Sửa đổi nội quy kỳ họp: Để hoạt động Quốc hội hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng của cử tri và nhân dân

Ngày 25/7, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Ban soạn thảo Dự thảo Nghị quyết Ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) tổ chức tọa đàm lấy ý kiến về dự thảo nghị quyết này. Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh, Phó trưởng ban soạn thảo cùng Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà chủ trì tọa đàm.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, ngay sau khi được thành lập, Ban soạn thảo xây dựng Nghị quyết sửa đổi, bổ sung nội quy kỳ họp Quốc hội đã giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng hồ sơ dự thảo nghị quyết về nội dung này, trong đó đề xuất 24 vấn đề sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của nội quy, nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả kỳ họp, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn.

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban soạn thảo đã gửi xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội, hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các cơ quan có liên quan và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 5 vừa qua. Dự kiến nội dung này sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ tư tới đây.

Sửa đổi nội quy kỳ họp: Để hoạt động Quốc hội hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng của cử tri và nhân dân

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh, Phó trưởng ban soạn thảo cùng Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà chủ trì tọa đàm. 

Tại tọa đàm, các đại biểu, chuyên gia đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp về các nội dung trọng tâm của dự thảo nghị quyết như: Tên gọi của văn bản; quy định thời hạn gửi tài liệu chính thức của kỳ họp đến đại biểu Quốc hội; việc bổ sung quy định không trình bày tờ trình, báo cáo tại một số phiên toàn thể nhằm tiết kiệm thời gian kỳ họp, đại biểu Quốc hội có thêm thời gian phát biểu, tranh luận; biểu quyết hỗn hợp; quy trình, thủ tục xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế-xã hội; xung đột pháp luật giữa các văn bản quy phạm pháp luật… 

Đi vào các nội dung cụ thể, đối với tên gọi của văn bản, một số đại biểu cho rằng, nên gọi là Luật về trình tự, thủ tục tiến hành kỳ họp Quốc hội thay vì Nội quy kỳ họp vì tên gọi nội quy có giá trị pháp lý thấp. Mặt khác, theo kinh nghiệm hoạt động nghị viện các nước, nghị viện các nước thường có luật riêng về hoạt động của quốc hội (gọi là Nội quy nghị viện hay Luật về nghị viện), đó là luật nội bộ với vai trò rất quan trọng, chủ yếu quy định về trình tự, thủ tục làm việc của nghị viện. 

Sửa đổi nội quy kỳ họp: Để hoạt động Quốc hội hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng của cử tri và nhân dân
Quang cảnh phiên họp.  

Đáng chú ý, đối với việc biểu quyết hỗn hợp giữa biểu quyết điện tử và biểu quyết bằng giơ tay tại khoản 3, Điều 19 của Dự thảo nghị quyết, tại Kỳ họp thứ 2 (tháng 10-2021), trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh không thể tham dự trực tiếp tập trung tại Nhà Quốc hội mà phải họp trực tuyến tại trụ sở của đoàn, chưa đáp ứng yêu cầu. Theo đó, tại phiên biểu quyết thông qua nội dung của kỳ họp, không thể tiến hành đồng nhất một hình thức biểu quyết đối với các đại biểu tại Nhà Quốc hội và đối với các đại biểu ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Do đó, để bảo đảm tính pháp lý của hình thức biểu quyết này, một số đại biểu đề nghị nội quy hóa bằng cách quy định bổ sung hình thức biểu quyết hỗn hợp giữa biểu quyết điện tử và biểu quyết bằng giơ tay. Tuy nhiên, có ý kiến đại biểu cho rằng, áp dụng hình thức này chỉ trong trường hợp bất khả kháng vì trên thực tế, việc áp dụng hình thức biểu quyết bằng giơ tay chỉ trong những trường hợp xác định vấn đề có sự đồng thuận cao. Những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau cần biểu quyết thống nhất bằng hình thức biểu quyết điện tử để xác định chính xác số lượng tán thành, không tán thành, không biểu quyết.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các hình thức biểu quyết khác nhau và mức độ công khai việc biểu quyết của mỗi đại biểu khác nhau sẽ khó bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong hoạt động của Quốc hội. Do đó, việc sử dụng hình thức hỗn hợp này chỉ nên áp dụng trong một số trường hợp bất khả kháng để bảo đảm quyền được biểu quyết của đại biểu Quốc hội.

Kết luận nội dung tọa đàm, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, thẳng thắn, trách nhiệm của các đại biểu, chuyên gia. Nhấn mạnh việc đổi mới, nâng cao chất lượng kỳ họp Quốc hội có tầm quan trọng then chốt đối với việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, đáp ứng kỳ vọng của cử tri và nhân dân cả nước, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết các ý kiến của các đại biểu, chuyên gia tại tọa đàm sẽ là cơ sở quan trọng để tiếp tục hoàn thiện dự thảo nghị quyết bảo đảm chất lượng, tiến độ trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 14 vào tháng 8/2022.

Báo Quân đội Nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sách ảnh “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Sách ảnh “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Báo Lào Cai trân trọng giới thiệu cuốn sách ảnh của “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai”. Nội dung cuốn sách gồm những hình ảnh tư liệu quý về những lần đồng chí Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc tại Lào Cai trên cương vị Chủ tịch Quốc hội và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hình bóng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở nơi lũ dữ đi qua

Hình bóng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở nơi lũ dữ đi qua

Tôi trở lại thôn Tùng Chỉn 1, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát một chiều đầy nắng – nơi cơn lũ lịch sử quét qua 16 năm trước, gần như xóa sổ cả thôn. Nay màu xanh đã trở lại, cuộc sống mới tươi đẹp đang sinh sôi nhưng vết thương mất đi người thân trong trận lũ lịch sử đó thì vẫn canh cánh trong lòng người ở lại.

Vượt đường xa, đồng bào Lào Cai về viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Vượt đường xa, đồng bào Lào Cai về viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để bày tỏ lòng tiếc thương, kính trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng và dân tộc ta, vượt hơn 300 km đường xa, nhiều cán bộ, đảng viên, người dân tỉnh Lào Cai đã trực tiếp về Thủ đô Hà Nội để viếng và đưa tiễn Tổng Bí thư về nơi an nghỉ cuối cùng.

Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh lãnh đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm

Kỷ niệm 64 năm ngày thành lập ngành Kiểm sát nhân dân (26/7/1960 - 26/7/2024): Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh lãnh đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm

Trong những năm qua, Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai đã nêu cao vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, các cơ quan viện kiểm sát nhân dân 2 cấp tỉnh Lào Cai thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là việc triển khai thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ có tính đột phá.

Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 25/7, trong niềm xúc động, tiếc thương vô hạn, Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai do đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã về viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; bày tỏ lòng thành kính với nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, trọn đời vì nước, vì dân.

Tình cảm đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tỉnh Lào Cai

Tình cảm đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tỉnh Lào Cai

Từ tháng 10/2007 tới tháng 1/2013, trên cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội và tiếp đó là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã 3 lần đến thăm đồng bào các dân tộc, chiến sĩ lực lượng vũ trang của tỉnh và làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai về phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Đảng.

Nhân dân bắt đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18 giờ hôm nay

Nhân dân bắt đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18 giờ hôm nay

Ban tổ chức Lễ tang sẽ tạo điều kiện, sắp xếp cho nhân dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội từ 18 giờ hôm nay (25/7). Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Người dân gửi lời chia buồn, tri ân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên Sổ tang điện tử VNeID

Người dân gửi lời chia buồn, tri ân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên Sổ tang điện tử VNeID

Cục Cảnh sát QLHC về TTXH, Bộ Công an cho biết, Ban Tuyên giáo Trung Ương và Bộ Công an đã thống nhất triển khai Sổ tang điện tử trên ứng dụng VNeID được kích hoạt tài khoản mức độ 2 để đồng bào, đồng chí chia buồn với gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.  

fb yt zl tw