Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia

Sáng 20/12, tại khách sạn Mường Thanh, thành phố Lào Cai, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia theo Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Dự hội nghị có đại diện Cục Địa chất, Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường), đại biểu một số sở, ban, ngành của tỉnh và đại diện các đơn vị thành viên của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đóng chân trên địa bàn tỉnh Lào Cai; các chuyên gia, nhà khoa học về khai thác, chế biến khoáng sản trong nước; đại diện một số doanh nghiệp sản xuất phân bón trong cả nước.

z6147872128662-1330cad5f022b715941993796a577d77-126.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Hội nghị được tổ chức nhằm thảo luận, nghiên cứu xây dựng Kế hoạch thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản apatit thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

img-9027.jpg
Ông Phùng Quang Hiệp, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam phát biểu khai mạc hội nghị.

Phát biểu khai mạc tại hội nghị, ông Phùng Quang Hiệp, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam khẳng định: Quy hoạch khoáng sản quốc gia tại Quyết định số 866/QĐ-TTg là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản trên lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là apatit. Theo đó, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tổ chức hội nghị để các đại biểu trao đổi, gợi mở những giải pháp khắc phục những tồn tại trong khai thác, chế biến và sử dụng quặng apatit tại Việt Nam. Cùng với đó đánh giá tổng thể nguồn quặng apatit, những rào cản trong việc triển khai quy trình cấp phép và khai thác quặng; hoạt động chế biến, cung cấp và nguy cơ cạn kiệt nguồn quặng, những tác động tiêu cực đến môi trường…

img-9016.jpg
Các đại biểu dự hội nghị.

Theo thông tin từ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, tổng trữ lượng khoáng sản apatit tại Việt Nam là 1,9 tỷ tấn, trong đó trữ lượng khoáng sản đã quy hoạch khai thác là 126 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở địa bàn tỉnh Lào Cai. Để triển khai thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia, Tập đoàn đã rà soát, đánh giá hiện trạng công tác thăm dò, khai thác, tuyển quặng apatit; nghiên cứu xây dựng Kế hoạch thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản apatit thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để làm cơ sở triển khai hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến đạt hiệu quả.

z6147872065193-5f7e024a7c4a132bc2010a8a8d34cfd1.jpg
Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Tổng giám đốc, Công ty TNHH Một thành viên Apatit Việt Nam phát biểu tham luận tại hội nghị.

Dự hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp ý kiến làm rõ những tiềm năng, trữ lượng khoáng sản apatit tại Việt Nam nói chung và tại Lào Cai nói riêng; đề xuất những giải pháp nhằm khai thác hiệu quả và chế biến sâu quặng apatit thành các sản phẩm hàng hóa có ưu thế và giá trị gia tăng vượt trội. Công tác hợp tác quốc tế để khai thác, chế biến hiệu quả quặng apatit… đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch và bảo vệ môi trường.

z6147872043169-f405c04784dd722375fc07bb71f8b5bb.jpg
Ông Vũ Việt Tiến, Tổng Giám đốc, Công ty Cổ phần DAP số 2-Vinachem phát biểu tham luận.

Nhiều đại biểu cho rằng tập đoàn cần tập trung tái cơ cấu, đổi mới phương thức khai thác, chế biến quặng apatit để tạo nên chuỗi cung ứng khép kín, bao phủ rộng khắp cả nước, cung ứng cho thị trường trong nước và quốc tế các dòng sản phẩm hóa chất cao cấp, phân bón đa dạng phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

dsc-1171.jpg
Theo kế hoạch, năm 2025, Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam sẽ khai thác và tuyển 1,25 triệu tấn quặng apatit.

Tại Lào Cai, Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam đã giữ vai trò quan trọng trong việc khai thác, chế biến quặng apatit, đảm bảo nguồn cung cho các cơ sở chế biến. Thời gian tới cần tổ chức tốt công tác thăm dò, khai thác, tuyển quặng apatit đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường, an toàn lao động...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Theo đặc phái viên TTXVN, vào 21h ngày 1/4 giờ địa phương (0h ngày 2/4 giờ Hà Nội), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Yerevan, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu, cùng đoàn đại biểu cấp cao của Bỉ kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973.

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

fb yt zl tw