Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Số hóa di tích - phát huy giá trị lịch sử, văn hóa

Số hóa di tích - phát huy giá trị lịch sử, văn hóa

Những năm qua, một số địa phương trong tỉnh đã chủ động thực hiện số hóa thông tin các điểm di tích nhằm bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa và thông tin rộng rãi đến người dân.

Tại thành phố Lào Cai, trong năm 2023 có 3 di tích, gồm đền Thượng, đền Mẫu và Nhà bia tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được các cơ quan chuyên môn phối hợp tạo lập mã QR, đặt tại các vị trí thuận tiện để người dân, du khách ghé thăm có thể quét mã truy cập tìm hiểu các thông tin liên quan đến di tích. Từ các mã QR, người dân, du khách chỉ cần sử dụng điện thoại di động có tích hợp camera kết nối mạng internet/wifi, 3G/4G quét mã sẽ được điều hướng truy cập nhanh vào cơ sở dữ liệu trên website để tìm hiểu thông tin về các điểm đến.

4.jpg

Ông Ngô Ngọc Hà, Trưởng Ban Quản lý Di tích thành phố Lào Cai cho biết: Từ tháng 9/2023, bên cạnh việc quảng bá các di tích bằng các hình thức truyền thống, chúng tôi đã tạo mã QR để truy cập thông tin di tích nhằm thông tin rộng rãi hơn tới du khách thập phương khi tham quan, chiêm bái tại các điểm di tích. Các điểm di tích trên địa bàn thành phố cũng thường xuyên đón học sinh đến trải nghiệm, tìm hiểu. Việc số hóa thông tin di tích giúp các em tìm hiểu thêm được nhiều thông tin, qua đó giáo dục về văn hóa, lịch sử để thêm yêu nguồn cội.

Cũng theo ông Hà, để thuận tiện hơn cho việc truy cập thông tin di tích từ việc quét mã, Ban Quản lý Di tích thành phố Lào Cai đã lắp đặt hệ thống phát wifi miễn phí tại các điểm di tích đã hoàn thành việc số hóa. Hiệu quả mang lại từ 3 mô hình đã triển khai, trong năm 2024, Ban Quản lý Di tích thành phố dự kiến số hóa thông tin thêm 7 điểm di tích, hoàn thành 100% việc số hóa thông tin di tích tại thành phố Lào Cai.

1.jpg

Tương tự, tại Mường Khương, việc số hóa thông tin tại các di tích cũng được tích cực triển khai, đặc biệt là sự tham gia của lực lượng đoàn viên, thanh niên.

Công trình “Số hóa di tích Nhà bia tưởng niệm xã Tả Ngài Chồ” được khánh thành cuối tháng 2/2023, đây là điểm di tích đầu tiên trên địa bàn tỉnh được số hóa các thông tin. Chỉ với thao tác quét mã QR, người dân và du khách sẽ ngay lập tức có được chi tiết thông tin về di tích lịch sử này.

Nhà bia được xây dựng để tưởng niệm 49 cán bộ, chiến sĩ thuộc Trung đoàn 148 đã anh dũng hy sinh vào tháng 11/1950 tại xã Tả Ngài Chồ trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương Tổ quốc.

2.jpg

Sau công trình này, huyện Mường Khương tiếp tục thực hiện việc số hóa tại 3 điểm di tích, đó là Văn bia trấn ải tại Đồn Biên phòng Pha Long, xã Pha Long; cột cờ Tổ quốc trên đỉnh núi Cô Tiên và đền Mẫu Sảng Chải tại thị trấn Mường Khương. Để số hóa di tích, Huyện đoàn phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc chuẩn hóa thông tin các địa điểm và tạo mã QR. Mặc dù là mô hình mới nhưng nội dung này đã nhận được phản hồi tích cực từ người dân, du khách.

Theo thống kê của Sở Văn hóa và Thể thao, trên địa bàn tỉnh hiện có 56 di tích, trong đó có 22 di tích cấp quốc gia và 34 di tích cấp tỉnh. Từ năm 2023, các địa phương đã từng bước thực hiện việc số hóa thông tin di tích như lập website cung cấp thông tin, tạo lập các mã QR, tìm kiếm bổ sung tư liệu, chuẩn hóa thông tin để kết nối, chia sẻ.

BD86B044-93B4-4D47-8ACD-D4738101C25A.jpeg

Bà Nguyễn Thị Minh Tú, Phó Trưởng Phòng Di sản văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao cho biết: Các địa phương đã thực hiện nhiều hoạt động liên quan tới chuyển đổi số, trong đó có những điểm du lịch, di tích lịch sử thông tin được số hóa, người dân và du khách có thể tiếp cận thông qua mã QR, website qua đó mở ra một hướng tiếp cận thông tin mới, tạo sức lan tỏa cũng như lưu giữ giá trị truyền thống. Thời gian qua, ngành văn hóa cũng đã phối hợp, hỗ trợ các địa phương trong việc chuẩn hóa, biên soạn, cung cấp thông tin liên quan tới các nội dung như: lịch sử, ý nghĩa, lễ hội, công tác bảo tồn, giá trị của di tích.

Được biết, trong giai đoạn từ nay đến hết 2025, nội dung liên quan đến số hóa thông tin di tích trong tỉnh sẽ tiếp tục được triển khai, hướng tới 100% thông tin các khu di tích được số hóa, hoàn thành tốt mục tiêu liên quan đến chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa, du lịch. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích gắn với phát triển du lịch hiện nay đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi để kết nối các thế hệ trong việc bảo tồn, lưu giữ di tích của cha ông gắn với phát triển kinh tế từ du lịch và giáo dục truyền thống, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm công nghệ

Cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm công nghệ

Trong thời đại số hóa, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang lại tiện ích vượt bậc mà còn tiềm ẩn những rủi ro khôn lường. Deepfake - công nghệ tạo ra hình ảnh và video giả mạo với độ chân thực đáng kinh ngạc - đang trở thành công cụ nguy hiểm cho tội phạm mạng.

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số" toàn dân

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số" toàn dân

Chiều 26/3, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng "Bình dân học vụ số".

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), chiều 24/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên. Cuộc đối thoại với chủ đề "Thanh niên Việt Nam tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Nhịp sống ở Pờ Hồ - thôn xa và khó khăn nhất xã Trung Lèng Hồ (Bát Xát) cứ chầm chậm như kéo chúng tôi trở lại với khung cảnh ở nhiều thôn vùng cao Bát Xát cách đây 15, 20 năm. Sóng viễn thông yếu, chập chờn nên nơi đây nằm trong danh sách “vùng lõm sóng”, câu chuyện chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0 với bà con xem ra còn xa vời.

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại Lào Cai.

Quang cảnh hội nghị.

Tỉnh đoàn triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị

Chiều 20/3, tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh phối hợp với Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai tổ chức hội nghị triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát động phong trào “Bình dân học vụ số”.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong chăn nuôi lợn

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong chăn nuôi lợn

Chiều 19/3, tại TP Hồ Chí Minh, diễn đàn “Đổi mới ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc - Việt Nam” đã diễn ra với sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu từ hai quốc gia. Sự kiện tập trung thảo luận về việc ứng dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI) trong chăn nuôi lợn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi tại cả Việt Nam và Trung Quốc.

Chia sẻ kinh nghiệm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong quản trị quốc gia

Chia sẻ kinh nghiệm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong quản trị quốc gia

Chiều 18/3, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Đại sứ quán các nước Bắc Âu tại Việt Nam, gồm Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, tổ chức tọa đàm khoa học quốc tế thường niên Bắc Âu lần thứ 8 với chủ đề “Lãnh đạo và quản trị công hiệu quả, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Kinh nghiệm Bắc Âu và Việt Nam”.

fb yt zl tw