Tăng 43 bậc, Lào Cai xếp thứ 9 toàn quốc về Chỉ số hài lòng của người dân (SIPAS)

Sáng 19/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì Phiên họp thứ tư trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo nhằm đánh giá tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, phục vụ người dân, doanh nghiệp; đồng thời công bố Chỉ số SIPAS năm 2022 và Chỉ số PAR Index năm 2022.

Cùng dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; các thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương.

11.jpg
Đại biểu dự phiên họp tại điểm cầu tỉnh Lào Cai.

Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lào Cai. Cùng dự có các đồng chí: Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh; đại diện các sở, ngành, địa phương.

Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ nhấn mạnh: Cải cách hành chính là 1 trong 3 nhiệm vụ đột phá chiến lược, được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai. Do đó, đầu tư cho cải cách hành chính là đầu tư cho phát triển.

Thời gian qua, các địa phương đã có sự chủ động trong chỉ đạo triển khai việc thực hiện giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDL) về dân cư trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); tích cực triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT).

Công tác tuyên truyền về DVCTT và việc khai thác, sử dụng CSDL quốc gia về dân cư phục vụ tiếp nhận và giải quyết TTHC được các địa phương triển khai bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả trong giải quyết TTHC cho người dân. Đặc biệt, đã cắt giảm, đơn giản hóa 1.041 quy định kinh doanh tại 101 văn bản; cả nước đã thành lập 11.700 bộ phận một cửa các cấp để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

Công tác cải cách bộ máy hành chính được triển khai quyết liệt, đạt được nhiều kết quả tích cực; cải cách công vụ, công chức có nhiều đổi mới. Năm 2022 đã ban hành 3 nghị định và đang xem xét để ban hành 3 nghị định quy định các nội dung liên quan đến chính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Giai đoạn 2020 - 2022, đã tuyển dụng gần 19.000 công chức và hơn 125.000 viên chức; khắc phục phần nào tình trạng gần 40.000 công chức, viên chức nghỉ việc thời gian qua.

4a.jpg
5a.jpg

Phiên họp đã công bố Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2022 (SIPAS 2022) và Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2022 (PAR Index 2022).

Chỉ số SIPAS năm 2022 của Lào Cai xếp thứ 9, tăng 43 bậc so với năm 2021 (năm 2021 xếp thứ 52); chỉ số PAR Index 2022 đạt 86,93 điểm, xếp hạng 11 (đồng hạng so với năm 2021).

Tại Lào Cai, với quan điểm lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả hoạt động của chính quyền; xác định người dân là trung tâm của quá trình phát triển, tỉnh đã và đang đẩy mạnh thực hiện CCHC, trọng tâm là cải cách TTHC; chủ động cắt giảm tối đa thời gian giải quyết TTHC so với quy định. Hiện có 933/1.937 TTHC (đạt 48%) được cắt giảm trong toàn tỉnh. Năm 2022 và quý I/2023 có hơn 80.000 lượt hồ sơ thực hiện cắt giảm thời gian, tiết kiệm cho người dân, doanh nghiệp gần 60 tỷ đồng. 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương (1.937 TTHC) được cập nhật, công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và thực hiện niêm yết, công khai theo quy định.

Dịch vụ công trực tuyến toàn trình được mở rộng và đẩy mạnh thực hiện (hiện đang cung cấp 1.521 TTHC toàn trình, đạt 78,5%); tích hợp, cung cấp 1.365/1.591 dịch vụ công đủ điều kiện cung cấp trực tuyến lên Cổng Dịch vụ công quốc gia đạt 85,8%...

2a.jpg
3a.jpg
Phiên họp được tổ chức trực tuyến toàn quốc.

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực thi các phương án cắt giảm, đơn giản hoá quy định kinh doanh, phương án phân cấp trong giải quyết TTHC đã được phê duyệt; đẩy mạnh số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC, gắn kết việc số hoá với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC của người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh tái cấu trúc quy trình, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.

Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện thể chế, kịp thời rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật để tạo hành lang pháp lý, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác CCTTHC, tạo thuận lợi, cắt giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Thủ tướng cũng yêu cầu cần tập trung ưu tiên triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án 06, khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế là điểm nghẽn làm chậm tiến độ; tăng cường xử lý hồ sơ, công việc trên môi trường điện tử, triển khai báo cáo điện tử và khai thác, phát huy hiệu quả các công cụ kỹ thuật số phục vụ chỉ đạo điều hành, giám sát thực thi; tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến về CCTTHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh phục vụ người dân, doanh nghiệp…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngày 3/4/1975: Giải phóng Đà Lạt, kết thúc Chiến dịch Tây Nguyên

Ngày 3/4/1975: Giải phóng Đà Lạt, kết thúc Chiến dịch Tây Nguyên

3 giờ sáng 3/4/1975, lực lượng của ta đã tiến đến khu vực ngã ba Phi Nôm và chia làm hai mũi: Tiểu đoàn 840 tiến theo đường 21 về thị trấn D’Ran, nhưng địch ở đây đã bỏ chạy, đơn vị nhanh chóng tiếp quản chi khu, quận lỵ và thành lập Ủy ban Quân quản huyện Đơn Dương. Tiểu đoàn 186 theo đường 20 lên Đà Lạt.

Công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 13/3/2025, có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2025.

Xử lý nghiêm các trường hợp “lợi dụng chính sách” để trục lợi

Xử lý nghiêm các trường hợp “lợi dụng chính sách” để trục lợi

Đó là phát biểu chỉ đạo nhấn mạnh của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh tại Hội nghị sơ kết công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp quý I; phương hướng, nhiệm vụ quý II, năm 2025 diễn ra sáng 3/4.

Điện chia buồn nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtai Siphandone từ trần

Điện chia buồn nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtai Siphandone từ trần

Được tin đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào từ trần ngày 2/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Điện chia buồn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Theo đặc phái viên TTXVN, vào 21h ngày 1/4 giờ địa phương (0h ngày 2/4 giờ Hà Nội), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Yerevan, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu, cùng đoàn đại biểu cấp cao của Bỉ kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973.

fb yt zl tw