Tăng cường các giải pháp thu hồi tài sản tham nhũng

Trong bài phát biểu kết luận tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020, ngày 12/12/2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu lên một con số là 93% số người dân được khảo sát bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đây là con số rất thuyết phục, bởi đến thời điểm này, công tác phát hiện và xử lý tham nhũng được chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, thể hiện rõ quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta trong phòng, chống tham nhũng với phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào”.

Cũng liên quan đến thống kê, Tổng Bí thư đưa ra hai con số khiến chúng ta phải suy nghĩ, đó là tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng trong giai đoạn thi hành án chỉ đạt dưới 10% (năm 2013) và 32,04% (bình quân giai đoạn 2013-2020). Mặc dù đã có những bước tiến đáng kể trong việc thu hồi tài sản tham nhũng sau Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014, song những con số này không thể làm người dân hài lòng.

Qua nhiều bài phát biểu kết luận các Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng những năm 2014, 2018, 2020 và 2022, có thể thấy sự quan tâm, trăn trở xuyên suốt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng, bởi đó không còn là vấn đề liên quan đến “kinh tế, tiền bạc” mà là lòng tin của nhân dân vào chế độ.

Qua nhiều bài phát biểu kết luận các Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng những năm 2014, 2018, 2020 và 2022, có thể thấy sự quan tâm, trăn trở xuyên suốt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng, bởi đó không còn là vấn đề liên quan đến “kinh tế, tiền bạc” mà là lòng tin của nhân dân vào chế độ.

Tổng Bí thư gọi đó là “bước tiến mới về nhận thức”, đồng chí viết: “Trước đây, chúng ta chủ yếu quan tâm đến tác hại trước mắt, về vật chất (kinh tế, tiền bạc), nay chúng ta quan tâm nhiều hơn, nhìn rõ hơn tác hại tiềm ẩn, khôn lường của tham nhũng, tiêu cực, làm hư hỏng, mất cán bộ, mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước…”.

Một số vụ đại án có tính chất nghiêm trọng vì liên quan đến số lượng tài sản quá lớn bị thất thoát như vụ Hứa Thị Phấn; vụ Ngân hàng Đông Á; vụ Phạm Công Danh (giai đoạn 1); vụ AVG... Từ năm 2013 đến nay, các cơ quan tố tụng trong cả nước đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm hơn 11.700 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế, trong đó có 1.900 vụ án tham nhũng, với gần 4.400 bị cáo. Riêng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đưa vào theo dõi, chỉ đạo hơn 800 vụ án. Đó là những con số “biết nói”!

Đọc cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, càng thêm hiểu về những chỉ đạo và quyết tâm của người lãnh đạo cao nhất của Đảng ta.

Đồng chí đã nhiều lần bày tỏ việc xử lý nghiêm cán bộ là “điều không ai mong muốn, thậm chí rất đau xót, rất đau lòng” nhưng vẫn phải “kỷ luật một vài người để cứu muôn người” và sẽ còn phải tiếp tục làm quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Thực tiễn đã chứng minh, với cách làm quyết liệt, đồng bộ của toàn hệ thống chính trị, công tác thu hồi tài sản tham nhũng đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xử lý tham nhũng ở địa phương, cơ sở được quan tâm hơn, từng bước khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”. Mới đây, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho biết trong 5 tháng, từ tháng 10/2022 đến tháng 3/2023 đã thu được hơn 17.000 tỷ đồng, tăng gần 12.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022. Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng trong 10 năm gần đây đã đạt 40%.

Để tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng đạt cao hơn nữa, tôi cho rằng các cơ quan chức năng cùng với nâng cao chất lượng điều tra và kịp thời phong tỏa tài sản, cần phải áp dụng cơ chế thu hồi tài sản của nghi can tham nhũng mà không giải trình được nguồn gốc như nhiều nước đã làm.

Song, tôi cũng cho rằng việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mới là gốc của vấn đề, bởi tài sản tham nhũng dù có thu hồi được 100% cũng không thể nào bù đắp được thiệt hại, tổn thất thứ phát mà nó gây ra cho xã hội và sự phát triển của đất nước.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thị xã Sa Pa thi hành kỷ luật 1 tổ chức đảng và 123 đảng viên

Thị xã Sa Pa thi hành kỷ luật 1 tổ chức đảng và 123 đảng viên

Theo đánh giá của Thị ủy Sa Pa, công tác kiểm tra, giám sát từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay có những chuyển biến tích cực, chất lượng các cuộc kiểm tra, giám sát được nâng lên. Công tác kiểm tra, giám sát tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, dễ phát sinh sai phạm tại địa phương như: quản lý đất đai, tài chính ngân sách, trật tự đô thị, xây dựng...

Nền tảng vững chắc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở Trường Sa

GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG: Nền tảng vững chắc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở Trường Sa

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng giữ vị trí trọng yếu trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đồng thời trở thành nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Trên Quần đảo Trường Sa, cấp ủy đảng các cấp đã triển khai nhiều hoạt động nhằm củng cố nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ, trong đó giáo dục truyền thống đóng vai trò quan trọng.

Đại hội Đảng bộ Đồn Biên phòng Tả Gia Khâu nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội Đảng bộ Đồn Biên phòng Tả Gia Khâu nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 25/3, Đảng bộ Đồn Biên phòng Tả Gia Khâu (Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai) tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là đơn vị được chọn đại hội điểm để rút kinh nghiệm cho các tổ chức đảng trực thuộc Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai. Đại tá Trần Quang Tùng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh dự chỉ đạo đại hội.

Tuổi trẻ Lào Cai tự hào vững tin theo Đảng

Tuổi trẻ Lào Cai tự hào vững tin theo Đảng

Đặt trọn niềm tin sắt son với Đảng, tuổi trẻ Lào Cai luôn phát huy vai trò, xung kích, trách nhiệm, đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên, việc mới, việc khó. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, xây dựng tổ chức Đảng ngày càng trong sạch vững mạnh, xây dựng tỉnh Lào Cai ngày càng giàu đẹp.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại huyện Mường Khương về công tác xóa nhà tạm

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại huyện Mường Khương về công tác xóa nhà tạm

Chiều 20/3, tại huyện Mường Khương, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Khương về công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ khắc phục về nhà ở sau thiên tai.

Hướng tới Đại hội XIV của Đảng: Công tác nhân sự phải được tiến hành chặt chẽ

Hướng tới Đại hội XIV của Đảng: Công tác nhân sự phải được tiến hành chặt chẽ

Để tổ chức thành công Đại hội các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, yêu cầu công tác nhân sự phải được tiến hành theo quy trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán; tránh cách làm giản đơn, tùy tiện, vô nguyên tắc, cài cắm "quân xanh, quân đỏ".

Chấn chỉnh thái độ làm việc cầm chừng

Chấn chỉnh thái độ làm việc cầm chừng

Công cuộc tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị đang được thực hiện quyết liệt, triệt để nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tăng tốc phát triển đất nước. Bên cạnh tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân nhiệt tình ủng hộ chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao thì cũng có một bộ phận vì lo lắng vị trí của mình nên rơi vào trạng thái buông xuôi, làm việc cầm chừng, từ đó dẫn tới bê trễ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ thấp.

Kịp thời thông tin chính thống, không để "lộng giả thành chân"

Kịp thời thông tin chính thống, không để "lộng giả thành chân"

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là các thế lực phản động, thù địch, bất mãn, cơ hội chính trị đăng rất nhiều thông tin sai trái, suy diễn, xuyên tạc, vu khống các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội nói riêng và đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung trên mạng xã hội; dẫn tới không ít người bị mắc bẫy “lộng giả thành chân”, dần mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

fb yt zl tw