Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Tân Thượng mùa quả ngọt

Tân Thượng mùa quả ngọt

Cuối tháng 8 là thời điểm người dân xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn bước vào vụ thu hoạch hồng không hạt. Năm nay, hồng không hạt Tân Thượng sai quả, được mùa, giá bán ổn định.

Hongkhonghat2.jpg
Hồng không hạt Tân Thượng bắt đầu vào vụ thu hoạch từ cuối tháng 8.

Những ngày này, gia đình ông Phạm Văn Lợi (thôn Tân Lập) tất bật thuê thêm người thu hoạch và vận chuyển hồng không hạt về ngâm, bán cho thương lái. Với 250 cây hồng đang cho thu hoạch, dự kiến sản lượng khoảng 50 tấn quả, vụ này gia đình ông Lợi thu khoảng 500 triệu đồng.

Ông Phạm Văn Lợi cho biết: Tiếc khu đồi bỏ hoang nên năm 2001, tôi mang gần 250 gốc hồng không hạt về trồng thử trên diện tích hơn 2 ha. Nhờ hợp khí hậu và thổ nhưỡng, cây hồng phát triển tốt, cho quả đều, mỗi năm cho thu nhập khoảng 200 - 300 triệu đồng. Năm nay, tôi bón phân chuồng bổ sung nên đa số cây hồng sai quả hơn các vụ trước. Sau 2 vụ mất mùa, năm nay hồng sai quả, mẫu mã đẹp, dễ bán. Sau khi thu hoạch, quả hồng sẽ được rửa, ngâm trong nước sạch 3 ngày, 2 đêm để khử vị chát. Quả hồng ngâm Tân Thượng có vị ngọt đậm, giòn thơm nên được thị trường ưa chuộng.

Hongkhonghat1.jpg
Nông dân xã Tân Thượng tất bật thu hoạch hồng không hạt.

Vụ hồng năm nay, không chỉ gia đình ông Lợi mà các hộ trồng hồng khác trên địa bàn xã cũng phấn khởi vì cây nào cũng sai trĩu quả.

Vườn hồng của gia đình bà Trần Thị Cam (thôn Tân Trúc) có 120 cây, trong đó 60 cây có tuổi đời 30 năm đang cho thu hoạch, số còn lại đang cho quả bói. Bà Cam phấn khởi cho biết: "Năm nay, thời tiết thuận lợi nên vườn hồng của gia đình có tỷ lệ đậu quả cao, ước tính hết vụ thu về khoảng 8 tấn quả. Khác với những năm trước, năm nay gia đình tôi không bán cả vườn cho thương lái mà tự thu hoạch, sau đó ngâm, giấm để bán ra thị trường. Hiện giá bán quả hồng đang là 10 nghìn đồng/kg. Với giá bán này, gia đình tôi có thể thu về 80 triệu đồng".

Hongkhonghat3.jpg

Theo chia sẻ của ông Lợi và bà Cam, cây hồng không hạt rất phù hợp với điều kiện tự nhiên ở địa phương nên sinh trưởng, phát triển tốt. Đặc biệt, cây hồng ngâm không hạt không kén đất, có thể trồng tập trung hoặc phân tán ở chân đồi, ven ao, suối hay các chân ruộng cạn. Trong quá trình chăm sóc, người dân chỉ cần bón phân, phát dọn cỏ, không cần cắt tỉa, vin cành tạo tán mà cây vẫn cho quả đều. Nếu thời tiết thuận lợi, cây đậu quả nhiều thì người dân có nguồn thu nhập ổn định. Từ khi bén đất Tân Thượng, cây hồng không hạt đã chứng minh hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trong xã.

20230830110758__MG_0719 (1).JPG
Ông Phạm Văn Lợi ngâm hồng trong nước sạch 3 ngày, 2 đêm để khử vị chát.

Xác định hồng không hạt là cây trồng chủ lực, hiệu quả kinh tế cao, thời gian qua, xã Tân Thượng đã có những giải pháp tích cực để mở rộng diện tích, tăng năng suất, chất lượng quả, đồng thời tập trung xúc tiến, xây dựng thương hiệu cho loại cây này.

Năm 2022, quả hồng ngâm Tân Thượng được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Hiện xã có 110 ha hồng không hạt, trong đó có 30 ha đang cho thu hoạch, sản lượng quả năm 2023 ước đạt 400 - 500 tấn. Ngoài hồng ngâm, nhiều hộ cũng đang thử nghiệm giấm chín hồng không hạt để bán ra thị trường.

20230830115456__MG_0774 (1).JPG
Quả hồng ngâm Tân Thượng có vị ngọt đậm, giòn, thơm được thị trường ưa chuộng.

Ông Chu Hồng Hà, Chủ tịch UBND xã Tân Thượng cho biết: Chính quyền địa phương sẽ tiếp tục vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung mở rộng diện tích hồng không hạt. Xã phấn đấu mỗi năm trồng mới khoảng 50 ha, nâng tổng diện tích hồng không hạt lên 200 - 250 ha vào năm 2025. Đồng thời, xã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện hướng dẫn, hỗ trợ người dân kỹ thuật canh tác, chăm sóc để nâng cao chất lượng, sản lượng quả hồng không hạt Tân Thượng.

Song song với việc mở rộng vùng trồng, nâng cao chất lượng, sản lượng, xã Tân Thượng cũng đẩy mạnh công tác xúc tiến, tìm kiếm các đối tác để hỗ trợ người dân tiêu thụ quả hồng. Cùng với đó, tiếp tục nghiên cứu thí điểm mô hình sản xuất gắn với chế biến sâu quả hồng (hồng sấy dẻo, hồng sấy giòn…), xây dựng các sản phẩm OCOP từ quả hồng và quảng bá thương hiệu hồng không hạt Tân Thượng để mở rộng thị trường, giúp người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập từ cây hồng theo hướng bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Huyện Bảo Thắng hiện có 118 trang trại theo chuẩn tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nhiều trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi tiền tỷ mỗi năm. Theo chia sẻ của các chủ trang trại, hầu hết xuất phát điểm của họ đều vay vốn ngân hàng, trong quá trình phát triển, đồng vốn được sử dụng hiệu quả đã sinh lời, tạo giá trị lớn.

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2024 được tổ chức tại Lào Cai có 29 gian hàng trưng bày, giới thiệu gần 100 sản phẩm nông sản đặc sản các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng, Nam Định, Sơn La, Lâm Đồng, Hà Nội. Đây là những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

fbytzltw