Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Sống lại văn hóa ngàn đời

Sống lại văn hóa ngàn đời

Những năm qua, cùng với các chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc đã tích cực sưu tầm, ghi chép và truyền dạy nét đẹp văn hóa, giúp “sống” lại những giá trị cổ.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ở vùng người Tày Bắc Hà, Nghệ nhân Ưu tú Lâm Quang Cửa, xã Bảo Nhai tựa như một “gạch nối” giữa thời hiện tại với quá khứ. Không chỉ tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở địa phương để lan tỏa nét đẹp cổ xưa, ông còn tích cực truyền dạy cho thế hệ trẻ qua các lớp tập huấn.

a2.jpg

Với vai trò là giảng viên của lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể nghệ thuật hát Then, đàn tính của dân tộc Tày do Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bắc Hà tổ chức, ông đã truyền dạy nghệ thuật hát Then và cách chơi đàn tính cho hàng chục học viên của các xã trên địa bàn huyện.

Ông Lâm Quang Cửa cho biết: Tôi đã sưu tầm những bài Then, đàn tính cổ từ dân gian và ghi chép lại, đồng thời truyền dạy cho cộng đồng người Tày. Nhiều làn điệu cổ khó hát, khó chơi đàn tưởng như bị quên lãng, nay “sống” lại và được mọi người đón nhận.

a3.jpg

Với người Xá Phó xã Kim Sơn (huyện Bảo Yên), các điệu dân ca, dân vũ là tài sản cha ông lưu truyền lại, vậy nhưng không phải người Xá Phó nào cũng biết. Miệt mài với nghệ thuật dân tộc, bà Hà Thị Hoa, thôn 2 Nhai Thổ đã cùng các chị em thôn thành lập đội văn nghệ.

Bà Hà Thị Hoa tâm sự: Cuộc sống ngày càng hiện đại, lớp trẻ không còn biết hát những bài ca của dân tộc mình. Do đó, cách đây 5 năm, khi được Ban Dân tộc tỉnh khảo sát để mở các lớp dạy múa, hát bảo tồn văn hóa truyền thống của người Xá Phó, chúng tôi rất vui và lựa chọn các hạt nhân tham gia.

Các tiết mục được phục dựng, bảo tồn ở cộng đồng người Xá Phó Kim Sơn đều được duy trì đến tận bây giờ. Các nghệ nhân trong thôn còn sáng tác những điệu múa, lời hát mới mang đậm cuộc sống sinh hoạt, sản xuất và cả tình cảm của cộng đồng người Xá Phó…

a5.jpg
Điệu múa khèn của người Mông mang âm hưởng bao đời.
a4.jpg

Thông qua các đề án, chính sách, việc bảo tồn văn hóa dân tộc của các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã tạo chuyển biến lớn trong nhận thức của cán bộ và người dân. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 1.000 đội, câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ. Từ những phong trào, hoạt động văn hóa, văn nghệ sôi nổi, rộng khắp đã xuất hiện những điển hình văn hóa tiêu biểu, nghệ nhân văn hóa. Đây được coi là những sứ giả góp phần giúp văn hóa dân tộc “sống” mãi với thời gian.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

fb yt zl tw