Tình nghĩa và sự coi trọng mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào

Việc Việt Nam quyết định để tang đồng chí Khamtay Siphandone theo nghi thức Quốc tang trong 2 ngày 4 - 5/4/2025 không chỉ thể hiện lòng thương tiếc với một trong những nhà lãnh đạo tiên phong của cách mạng của Lào, mà còn khẳng định sự coi trọng với mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.

Tấm gương sáng về lòng trung thành với Tổ quốc và nhân dân

Trong thời gian quốc tang, các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang như quy định; không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng. Trong các ngày qua, nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành, đoàn thể đã đến viếng đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào. Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng đồng chí Khamtay Siphandone tại Vientiane, Lào.

Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam viếng đồng chí Khamtay Siphandone.
Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam viếng đồng chí Khamtay Siphandone.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh đồng chí Khamtay Siphandone không chỉ là nhà lãnh đạo kiệt xuất thuộc thế hệ đầu tiên gây dựng cách mạng Lào, lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trước đây và sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước, nhà lãnh đạo tiên phong trong việc triển khai đường lối đổi mới toàn diện của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, mà còn là người bạn thủy chung, tình nghĩa, son sắt, người đồng chí thân thiết, gắn bó, luôn kề vai sát cánh với Việt Nam trong suốt chặng đường đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước của hai dân tộc.

Sinh ngày 8-2-1924 trong một gia đình thuần nông có truyền thống đấu tranh chống thực dân Pháp và phong kiến tại khu vực thuộc tỉnh Champasak của Lào ngày nay, đồng chí Khamtay Siphandone đã tham gia phong trào của viên chức, thanh niên, sinh viên, thành lập hội thể thao để hoạt động đấu tranh chống thực dân Pháp theo hình thức hợp pháp và bí mật ngay từ năm 1946. Bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời và cũng là điểm khởi đầu cho cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Khamtay Siphandone là vào năm 1947, khi đồng chí tìm cách liên lạc để tham gia lực lượng của Mặt trận Lào Issara trong bối cảnh không thể tiếp tục tiến hành đấu tranh chống Pháp theo hình thức hợp pháp và bí mật nữa.

“Kề vai sát cánh” cùng Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Souphanouvong và các nhà lãnh đạo khác, đồng chí Khamtay Siphandone đã tổ chức lãnh đạo, đưa phong trào cách mạng của Lào ngày một trưởng thành và phát triển, hoàn thành thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, khai sinh ra nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào vào ngày 2-12-1975, viết nên trang sử huy hoàng nhất, rực rỡ nhất của nhân dân Lào, đưa đất nước Lào bước vào kỷ nguyên mới vô cùng tươi sáng - kỷ nguyên nhân dân Lào thực sự trở thành người làm chủ vận mệnh của mình, làm chủ hoàn toàn đất nước độc lập, tự do, từng bước tiến lên mục tiêu chủ nghĩa xã hội.

Trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của mình, đồng chí đã đảm nhiệm nhiều trọng trách. Đặc biệt, trong thời gian giữ cương vị Chủ tịch Đảng NDCM Lào, Chủ tịch nước CHDCND Lào, đồng chí đã phát huy tinh thần chủ động và trách nhiệm cao nhất đối với trọng trách được giao, chỉ đạo việc nghiên cứu lý luận của Đảng, tầm nhìn, chiến lược, đường lối, chính sách phát triển đất nước trong dài hạn và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phù hợp với điều kiện mới. Nổi bật là xác định cơ cấu kinh tế; phân cấp quản lý theo ngành; nghị quyết về phát triển nguồn nhân lực; nghị quyết về xây dựng cơ sở chính trị và phát triển nông thôn toàn diện; chỉ thị về chuyển đổi tỉnh trở thành đơn vị chiến lược, chuyển huyện thành đơn vị kế hoạch - tài chính, chuyển bản thành đơn vị tổ chức thực hiện; nghị quyết về công tác văn hóa trong thời kỳ mới...

Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam

Sinh thời, đồng chí Khamtay Siphandone đã cùng các thế hệ lãnh đạo hai nước hết mình vun đắp cho tình đoàn kết, gắn bó keo sơn Việt Nam - Lào không ngừng đơm hoa thơm, kết trái ngọt. Đồng chí đã cùng sát cánh trong những cuộc kháng chiến trường kỳ của hai dân tộc, luôn dành sự ủng hộ đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước của nhân dân Việt Nam và có nhiều đóng góp quan trọng vào việc củng cố, phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.

Năm 1947, Khamtay Siphandone là người đầu tiên thay mặt Chính phủ Lào kháng chiến gặp đồng chí Phạm Văn Đồng, đại biểu thường trực Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại miền Nam Việt Nam ở tỉnh Quảng Ngãi, để trao đổi về việc cùng phối hợp liên minh chiến đấu giữa Lào và Việt Nam, đặc biệt là việc đưa bộ đội tình nguyện Việt Nam sang phối hợp với quân kháng chiến Lào trong hoạt động, xây dựng lực lượng, giúp đội quân kháng chiến Lào, sau này là Quân đội nhân dân Lào ngày càng trưởng thành, phát triển và vững mạnh.

Trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng chí Khamtay Siphandone giữ vai trò chỉ huy quân đội Lào, phối hợp chặt chẽ với quân đội Việt Nam trong nhiều chiến dịch quan trọng. Đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, đồng chí Khamtay Siphandone tiếp tục chỉ đạo quân đội Lào hợp tác với quân đội Việt Nam, tổ chức các chiến dịch phối hợp nhằm cắt đứt tuyến tiếp viện của địch. Đồng chí cùng các lãnh đạo Lào tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam sử dụng tuyến đường Trường Sơn, tuyến đường huyết mạch vận chuyển quân nhu, lương thực trong cuộc kháng chiến.

Trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước sau này, đồng chí Khamtay Siphandone luôn hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau. Về kinh tế, đồng chí đã thúc đẩy nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm của Lào như thủy điện, khai khoáng, nông nghiệp và dịch vụ. Các chương trình hợp tác kinh tế đã giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững của cả hai nước Việt Nam - Lào. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, đồng chí Khamtay Siphandone khẳng định: “Tình đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện và liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam vẫn là một nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của cách mạng hai nước cũng như của mỗi nước. Quân đội và nhân dân Lào luôn giữ gìn và phát huy mối quan hệ vững bền đó và coi đây là vấn đề sống còn của hai nước”.

Đồng chí cũng là một trong những lãnh đạo Lào luôn có quan hệ gần gũi, gắn bó với các nhà lãnh đạo Việt Nam ở mọi thời kỳ, là người luôn quan tâm vun đắp, thúc đẩy và góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ hai nước, giúp cho quan hệ này ngày càng đơm hoa kết trái và trường tồn. Cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Souphanouvong, đồng chí Khamtay Siphandone và các nhà lãnh đạo của hai nước đã đặt nền móng vững chắc, hết mình vun đắp cho tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào trở thành mối quan hệ mẫu mực, thủy chung, trong sáng hiếm có trên thế giới.

Việt Nam luôn coi đồng chí Khamtay Siphandone là người bạn lớn của nhân dân Việt Nam. Năm 1993, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã trao tặng Huân chương Sao vàng cho đồng chí Khamtay Siphandone. Đây là phần thưởng cao quý nhất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm ghi nhận những công lao to lớn của đồng chí đã góp phần tăng cường, củng cố mối quan hệ đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Lào.

anninhthudo.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Mặc dù trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã và luôn dành những nguồn lực tốt nhất, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy, đảm bảo thực thi một cách tốt nhất quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

Chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.

Chuyến công tác của Thủ tướng làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Chuyến công tác của Thủ tướng làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng có cuộc trả lời phỏng vấn về những kết quả đạt được trong chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 và tiến hành hoạt động song phương tại Cộng hòa Liên bang Brazil từ ngày 4-8/7.

Việt Nam sẵn sàng đóng góp tại các cơ chế đa phương

Việt Nam sẵn sàng đóng góp tại các cơ chế đa phương

Chiều 6/7, tại Rio de Janeiro, Bra​sil​, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và có phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng về “Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2025

Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khai mạc vào sáng 6/7 (giờ địa phương), tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS, một cơ chế hợp tác đa phương giữa các nền kinh tế mới nổi và ngày càng có tầm ảnh hưởng lớn cả về kinh tế và chính trị.

Khẳng định vai trò, đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Khẳng định vai trò, đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Lula da Silva, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) mở rộng năm 2025 và hoạt động song phương tại Brazil.

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) trao thiết bị, dụng cụ phòng chống thiên tai và bàn giao công trình công ích tại xã Phúc Khánh

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) trao thiết bị, dụng cụ phòng chống thiên tai và bàn giao công trình công ích tại xã Phúc Khánh

Chiều ngày 1/7 và sáng ngày 2/7, tại xã Phúc Khánh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) và UBND xã Phúc Khánh tổ chức lễ bàn giao các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác phòng chống thiên tai cho địa phương và bàn giao công trình công ích.

Viện trợ phi chính phủ nước ngoài đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của Lào Cai

Viện trợ phi chính phủ nước ngoài đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của Lào Cai

Giữa bối cảnh toàn cầu đầy biến động, tỉnh Lào Cai đã biến thách thức thành cơ hội, huy động được gần 16,6 triệu USD từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Nguồn lực quý giá này không chỉ là những con số, mà còn là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo và tạo nên những thay đổi bền vững cho đồng bào các dân tộc nơi địa đầu Tổ quốc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Trung Quốc

Đêm 26/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới Sân bay Quốc tế Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thường niên Các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và làm việc tại Trung Quốc.

fb yt zl tw