Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
"Sống khỏe” từ nghề truyền thống

"Sống khỏe” từ nghề truyền thống

Chỉ với quầy bánh rán nhỏ, những chiếc hộp đựng bánh dày, bánh khoải hoặc phở chế biến từ loại gạo địa phương đã nuôi sống vài thế hệ của một gia đình. Ở mỗi địa phương trên địa bàn tỉnh đều có những gánh hàng, quán ăn như thế và họ đang “sống khỏe” từ nghề dù ngành hàng ăn uống đang cạnh tranh gay gắt.

IMG_20230609_175111.jpg

Ở một ngõ nhỏ của thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương) là khu chợ người dân bày bán các mặt hàng thiết yếu như rau, thịt, đậu. Ngay đầu ngõ là gánh hàng của bà Lưu Thị Sái, 58 tuổi, người chuyên bán các loại bánh đặc sản của Mường Khương. Nào là bánh khúc xanh, bánh dày tím cẩm, bánh khoải... Bà Sái luôn nở nụ cười, xởi lởi, tỉ mỉ giới thiệu từng loại bánh cho khách hàng. Với người dân thị trấn Mường Khương thì gánh hàng của bà Sái rất quen thuộc nhưng với khách du lịch thì các món bánh này vẫn lạ lẫm.

jpg_20230609_174834_0000.jpg

Với vị ngon riêng có cùng cách chế biến tỉ mỉ, cầu kỳ, các món bánh của bà Sái rất đắt hàng. Mỗi ngày bà bán 20 kg bột bánh. Để có gánh bánh bán vào ngày hôm sau, bà thường phải chế biến vào buổi tối hôm trước.

Không phải ngẫu nhiên mà các loại bánh truyền thống của bà Sái lại thu hút đông thực khách đến vậy, cách bà chế biến từng loại bánh rất công phu. Như bánh khúc thì phải trải qua công đoạn ngâm gạo, xay bột, làm lá khúc; bánh dày thì ngâm gạo, đồ xôi rồi giã tay; bánh khoải ngâm kỹ gạo tẻ, đồ chín kỹ, xay nhuyễn rồi nén thành khuôn... Mỗi loại bánh là một công thức chế biến. Thế nên, những món bánh truyền thống của bà Sái có vị ngon riêng, gánh bánh của bà gắn bó với rất nhiều người dân Mường Khương. Mỗi ngày, bà có thể thu 1 triệu đồng từ bán các loại bánh truyền thống “xứ Mường”.

IMG_20230609_175147.jpg

200 bát là con số mơ ước của hầu hết quán bán ăn sáng ở nhiều nơi, nhưng đây lại là số lượng thường xuyên mà quán phở truyền thống của bà Trần Thị Vinh, tổ dân phố Nậm Cáy, thị trấn Bắc Hà (huyện Bắc Hà) đạt được. Mỗi ngày quán của bà Vinh đón 150 đến 200 thực khách.

20230609_175029_0000.jpg

Quán phở truyền thống chủ yếu bán phở chua, phở trộn, phở gà với nước phở ngọt thơm nhưng yếu tố làm nên món ngon này lại ở loại bánh phở đỏ đặc biệt tự tráng từ loại gạo địa phương. Gạo được xay thành bột rồi pha với nước theo tỷ lệ phù hợp, tráng mỏng, đều tay, khoảng 1 phút bột chín thì đem phơi cho nguội, sau khi nguội, bánh phở được gấp lại để chuẩn bị cho công đoạn thái và chế biến các món phở truyền thống. Mỗi loại phở chua, trộn, gà có công thức chế biến riêng, nhờ kinh nghiệm và vị giác chuẩn của bà Vinh mà sản phẩm của quán được thực khách đánh giá cao.

Bà Vinh được bố mẹ chồng truyền dạy nghề nấu phở. Khi bắt đầu với việc nấu phở, bà thường bán ở chợ Bắc Hà, sau đó bà quyết định làm nghề ở nhà riêng. Bà Trần Thị Vinh cho biết, mỗi ngày bà bán được 150 - 200 bát phở, có hôm đông khách tới 300 bát. Bà đang truyền nghề cho con trai để sau này có người tiếp nối công việc truyền thống của gia đình.

IMG_20230609_175127.jpg

Quầy bánh rán của bà Phạm Thị Lựu, ở chợ Phố Mới, nay là chợ Du lịch Lào Cai (thành phố Lào Cai), đã hoạt động được hơn 15 năm. Ban đầu, bà làm bún theo truyền dạy của bố mẹ đẻ, sau đó từ nghề làm bún bà chuyển sang làm bánh rán với 2 loại bánh vừng và bánh đường.

Điều khiến món bánh rán tưởng như bình thường của bà Lựu đắt hàng chính là ở vị ngon khác biệt. Vỏ bánh mềm, vị ngọt thanh, nhân đậu xanh được sên mịn, cắn một miếng giòn tan trong miệng. Bột bánh không hề có vị chua lên men, thêm chút vừng rắc ở ngoài vỏ bánh thơm bùi rất cuốn.

20230609_173050_0000.jpg

Bà Phạm Thị Lựu tâm sự: Mỗi ngày bà bán được 300 - 400 chiếc bánh, giá từ 3.300 - 5.000 đồng/chiếc. Nhưng điều khiến bà vui hơn cả là từ quầy bánh nhỏ chỉ tiêu thụ cho người dân hay đi chợ Du lịch Lào Cai thì nay nhờ hệ thống ship hàng, bánh rán của bà được nhiều người biết đến.

Quầy bánh rán của bà Lựu tạo thu nhập ổn định, bà có thể nuôi 2 con ăn học đầy đủ. Để duy trì và phát triển quầy bánh, bà đang truyền nghề cho con gái lớn.

Khéo léo, vị giác tốt, kiên trì với nghề truyền thống của gia đình, nhiều mô hình ẩm thực thuộc ngành hàng ăn uống bền vững theo thời gian. Không cần quảng bá, những quán ăn này nổi tiếng chủ yếu nhờ truyền miệng, từ đó tạo ra thu nhập cao, thậm chí làm giàu cho gia đình chủ hàng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

“Nả” Hương ở Lũng Pô

“Nả” Hương ở Lũng Pô

Sẩm tối, anh Lù Seo Súa mới chân thấp chân cao, tất tả ngược dốc đến điểm Trường Mầm non Lũng Pô đón con gái Lù Ánh Dương về nhà. Thấy bố, cô bé mừng reo hớn hở nhưng vẫn không quên khoanh tay lễ phép chào “nả” Hương, rồi mới ùa ra, gọn trong vòng tay của bố. Có lẽ, với cô giáo Hương, đó là niềm vui và phần thưởng lớn nhất khi gắn bó cả thanh xuân của mình ở vùng đất biên cương.

fbytzltw