên xung phong với nhiệm vụ khai hoang, phục hóa, làm thủy lợi ở các vùng ngoại thành.

Ban Vận động khai hoang và Xây dựng kinh tế mới Trung ương thành lập hai Đội Thanh niên xung phong đi xây dựng các khu kinh tế mới ở Tây Ninh và Sông Bé (hiện là tỉnh Bình Dương và Bình Phước). Đây là hai đội tiền thân của Tổng đội Thanh niên xung phong Thành đoàn và Tổng đội Thanh niên xung phong Xây dựng kinh tế mới.

Ngày 28/3/1976, hơn 10.000 thanh niên đầy nhiệt huyết đã lên đường đến những vùng đất hoang sơ, khắc nghiệt nhất, nơi từng là “vành đai trắng,” để biến chúng thành những khu kinh tế mới tràn đầy sức sống. Lực lượng Thanh niên xung phong đã đào những con kênh tháo phèn, chống úng, tưới tiêu, đắp đê, gia cố hệ thống thủy lợi, đắp bờ đê ngăn mặn, đắp đập. Nhờ đó, những nông trường trồng hoa màu, lương thực lần lượt xuất hiện, phủ xanh những vùng đất trắng bị đạn bom cày xéo.

Thanh niên xung phong tiếp tục đặt chân đến các vùng quê xa hơn để làm sống lại màu xanh trên những mảnh đất hoang hóa, từ vùng Kiên Giang, Long An, đến Lâm Đồng, Đắk Lắk. Tại những vùng đất mới, sau khi khai hoang, Thanh niên xung phong đã trồng lúa mỳ, cao lương, mía...

Hai năm sau ngày giải phóng, những vùng đất từng hoang vu đã khôi phục lại màu xanh, trở thành những “vành đai xanh,” mang đến cuộc sống mới cho hàng nghìn gia đình đi lập nghiệp, góp phần kiến tạo một diện mạo mới cho vùng Nam Bộ và Nam Tây Nguyên.

Thế nhưng, năm 1977, tập đoàn phản động Pol Pot - Ieng Sary đã liên tục tấn công xâm lược Việt Nam, sát hại dã man đồng bào, gây ra cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam đẫm máu, xâm phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Một lần nữa, lực lượng Thanh niên xung phong lại tiên phong xung trận.

Chùa Phi Lai là nơi chứng kiến cuộc thảm sát ghê rợn chốn cửa thiền của quân Pol Pot với đồng bào Ba Chúc. (Ảnh tư liệu)
Chùa Phi Lai là nơi chứng kiến cuộc thảm sát ghê rợn chốn cửa thiền của quân Pol Pot với đồng bào Ba Chúc. (Ảnh tư liệu)

Có những lá đơn viết bằng máu xin ra chiến trường, có những lời hứa nguyện dâng trọn tuổi thanh xuân cho đất nước. Không chỉ tham gia mở đường, tiếp tế lương thực, xây dựng công sự phòng thủ, họ còn trực tiếp sát cánh cùng bộ đội, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Trên mảnh đất biên giới Tây Ninh, 99 cán bộ, đội viên Thanh niên xung phong đã ngã xuống, góp phần bảo vệ vững chắc biên cương và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả.

Ngày nay, có một Khu Tưởng niệm Liệt sỹ Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng tại xã Long Phước, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh không chỉ là nơi tri ân, mà còn là chứng nhân lịch sử. Mỗi năm, vào những dịp lễ lớn, những người đồng đội năm xưa lại trở về đây, lặng lẽ thắp nén nhang tưởng nhớ những người đã mãi mãi dừng lại ở tuổi đôi mươi.

Hành trình tiếp nối

Những ngày cuối tháng Ba này, trong không khí cả nước hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, nhắc nhớ về một mùa Xuân lịch sử, khi dân tộc bước ra từ khói lửa chiến tranh, khẳng định khát vọng hòa bình và phát triển. Nửa thế kỷ trôi qua, Việt Nam vươn mình mạnh mẽ, nhưng ký ức về những hy sinh vẫn còn đó. Và trong dòng chảy thời gian, những cựu Thanh niên xung phong lại trở về vùng biên giới Tây Nam, thắp nén nhang tri ân đồng đội đã ngã xuống - những người đã hiến dâng tuổi trẻ cho độc lập, tự do của Tổ quốc.

Bà Dương Thị Ngọc, một nữ Thanh niên xung phong từng có mặt tại mặt trận biên giới Tây Ninh, kể: “Chúng tôi chứng kiến những anh bộ đội, những đồng đội của mình hy sinh. Nhưng lúc đó, tình yêu đất nước lớn hơn cả nỗi sợ. Ai cũng muốn cống hiến hết mình.” Động lực ấy giúp cho bà vượt qua tất cả, ngày cáng thương, tải đạn đến quên mệt, đêm đắp đường dưới ánh trăng.

Thắp nén nhang cho những người đồng đội xưa, cựu Thanh niên xung phong Đoàn Ngọc Hùng, xúc động chia sẻ: “Khi chúng tôi đến nơi đây, tất cả đều còn rất trẻ, hành trang lúc ấy chỉ có bầu nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm. Và khi đồng đội mình ngã xuống, chúng tôi hiểu rằng, mỗi người còn sống phải sống sao cho xứng đáng với đất nước.”

Trở lại vùng đất từng bị bom đạn cày xới năm xưa, ông Hùng và những cựu Thanh niên xung phong không khỏi bồi hồi trước sự đổi thay diệu kỳ. Những cánh đồng xanh mướt trải dài nơi từng là “vành đai trắng” hoang tàn, những con đường đất đỏ nay đã được bêtông hóa phẳng lỳ, dẫn lối về tận ngõ nhà dân. Bao năm trước, ông và đồng đội đã đổ mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu xương để mở đường, xây cầu, dựng lại cuộc sống. Hôm nay, đứng giữa sự đổi thay ấy, ông hiểu rằng những hy sinh ngày đó không hề vô nghĩa, quê hương đã hồi sinh, biên cương đã vững vàng, tinh thần Thanh niên xung phong vẫn vang mãi hào khí.

Kế thừa tinh thần xung kích ấy, anh Nguyễn Trung Hận, Bí thư Đoàn Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh, khẳng định: “Chúng tôi tự hào khi được tiếp nối truyền thống Thanh niên xung phong. Những câu chuyện về sự hy sinh, cống hiến của thế hệ đi trước là động lực để thế hệ trẻ hôm nay phấn đấu, không ngừng học tập và rèn luyện.”

Theo Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Minh Khoa, trải qua 49 năm xây dựng và phát triển, Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là đội quân xung kích trong những nhiệm vụ khó khăn mà còn là một trường học lớn cho thanh niên như lời Bác Hồ đã dạy. Mỗi cán bộ, đội viên Thanh niên xung phong ngày nay luôn giữ vững tinh thần tiên phong, sáng tạo, đoàn kết, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Thành phố giao.

Trong chặng đường sắp tới, tinh thần ấy sẽ tiếp tục được phát huy với những đổi mới phù hợp để thu hút và truyền lửa cho thế hệ trẻ. Bởi hơn ai hết, những người khoác màu áo xanh hiểu rằng, hào khí Thanh niên xung phong không chỉ thuộc về quá khứ, mà còn là động lực để dựng xây tương lai.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai ghi nhận 1 ca viêm não mô cầu

Lào Cai ghi nhận 1 ca viêm não mô cầu

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện bệnh viện đang điều trị 1 bệnh nhân mắc não mô cầu sinh năm 2016, trú ở Bản Mo 1, xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Nhận được thông tin, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai đã nhanh chóng thành lập đoàn điều tra, giám sát tại địa phương - nơi bệnh nhi sinh sống.

Động đất độ 5.0 tại Điện Biên: Người dân cảm nhận rung lắc mạnh

Động đất độ 5.0 tại Điện Biên: Người dân cảm nhận rung lắc mạnh

Đánh giá về trận động đất có độ lớn 5.0 vừa xảy ra tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên, ông Nguyễn Thái Sơn, Trạm trưởng Trạm Quan sát địa chấn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên (thuộc Viện Các khoa học Trái đất) cho biết: Trận động đất này có độ rủi ro thiên tai tương ứng cấp 2.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại 7 tỉnh miền núi phía bắc

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại 7 tỉnh miền núi phía bắc

Dự báo, trưa và chiều 16/5 , khu vực các tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn và Cao Bằng có mưa vừa đến mưa to với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi mưa rất to, lượng mưa trên 80mm. Cảnh báo lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện thuộc các tỉnh trên.

Dự kiến ban hành nhiều quy định mới về trả lương dạy thêm giờ cho giáo viên

Dự kiến ban hành nhiều quy định mới về trả lương dạy thêm giờ cho giáo viên

Ngày 15/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập. Những điểm mới trong dự thảo Thông tư nhằm khắc phục khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo thời gian qua.

Phát động Cuộc thi “Phụ nữ làm chủ - Thắp lửa thành công” năm 2025

Phát động Cuộc thi “Phụ nữ làm chủ - Thắp lửa thành công” năm 2025

Thực hiện Dự án “Thúc đẩy phát triển nghề nghiệp và kinh doanh cho thanh niên và phụ nữ” giai đoạn 2023 - 2026 tại tỉnh Lào Cai, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp với tổ chức Aide et Action (AEA) và Trung tâm nghiên cứu về Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) phát động Cuộc thi “Phụ nữ làm chủ - Thắp lửa thành công” năm 2025.

Thời tiết ngày 16/5: Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục mưa lớn, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất và ngập úng

Thời tiết ngày 16/5: Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục mưa lớn, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất và ngập úng

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 16/5, các tỉnh Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa tiếp tục chịu ảnh hưởng của hình thái thời tiết xấu, với mưa rào và dông xảy ra rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến từ 20 - 40mm, có nơi trên 80mm, tập trung chủ yếu vào sáng sớm, chiều tối và đêm.

fb yt zl tw