Thủ tướng: Dứt khoát bỏ tư duy "không biết mà vẫn quản, không quản được thì cấm"

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần dứt khoát bỏ tư duy "không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản", quán triệt tư duy "ai quản lý tốt nhất thì giao", người dân và doanh nghiệp được làm những gì luật không cấm, cái gì cấm thì đưa vào luật, cái gì không cấm thì phải tạo không gian cho sáng tạo, cái gì doanh nghiệp và người dân làm được, làm tốt hơn thì Nhà nước dứt khoát không làm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dứt khoát bỏ tư duy "không biết mà vẫn quản, không quản được thì cấm". Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dứt khoát bỏ tư duy "không biết mà vẫn quản, không quản được thì cấm". Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiều 29/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật chủ trì Phiên họp thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Cùng dự có: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Phó Trưởng ban Thường trực; Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; các Bộ trưởng, Thủ trưởng, lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ là thành viên Ban Chỉ đạo.

Phiên họp tập trung thảo luận, cho ý kiến về: Xử lý vướng mắc, bất cập liên quan phân cấp, phân quyền, ủy quyền; rà soát văn bản quy phạm pháp luật chịu sự tác động của việc sắp xếp tổ chức, bộ máy; trao đổi, thảo luận về một số vấn đề khác liên quan đến việc triển khai các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.

Theo Bộ Tư pháp, qua rà soát đến nay, có tổng số hơn 5.000 văn bản chịu tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy. Trong đó, có hơn 2.800 văn bản liên quan thay đổi tên gọi của cơ quan, tổ chức, đơn vị; có gần 1.900 văn bản có nội dung cần xử lý ngay và hơn 300 văn bản có nội dung cần xử lý nhưng chưa cấp thiết.

Theo Bộ Nội vụ, pháp luật về phân cấp, phân quyền, ủy quyền được quy định chủ yếu trong dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và một số luật chuyên ngành. Qua rà soát, xác định có hơn 1.000 văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan 2 Luật trên.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục chủ động rà soát, nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật chịu sự tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục chủ động rà soát, nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật chịu sự tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn, sâu sắc, chất lượng của các Phó Thủ tướng, các thành viên Ban Chỉ đạo và đại biểu tham dự Phiên họp.

Các ý kiến tại phiên họp đã thống nhất khẳng định hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo sau 4 Phiên họp, rà soát các quy định pháp luật hiện hành, làm cơ sở tham mưu hoàn thiện các văn bản pháp luật, trong đó có việc Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua 3 luật sửa 13 luật nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, tài chính tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời tháo gỡ các vướng mắc để thúc đẩy phát triển các lĩnh vực như điện năng lượng tái tạo, dữ liệu...; mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, thực sự giải phóng nguồn lực vì sự phát triển của đất nước.

Nhấn mạnh một số quan điểm chỉ đạo, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát bỏ tư duy "không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản", quán triệt tư duy "ai quản lý tốt nhất thì giao", "người dân và doanh nghiệp được làm những gì luật không cấm", "cái gì cấm thì đưa vào luật, cái gì không cấm thì tạo không gian cho sáng tạo", "cái gì doanh nghiệp và người dân làm được, làm tốt hơn thì Nhà nước dứt khoát không làm".

Quản lý nhà nước chỉ tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch, pháp luật, cơ chế, chính sách, kiến tạo phát triển; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi, thiết kế công cụ để tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, không "ôm" việc lên Trung ương, địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm; phải phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về một số nhiệm vụ cụ thể, trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục chủ động rà soát, nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật chịu sự tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy; nhanh chóng xây dựng, ban hành và trình ban hành các văn bản phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm tinh gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; không để khoảng trống pháp lý, không để gián đoạn hoạt động.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp chủ trì, xây dựng để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc xử lý các vấn đề vướng mắc, phát sinh liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy, trong đó đề xuất quy định các nguyên tắc và giao Chính phủ tiếp tục hướng dẫn cụ thể. Bộ Nội vụ chủ trì, xây dựng để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về thành lập một số bộ của Chính phủ khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026 sau khi có chủ trương của Đảng.

Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Nội vụ xây dựng dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Bộ Tư pháp xây dựng dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); Bộ Tài chính hoàn thiện Dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; khẩn trương trình Chính phủ trong tháng 1/2025 để trình Quốc hội xem xét, thông qua theo trình tự thủ tục rút gọn. Thủ tướng lưu ý các dự thảo cần làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan để khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhấn mạnh cần tiếp tục rà soát, tháo gỡ các vướng mắc, nhất là các vướng mắc liên quan thủ tục đầu tư, đấu thầu, thúc đẩy hợp tác công tư, phát triển hạ tầng chiến lược… để khơi thông mọi nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng GDP đạt mức 2 con số trong những năm tiếp theo, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát chậm nhất tới 31/12/2024 các cơ quan liên quan phải trình ban hành Nghị định quy định về thành lập, quản lý, sử dụng quỹ hỗ trợ đầu tư và quy hoạch TPHCM tới năm 2030, tầm nhìn đến 2050; đồng thời xem xét, xử lý đề xuất liên quan room tín dụng của các ngân hàng cho vay phát triển nhà ở xã hội…

Thủ tướng cho biết, ngoài các luật, nghị quyết sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 cũng rất nặng nề, bao gồm các dự án đã có trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 và các dự án mới do các bộ, ngành đề nghị bổ sung trong năm 2025 để thực hiện các nhiệm vụ mới về tổ chức bộ máy và các nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền giao, với dự kiến 49 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ chủ động, khẩn trương phối hợp với Bộ Tư pháp nghiên cứu, báo cáo Chính phủ để xem xét, quyết định trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết này, bảo đảm khả thi, tiến độ, chất lượng.

Biểu dương các kết quả đạt được, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành rà soát, ban hành các chế độ chính sách và có hình thức khen thưởng xứng đáng cho các tập thể, cá nhân làm tốt công tác xây dựng pháp luật.

Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ tư của Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ tư của Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đánh giá cao sáng kiến của Bộ Tư pháp về đề xuất ứng dụng công nghệ số trong tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị văn bản quy phạm pháp luật của người dân, doanh nghiệp.

Đồng thời, yêu cầu các bộ, ngành tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu để phát triển trí tuệ nhân tạo, hoạch định chính sách trên cơ sở dữ liệu, đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số để giảm thời gian, chi phí, giảm tiếp xúc trực tiếp, giảm phiền hà sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng cũng giao Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Phó Trưởng ban Thường trực tiếp tục chỉ đạo Bộ Tư pháp, các bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Chỉ đạo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban theo quy định.

Theo baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kết quả Phiên họp 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, lãng phí, tiêu cực

Kết quả Phiên họp 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, lãng phí, tiêu cực

Ngày 7/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 28 để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm 2025, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm, cùng một số nội dung quan trọng khác.

Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tặng hoa chúc đồng chí Tạ Văn Long - nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh nghỉ chế độ

Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh Yên Bái (cũ) nghỉ chế độ và thường trực cấp ủy cấp huyện chuyển công tác về cấp xã

Chiều 7/7, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí nguyên Thường trực Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái (cũ) nghỉ chế độ và 43 đồng chí nguyên thường trực huyện ủy - thị ủy - thành ủy của 2 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái (cũ) chuyển công tác về cấp xã.

Quang cảnh hội nghị

Hội nghị lần thứ Hai Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2020 - 2025

Chiều 7/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ Hai để đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, bàn phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025; cho ý kiến vào dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030; cho ý kiến đối với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch đầu tư công, Kế hoạch ngân sách 6 tháng cuối năm 2025 và xem xét, quyết định các nội dung theo thẩm quyền.

Việt Nam sẵn sàng đóng góp tại các cơ chế đa phương

Việt Nam sẵn sàng đóng góp tại các cơ chế đa phương

Chiều 6/7, tại Rio de Janeiro, Bra​sil​, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và có phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng về “Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo”.

Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai triển khai nhiệm vụ, giải pháp lãnh đạo 6 tháng cuối năm 2025

Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai triển khai nhiệm vụ, giải pháp lãnh đạo 6 tháng cuối năm 2025

Sáng 7/7, Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị sơ kết, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, biên phòng và công tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm; đề ra phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp lãnh đạo 6 tháng cuối năm 2025.

Chủ tịch nước Lương Cường dự, chỉ đạo Hội nghị sơ kết công tác Công an 6 tháng đầu năm 2025

Chủ tịch nước Lương Cường dự, chỉ đạo Hội nghị sơ kết công tác Công an 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 7/7, tại Thủ đô Hà Nội, Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ Công an tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Công an 6 tháng đầu năm 2025 để đánh giá tình hình, kết quả các mặt công tác Công an 6 tháng đầu năm 2025, đề ra nhiệm vụ, giải pháp công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2025

Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khai mạc vào sáng 6/7 (giờ địa phương), tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS, một cơ chế hợp tác đa phương giữa các nền kinh tế mới nổi và ngày càng có tầm ảnh hưởng lớn cả về kinh tế và chính trị.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy và đoàn công tác tặng quà cho gia đình Lò Văn Luân tổ 3, xã Hạnh Phúc

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy thăm, làm việc và trao hỗ trợ kinh phí làm nhà ở trên địa bàn xã Trạm Tấu và xã Hạnh Phúc, tỉnh Lào Cai

Tiếp tục Chương trình công tác, chiều ngày 6/7, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường do đồng chí Đỗ Đức Duy, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường làm Trưởng đoàn đã đến thăm các hộ gia đình được Bộ hỗ trợ kinh phí làm nhà ở trên địa bàn xã Trạm Tấu, xã Hạnh Phúc, tỉnh Lào Cai và trao hỗ trợ kinh phí xây nhà Đại đoàn kết trên địa bàn tỉnh.

fb yt zl tw