Việt Nam ủng hộ nghị quyết về vấn đề thành viên Liên hợp quốc của Palestine

Ngày 13/5 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) tiếp tục họp phiên khẩn cấp đặc biệt về tình hình Trung Đông và vấn đề Palestine.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu về lập trường của Việt Nam tại phiên họp khẩn cấp đặc biệt của Đại hội đồng. Ảnh: Thanh Tuấn/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, tại phiên họp, đa số các nước tiếp tục bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với tình hình xung đột và nhân đạo tại Dải Gaza trước các diễn biến mới phức tạp gần đây và nguy cơ leo thang thành cuộc chiến tranh khu vực; hoan nghênh ĐHĐ đã thông qua nghị quyết mới trao thêm một số quyền cho Palestine với tư cách Nhà nước Quan sát viên của LHQ; đánh giá nghị quyết mới được thông qua là bước đi quan trọng hướng tới việc kết nạp Palestine làm thành viên đầy đủ của LHQ, góp phần thúc đẩy thực hiện giải pháp “hai nhà nước” nhằm đạt được hòa bình lâu dài và bền vững ở Trung Đông.

Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, tuyên bố Việt Nam đồng tài trợ và ủng hộ nghị quyết lịch sử của ĐHĐ; ủng hộ Nhà nước Palestine sớm được gia nhập LHQ; khẳng định Việt Nam sát cánh với Palestine trong thực hiện quyền tự quyết bất khả xâm phạm và ủng hộ Palestine sớm được gia nhập làm thành viên đầy đủ của LHQ; cho rằng việc kết nạp Palestine là bước đi có lợi nhất cho giải pháp hai nhà nước, tạo nền tảng cho đàm phán bình đẳng giữa các bên và là bước tiến quan trọng hướng tới hòa bình bền vững ở Trung Đông. Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh tình đoàn kết và sự ủng hộ không ngừng nghỉ của Việt Nam đối với Palestine có nguồn gốc sâu xa từ cuộc đấu tranh chung lâu dài để giành chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập, tự do và mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu về lập trường của Việt Nam tại phiên họp khẩn cấp đặc biệt của Đại hội đồng. Ảnh: Thanh Tuấn/TTXVN

Đại sứ Đặng Hoàng Giang cũng bày tỏ quan ngại nguy cơ leo thang xung đột ở Gaza thành chiến tranh khu vực; lên án mạnh mẽ mọi hình thức bạo lực nhằm vào dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự thiết yếu; phản đối mọi hành vi vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; kêu gọi tất cả các bên kiềm chế tối đa, đối thoại và tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương và các nghị quyết liên quan của LHQ, thực hiện ngừng bắn ngay lập tức và vĩnh viễn, thả vô điều kiện tất cả các con tin và đảm bảo việc cung cấp hàng hóa nhân đạo không bị cản trở; tái khẳng định Việt Nam ủng hộ giải pháp hai nhà nước và tiếp tục hỗ trợ vai trò trung tâm của Cơ quan LHQ về cứu trợ người tị nạn Palestine (UNRWA) trong thực thi trách nhiệm cứu trợ nhân đạo ở khu vực.

Phiên họp khẩn cấp đặc biệt của ĐHĐ LHQ được triệu tập sau khi dự thảo nghị quyết về việc kết nạp Palestine bị phủ quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ ngày 18/4/2024. Theo quy định tại Điều 4 của Hiến chương LHQ, việc kết nạp một thành viên mới phải được Hội đồng Bảo an thông qua trước khi đệ trình ĐHĐ quyết định.

Toàn cảnh Phiên họp khẩn cấp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc về tình hình Gaza và vấn đề Palestine. Ảnh: TTXVN

Trước đó, trong ngày đầu tiên của phiên họp ngày 10/5, ĐHĐ LHQ đã thảo luận về tình hình tại Gaza và bỏ phiếu thông qua Nghị quyết do Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) giới thiệu về việc trao thêm một số quyền cho Palestine với tư cách Nhà nước Quan sát viên của LHQ.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Cải cách tổ chức bộ máy, nỗi niềm của cán bộ, công chức

Cải cách tổ chức bộ máy, nỗi niềm của cán bộ, công chức

Chủ trương về sáp nhập cấp xã, bỏ cấp huyện và hợp nhất một số tỉnh không đủ tiêu chí của Trung ương đang được dư luận quan tâm, là chủ đề "nóng" bàn luận rôm rả từ vài tháng nay. Người dân đồng tình ủng hộ vì giảm gánh nặng hành chính, dành nguồn lực cho đầu tư, giúp đất nước phát triển.

fb yt zl tw