Tên gọi sau sáp nhập các tỉnh cũng phải đảm bảo tinh gọn, ngắn gọn, dễ hiểu

Theo đại biểu Nguyễn Tạo (Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng), khi thực hiện sáp nhập, tinh gọn thì cái tên cũng phải thể hiện được tính tinh gọn, cũng như đặc điểm của địa phương đó, đặc biệt là được nhân dân và cử tri ủng hộ
Chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh (dự kiến giảm 50%) nhận được sự đồng tình của dư luận xã hội bởi đây được xem là cơ hội để tổ chức lại không gian phát triển quốc gia ở cấp địa phương, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế hai con số. Tuy nhiên, dư luận cũng có những băn khoăn tên gọi các tỉnh sau khi sáp nhập.
Trao đổi với phóng viên VOV, đại biểu Nguyễn Tạo (Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng) chia sẻ những phương án đặt tên. Theo ông, khi thực hiện sáp nhập, tinh gọn thì cái tên cũng phải thể hiện được tính tinh gọn, cũng như đặc điểm của địa phương đó, đặc biệt là được nhân dân và cử tri ủng hộ.
PV: Chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh nhận được sự đồng tình của dư luận xã hội, song đang có nhiều kiến nghị cho việc đặt tên sau sáp nhập. Ông có thể nêu quan điểm cá nhân về vấn đề này? 
Đại biểu Nguyễn Tạo: Tiêu chí chung để đặt tên gọi cho các tỉnh sai sáp nhập phải nói "rất là khó”. Có thể là lựa chọn tên gọi của địa phương có dư địa phát triển và phát triển tốt hơn. Ví dụ, một tỉnh có cơ sở hạ tầng tốt, có thu ngân sách tốt, với các điều kiện về dân số, diện tích và bản sắc đã đúng theo tiêu chí của UBTV Quốc hội và Nghị quyết của UBTV Quốc hội mà lại không giữ được tên thì "rất khó”. Theo tôi, nên lấy tên theo tiêu chí truyền thống lâu đời, theo tên gọi trước đây. Như vậy có thể lấy tên theo địa phương có điều kiện phát triển hơn để dẫn dắt, bổ sung thêm điều kiện phát triển cho địa phương còn lại.  
Dù vậy, đây vẫn là vấn đề khó vì vẫn cần cân nhắc các yếu tố xuất phát từ truyền thống, văn hóa, nên không ai muốn mất đi cái tên của mình. 
Tôi cũng cho rằng "tên ghép” cũng là một giải pháp hay. Nhưng cũng sẽ rất khó nếu là ghép 3 tỉnh thì sao? Trong trường hợp này, có thể lấy tên ghép của 3 địa phương. Như vậy, không ai bị mất tên và cái tên cũng sẽ được nhân dân và cử tri các địa phương ủng hộ. Ví dụ, có tên gọi Cao Bắc Lạng là cách gọi chung ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn thuộc vùng Đông Bắc Bộ... 
PV: Ông có thể nêu một ví dụ cụ thể, thực tế về việc đổi tên gọi của các tỉnh sau sáp nhập?
Đại biểu Nguyễn Tạo: Ví dụ, đối với tỉnh Lâm Đồng khi sáp nhập với những tỉnh có biển như Ninh Thuận, Bình Thuận thì có thể quay lại với cái tên truyền thống trước đây, vốn gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, là Thuận Lâm. Đó là Ninh Thuận và Bình Thuận - trước là tỉnh Thuận Hải cũ và Lâm Đồng cũ. Năm 1976, Thuận Lâm tách Lâm Đồng, nhập thêm tỉnh Bình Tuy vào Ninh Thuận, Bình Thuận, gọi tên mới là Thuận Hải. Năm 1992, tách Thuận Hải, tái lập lại tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận cho đến ngày nay.
Quay lại với chủ trương sáp nhập tỉnh hiện nay để tạo không gian phát triển tốt hơn, với những thuận lợi về cơ sở hạ tầng, cũng như sự gắn bó trong đời sống nhân dân, các dân tộc anh em đang cùng sinh sống trên mảnh đất này. Với hạ tầng phát triển trong thời gian vừa qua, tôi cho rằng, Lâm Đồng cùng với Ninh Thuận và Bình Thuận sẽ có không gian phát triển kinh tế xã hội vô cùng tốt. Do đó, tên gọi như trước đây có thể là một lựa chọn.
PV: Tên gọi mới của các tỉnh sau sáp nhập có thể coi là thương hiệu định hình phát triển kinh tế vùng miền và địa phương không?
Đại biểu Nguyễn Tạo: Theo tôi, trong quá trình sáp nhập các tỉnh, việc đặt tên sẽ dựa trên các tiêu chí văn hóa, phong tục và cộng đồng. Đồng thời, về mặt hành chính phải đảm bảo tinh gọn, ngắn gọn, dễ hiểu. Chúng ta đang thực hiện tinh gọn và cái tên phải thể hiện được tính tinh gọn này, cũng như tiêu chí của địa phương đó, đặc biệt là được nhân dân và cử tri ủng hộ.
Tên gọi để tạo thương hiệu, để định hình phát triển kinh tế địa phương cũng là "một cuộc cách mạng”. Có một nguyên tắc là tên gọi phải thể hiện được nét đặc trưng nhất của địa phương đó. 
Theo tôi, phương án thứ nhất là tên ghép và thứ hai là lựa chọn tên theo địa phương có không gian phát triển, đã ổn định tăng trưởng nhiều năm để dẫn dắt cho địa phương còn lại cùng phát triển. 
Đã là cuộc cách mạng thì tên gọi cũng phải như vậy. Các địa phương phải cùng với cả nước, vì cả nước để bước với kỷ nguyên mới của phát triển, với xu thế "không bàn lùi”, phải có tinh thần trách nhiệm cáo nhất, có ý chí ý cử tri và quyết định quyết liệt của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
PV: Xin cám ơn ông!
(Theo VOV)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ban Bí thư ban hành chỉ thị về Đại hội MTTQ Việt Nam, nêu yêu cầu về công tác nhân sự

Ban Bí thư ban hành chỉ thị về Đại hội MTTQ Việt Nam, nêu yêu cầu về công tác nhân sự

"Đối với các tỉnh, thành phố có từ 3 phó bí thư trở lên thì phân công, giới thiệu 1 đồng chí để hiệp thương cử làm chủ tịch Ủy ban MTTQ, 1 đồng chí ủy viên ban thường vụ làm phó chủ tịch thường trực Ủy ban MTTQ. Đối với các tỉnh, thành phố bố trí 2 phó bí thư thì phân công, giới thiệu đồng chí ủy viên ban thường vụ để hiệp thương cử làm chủ tịch Ủy ban MTTQ", chỉ thị của Ban Bí thư nêu.

Nhà máy Z183 phát động phong trào thi đua "Phất cao cờ tháng Tám, thi đua giành 3 nhất”

Nhà máy Z183 phát động phong trào thi đua "Phất cao cờ tháng Tám, thi đua giành 3 nhất”

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9, 80 năm ngày truyền thống Công nghiệp quốc phòng và chào mừng Đại hội Đảng các cấp, ngày 5/7, Nhà máy Z183 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã phát động đợt thi đua cao điểm với chủ đề “Phất cao cờ tháng Tám, thi đua giành 3 nhất”, thực hiện từ ngày 7/7 đến 31/10/2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới Rio de Janeiro, Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới Rio de Janeiro, Brazil

Theo đặc phái viên TTXVN, sau hơn 25 giờ bay (kể cả thời gian dừng kỹ thuật tại Paris, Pháp), vào lúc 5 giờ 45 phút, giờ địa phương (tức 15 giờ 45 phút, giờ Hà Nội), ngày 5/7, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quân sự Galeao ở thành phố Rio de Janeiro, bắt đầu tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Cộng hòa Liên bang Brazil.

Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao đổi với lãnh đạo Tập đoàn Central Retail Việt Nam

Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra, nắm tình hình quy hoạch và triển khai một số dự án đầu tư xây dựng

Không có ngày nghỉ, không có độ trễ, sáng 5/7, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đi kiểm tra, nắm tình hình triển khai công tác quy hoạch các dự án đầu tư xây dựng và mô hình phát triển kinh tế tại một số địa phương.

Kết luận số 174-KL/TW: Một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả

Kết luận số 174-KL/TW: Một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả

Ngày 4-7-2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận số 174-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả (gọi tắt là Kết luận số 174).

Đảng bộ Agribank Chi nhánh Yên Bái học và làm theo lời Bác

Đảng bộ Agribank Chi nhánh Yên Bái học và làm theo lời Bác

Trong những năm qua, cùng với nhiệm vụ chính là huy động nguồn vốn và cho vay đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế, Đảng bộ Agribank Chi nhánh Yên Bái luôn thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05 – CT/TW của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII.

fb yt zl tw