Người Tày cũng như các dân tộc thiểu số khác sinh sống ở Lào Cai đều có những nghi lễ truyền thống trong các dịp lễ, tết cổ truyền của dân tộc. Ngoài tết Nguyên đán, người Tày còn có Tết tháng Ba - thanh minh, Tết tháng Năm - đoan ngọ, Tết tháng Bảy - Rằm tháng Bảy, Tết cơm mới - tháng 9 âm lịch. Tết tháng Năm, theo tiếng Tày gọi là “chiêng bươn hả” - trùng với ngày Tết đoan ngọ (còn gọi là tục giết sâu bọ) diễn ra vào 5/5 âm lịch.
Vào dịp lễ, tết, đồng bào Tày thường tổ chức sửa soạn mâm lễ cúng tổ tiên, trong đó không thể thiếu một nghi thức được duy trì cho đến ngày nay, đó là làm bánh truyền thống. (Trong ảnh: Người Tày Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên làm bánh. Thông thường, tết Nguyên đán người Tày gói bánh chưng đen (nhiều nơi gọi là bánh chưng gù) - tiếng Tày gọi là “pẻng đăm”, còn Tết tháng Bảy làm bánh chuối (pẻng cổi), Tết tháng Ba làm bánh trứng kiến (pẻng nòn hay) và tháng Năm làm bánh nhân lạc đường, bánh nhân thịt… (Trong ảnh: Người Tày xã Làng Giàng, huyện Văn Bàn làm bánh nhân thịt.) Để làm bánh nhân lạc, nhân thịt (theo tiếng Tày là “pẻng nửng”), người Tày hái những tàu lá chuối đem phơi một nắng cho héo vừa phải vẫn còn độ xanh của lá chuối; nghiền gạo nếp thành bột và đem nhào ướt vừa tay để nặn thành vỏ bánh. Trong ngày Tết tháng Năm, người Tày thường làm bánh có 2 loại nhân mặn, ngọt để phù hợp với sở thích của từng người. Nếu là bánh nhân lạc đường thì rang lạc sau đó bỏ vỏ lụa, dùng chày gỗ nhỏ chà cho lạc vỡ đôi, trộn với đường kính trắng và làm nhân bánh. Còn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc vai, lọc bỏ bì, băm nhuyễn, xào chín với hành, nêm vừa ăn, rồi mới gói vào bột nếp làm nhân.
Sau khi hoàn thành công đoạn vào nhân bánh, cho 2 phần bánh đặt ngang vào lá chuối đã phơi héo, rồi gói và xoáy tạo thành một cặp bánh, dùng lạt giang buộc túm một đầu. Gói bánh xong, cho lên bếp để hấp cách thủy (đồ) khoảng 30 - 45 phút bánh chín là được. Theo bậc cao niên trong các bản người Tày kể lại, trước đây, mỗi dịp Tết tháng Năm, từ chiều hôm trước, những cô gái tuổi mới lớn hoặc phụ nữ trong bản lấy hoa bóng nước về giã với nghệ, sau đó bọc vào lá chuối và nướng lên, rồi dùng để sơn lên móng tay, móng chân. Theo quan niệm của người Tày ở Dương Quỳ (Văn Bàn), nhuộm móng tay, chân với mong muốn lông con sâu róm, con bọ không chạm được vào người mình - cũng hàm ý giống với ý nghĩa “giết sâu bọ”. Ngày xưa, vào Tết tháng Năm, nhà nào tổ chức làm màu bóng nước để sơn móng tay, móng chân thì rất đông nam thanh, nữ tú đến nhà chơi, cùng nhau nhuộm móng.
Người Tày ở Nghĩa Đô (Bảo Yên) gọi cây bóng nước là cây “quao” và quan niệm rằng, khi hái hoa để bọc nhuộm tay thì phải kiêng không cho gà trống nhìn thấy, bởi gà trống nhìn thấy thì khi bọc tay, không thành màu đỏ nữa. Màu của hoa bóng nước bám chắc hơn cả sơn móng tay, phải 4 - 5 tháng sau mới mờ đi, cách duy nhất là chờ móng tay mọc lên rồi cắt đi. Trẻ em người Tày hào hứng được nhuộm móng tay trong ngày Tết tháng Năm.
Cùng với mổ lợn, làm bánh, nhuộm móng tay, người Tày cũng chuẩn bị hoa quả để sáng hôm sau tổ chức ăn Tết tháng Năm. Họ cũng quan niệm, khi tỉnh giấc, việc đầu tiên là phải ăn quả để “làm lý” giết sâu bọ... Cả gia đình quây quần bên nhau, khi lúa mới gặt xong (nếu cấy hai vụ lúa) hoặc lúa đang xanh (ruộng một vụ mùa) đều vui vẻ hàn huyên câu chuyện đoàn viên.
Tại Liên hoan Phim châu Á Đà Nẵng năm nay, giá trị của phim chiến tranh Việt Nam được tôn vinh xứng đáng, tạo nguồn cảm hứng về đề tài này cho các nhà làm phim và khán giả trẻ.
Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh ký Quyết định số 90/QĐ-BCĐ phê duyệt Đề án tổ chức Triển lãm này.
Chung kết Cuộc thi Crescendo 2025 (Crescendo International Music Festival & Competition 2025) vừa diễn ra tại Hà Nội. Lào Cai có 5 học sinh đoạt giải tại cuộc thi.
Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.
Tối 1/7, tại Cung Hội nghị Quốc tế Ariyana Đà Nẵng, bộ phim “Love in Vietnam” đã được công chiếu trong khuôn khổ Liên hoan Phim châu Á Đà Nẵng lần thứ ba, 2025 (DANAFF 2025). Sự kiện thu hút sự tham dự của đông đảo khách mời, nghệ sĩ, nhà làm phim và đại diện các tổ chức quốc tế.
Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.
Từ ngày 1 đến 31/7, tại Làng Văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, xã Đoài Phương, thành phố Hà Nội) sẽ diễn ra chuỗi hoạt động tháng 7 với chủ đề “Về Làng trải nghiệm nét văn hóa truyền thống”, gồm nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích.
Vòng chung kết khu vực Việt Nam của Cuộc thi Tìm kiếm tài năng âm nhạc trẻ 2025 - Giải thưởng Thanh Âm (QingYin Award - Youth Music Festival 2025) vừa diễn ra tại Hà Nội. Lào Cai có 2 học sinh đoạt giải Nhất tại cuộc thi.
Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.
Tối 29/6, tại Cung Aryana (TP Đà Nẵng), lễ khai mạc LHP châu Á Đà Nẵng lần thứ III đã diễn ra trang trọng, giàu sắc màu văn hóa, mở màn tuần lễ phim ảnh sôi động trên thành phố biển xinh đẹp.
Tối 29/6, tại Quảng trường Đinh Lễ (thành phố Lào Cai), UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Cùng nhau vươn đến ước mơ” chào mừng thành lập tỉnh Lào Cai theo Nghị quyết số 202 ngày 12/6/2025 của Quốc hội.
Tối 29/6, tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái, đã diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) và chào mừng sự kiện thành lập tỉnh Lào Cai (mới).
Yên Bái đang chứng minh một cách thuyết phục rằng, văn hóa không chỉ là di sản cần được gìn giữ mà còn là nguồn lực nội sinh mạnh mẽ, trụ cột vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.
“Nhà chúng ta to cỡ nào không quan trọng, điều đáng giá là có tình yêu thương ngự trị trong đó”, tôi nhớ một ai đó đã nói như vậy. Quả thực, nhà tôi nho nhỏ, ở trong ngõ cũng nhỏ, nhưng trong đó có những tình yêu to lớn.
Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.
Tác phẩm “Bản đồ Việt Nam ghép từ 50 nghìn bức ảnh nụ cười hạnh phúc chụp cùng Quốc kỳ”, do Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) thực hiện, đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) xác lập kỷ lục Việt Nam.