Thư, điện, thông điệp thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng của cơn bão số 3

Bày tỏ tình đoàn kết và sẻ chia với Việt Nam về những thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, lãnh đạo các nước trên thế giới tiếp tục gửi thư, điện, thông điệp tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Đồng thời, các nước và tổ chức quốc tế cũng kịp thời hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp nhân lực, vật lực cho Việt Nam để khắc phục hậu quả trong thời gian sớm nhất.

Quyền Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng Hun Manet, Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary đã gửi lời cảm thông và chia buồn sâu sắc tới Nhà nước, nhân dân Việt Nam, đặc biệt tới gia đình những người bị nạn. Lãnh đạo Campuchia bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ kiên cường vượt qua thời khắc khó khăn này.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chia sẻ mất mát và khẳng định sự đoàn kết với nhân dân Việt Nam. Ấn Độ sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ Việt Nam để người dân ở vùng bị ảnh hưởng sớm vượt qua khó khăn và ổn định cuộc sống.

Hiện trường vụ sạt lở đất kinh hoàng vùi lấp toàn bộ 37 hộ dân tại Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai). Ảnh minh họa: Việt Trung/qdnd.vn

Hiện trường vụ sạt lở đất kinh hoàng vùi lấp toàn bộ 37 hộ dân tại Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai). Ảnh minh họa: Việt Trung/qdnd.vn

Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon chia sẻ mất mát và khẳng định tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam, sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả cơn bão, vượt qua mọi khó khăn để sớm ổn định cuộc sống.

Giáo hoàng Francis, Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko, Tổng thống Cộng hòa Seychelles Wavel Ramkalawan cũng gửi thư, điện thăm hỏi và chia sẻ thông điệp chia buồn về những tổn thất do cơn bão số 3 gây ra với Việt Nam.

* Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngoại giao các nước Campuchia, Hoa Kỳ, New Zealand, Ai Cập, Belarus, Bỉ, Bulgaria, Canada, Séc, Seychelles đã gửi điện thăm hỏi tới Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán các nước cũng chia sẻ thông điệp trên trang website và trang mạng xã hội của mình, bày tỏ sự cảm thông với những thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra đối với nhân dân Việt Nam.

Bên cạnh thư, điện thăm hỏi, các nước và nhiều tổ chức quốc tế đã hỗ trợ kịp thời về tài chính, trang thiết bị, vật dụng thiết yếu và chuyên gia… Tính đến ngày 16-9-2024, đã có 20 nước và tổ chức quốc tế quyết định hoặc dự kiến hỗ trợ với tổng giá trị hơn 22 triệu USD (tương đương khoảng 550 tỷ đồng) và nhiều trang thiết bị phục vụ lưu trú, nước sạch, vệ sinh… cho Việt Nam để khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Với truyền thống yêu nước, luôn hướng về Tổ quốc và hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài đã ủng hộ hơn 600 triệu đồng. Ngoài ra, cộng đồng người Việt ở các nước đã chủ động kêu gọi, quyên góp với số tiền lên tới 19 tỷ đồng để hỗ trợ người dân các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 nhằm sớm khắc phục thiệt hại, ổn định cuộc sống. Dự kiến, số tiền ủng hộ của kiều bào ta ở nước ngoài sẽ còn tăng lên trong những ngày tới.

Theo Báo QĐND

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Theo đặc phái viên TTXVN, vào 21h ngày 1/4 giờ địa phương (0h ngày 2/4 giờ Hà Nội), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Yerevan, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu, cùng đoàn đại biểu cấp cao của Bỉ kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973.

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

fb yt zl tw