25 quốc gia đang chờ gia nhập BRICS

Đại sứ Nam Phi tại Nga Mzuvukile Geoff Maqetuka cho biết 25 quốc gia đang nằm trong danh sách chờ gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).

Ảnh minh hoạ: TASS

“Tại hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra ở Kazan (Nga), tất nhiên sẽ có những thành viên mới. Tổng cộng, khoảng 25 quốc gia cho biết rằng họ sẵn sàng gia nhập khối”, hãng thông tấn TASS dẫn lời Đại sứ Maqetuka đưa tin.

Ông Maqetuka nói rằng các thành viên mới dự kiến được kết nạp vào khối tại hội nghị thượng đỉnh ở Kazan. Song ông nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phải làm rõ cách thức để một quốc gia có thể gia nhập BRICS.

“Để trở thành thành viên BRICS, có hai quy trình. Quy trình thứ nhất, quốc gia đó có thể bày tỏ ý định gia nhập khối. Quy trình thứ hai, quốc gia đó có thể trực tiếp đăng ký gia nhập khối. Hiện tại, 25 quốc gia đang chờ gia nhập khối và đến hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15, sáu trong số 25 quốc gia này sẽ được đề cử. Hiện giờ, tôi nghĩ chỉ có 12 quốc gia được xét trong số đó. Vì vậy, vẫn còn khoảng 11 quốc gia vẫn đang chờ đợi”, ông nói.

Theo đại sứ, đến hội nghị thượng đỉnh ở Kazan vào tháng 10, danh sách ứng cử viên sẽ rõ ràng hơn và BRICS sẽ mở rộng. Ông nói sẽ có thông báo về thành viên mới, đặc biệt là từ các nước đã nộp đơn gia nhập khối. Trong đó có Algeria, Belarus, Pakistan và nhiều quốc gia khác. Nhóm BRICS sẽ mở rộng ở Kazan, song không có cách nào để tất cả 11 quốc gia còn lại được chấp thuận trở thành thành viên của khối, quá trình này phải diễn ra từ từ.

Trước đó, tại hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra ở Johannesburg hồi tháng 8/2023, khối này đã mời 5 quốc gia gồm Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cùng với Argentina gia nhập. Các thành viên BRICS tin tưởng động thái này giúp định hình lại một trật tự thế giới mà nhóm cho là đã lỗi thời.

Từ ngày 1/1/2024, Nga tiếp quản vị trí chủ tịch luân phiên của BRICS - khối gồm 5 thành viên Brazil, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi - với chủ đề hoạt động của cả năm là “Tăng cường chủ nghĩa đa phương vì an ninh và phát triển toàn cầu công bằng”. Trong nhiệm kỳ này, Nga sẽ tập trung vào hợp tác tích cực và mang tính xây dựng với tất cả các nước liên quan.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Thế giới có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và bảo đảm rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu, đồng thời bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.

fb yt zl tw