Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Xây dựng nông thôn mới thông minh

Xây dựng nông thôn mới thông minh

Chương trình xây dựng nông thôn mới được xác định là hành trình có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Đích đến của chương trình là những nấc thang, từ nông thôn mới đến nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới thông minh...

Năm 2023, xã Gia Phú (huyện Bảo Thắng) là địa phương đầu tiên được tỉnh chọn thí điểm mô hình chuyển đổi số cấp xã. Việc xây dựng thí điểm mô hình tại xã Gia Phú nhằm triển khai thành công chuyển đổi số cho chính quyền cấp xã, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, đáp ứng các nhiệm vụ trong giai đoạn tới với 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, hướng tới nông thôn mới thông minh.

z4894713638238_5be8aa42b8bfefdc425e796d6322420b.jpg

Ông Phạm Minh Bắc, Chủ tịch UBND xã Gia Phú cho biết: Xã Gia Phú đã hoàn thành việc hướng dẫn cài đặt, sử dụng địa chỉ số; các ứng dụng như VssID, VNeID đã được người dân cài đặt, sử dụng. Về dịch vụ công trực tuyến, trong số 78 dịch vụ công trực tuyến thực hiện tại xã có 41 dịch vụ được thực hiện toàn trình, 37 dịch vụ đang được xã hoàn thiện cơ sở dữ liệu và phấn đấu trở thành dịch vụ toàn trình trong năm nay.

z4894713694488_b91a0b47fcbc18febd8623700b136999.jpg

Không chỉ Gia Phú mà các xã trong tỉnh cũng đang đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới xã nông thôn mới thông minh. Theo tổng hợp của Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, đến hết tháng 6/2023, tỷ lệ hộ trên địa bàn tỉnh có điện thoại di động đạt 98%; tỷ lệ hộ có điện thoại thông minh là 93,7%. Toàn tỉnh đã triển khai 1.562 tổ công nghệ số cộng đồng tại 1.562 thôn, tổ dân phố (đạt 100%) với sự tham gia của 6.870 thành viên, trong đó lực lượng nòng cốt là đoàn viên, thanh niên.

z4894720733754_8e7679ad18d8ecf6c28385c87ec745cb.jpg

Các huyện, thị xã, thành phố chủ động đào tạo cho tổ công nghệ số cộng đồng và lồng ghép với nhiệm vụ đưa sản phẩm, hàng hóa lên các sàn thương mại điện tử. Đến nay, đã đưa 149/163 sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử (đạt 91%); 100% chủ thể đã có tài khoản thanh toán điện tử; 100% sản phẩm OCOP đã được giới thiệu, quảng bá trên sàn thương mại điện tử tỉnh Lào Cai (laocaitrade.vn) và trang thông tin xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp tỉnh Lào Cai (xttmnongnghiep.laocai.gov.vn). Hiện nay, các địa phương đang triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II trên địa bàn tỉnh cho 170 điểm kết nối tại cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã). Đến nay, toàn tỉnh còn 14 thôn “trắng” sóng 2G; 37 thôn trắng sóng 3G, 4G; 270 thôn chưa có hạ tầng internet băng rộng cáp quang.

z4894713663538_3ca55a51de91308a98b9b310c66ed36d.jpg

Theo ông Đỗ Xuân Thủy, Phó Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh, để thúc đẩy thực hiện các mục tiêu về chuyển đổi số cấp xã, hướng tới nông thôn mới thông minh, các cấp chính quyền cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, đồng thời đẩy mạnh xây dựng chính quyền số, thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw