Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Sáp nhập tỉnh: Tập trung nguồn lực để phát triển, tuân thủ theo Nghị quyết phát triển KTXH của Trung ương đã được phê duyệt

Sáp nhập tỉnh: Tập trung nguồn lực để phát triển, tuân thủ theo Nghị quyết phát triển KTXH của Trung ương đã được phê duyệt

Dương Đức Huy

Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy

Cả nước có 63 tỉnh, thành với sự phát triển không đồng đều, nhiều địa phương chưa đáp ứng điều kiện theo quy định về diện tích tự nhiên, dân số và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội để tổ chức đơn vị cấp tỉnh. Vì vậy, chủ trương nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh là điều cần thiết để tập trung nguồn lực cho sự phát triển của các địa phương.

Theo các quy định pháp luật hiện hành, việc phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh được thực hiện dựa trên một số tiêu chí quan trọng, bao gồm quy mô dân số, diện tích tự nhiên, mức độ phát triển kinh tế - xã hội, cùng với các yếu tố đặc thù khác của từng khu vực.

Những tiêu chí quan trọng khi sáp nhập tỉnh

Để xác định phương án sáp nhập các tỉnh, cũng như quyết định về tên gọi mới sau khi sáp nhập cần phải xem xét đến các khía cạnh là địa kinh tế, văn hóa - xã hội, quản lý hành chính, cơ sở hạ tầng và lịch sử, truyền thống.

baolaocai-br_z6386974329337-b9ede8317a819297b96c7d0146b51ee6.jpg

Về khía cạnh địa kinh tế, những tỉnh có vị trí địa lý liền kề, nền kinh tế tương đồng hoặc có khả năng hỗ trợ, bổ sung cho nhau được ưu tiên trong quá trình sắp xếp. Đặc biệt trung tâm vùng phải tuân theo quy hoạch vùng đã được Trung ương phê duyệt (Nghị quyết của Đảng, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ). Mục tiêu là hình thành các đơn vị hành chính có sức hút phát triển kinh tế.

Về văn hóa, xã hội, khi xem xét việc sáp nhập cần bảo đảm duy trì và tôn trọng các giá trị văn hóa truyền thống của từng địa phương, tránh làm mất đi bản sắc riêng biệt của cộng đồng cư dân.

baolaocai-br_2.jpg
Lào Cai hội tụ đủ loại hình giao thông đảm bảo kết nối vùng và kết nối quốc tế.

Trung tâm hành chính cần tính toán đến sự kết nối về giao thông, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và các thiết chế phục vụ đời sống dân cư cũng như các yếu tố đối ngoại.

Để bảo đảm tính khách quan và khả thi của phương án sáp nhập, không nhất thiết phải sáp nhập cơ học mà phải tính toán đến nhiều yếu tố khoa học, do đó quá trình đánh giá và quyết định cần có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, cùng với sự lắng nghe ý kiến từ cộng đồng cư dân địa phương. Việc huy động sự đóng góp từ nhiều phía sẽ giúp đưa ra giải pháp hợp lý, bảo đảm tính hiệu quả và ổn định lâu dài cho hệ thống đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Lào Cai hội tụ đủ điều kiện để trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa và đối ngoại của khu vực

Lào Cai nằm ở cửa ngõ biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, có cửa khẩu quốc tế quan trọng của vùng Trung du, miền núi phía Bắc. Với vị trí đắc địa này, Lào Cai không chỉ là cầu nối giữa hai quốc gia mà còn là một phần quan trọng trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, một trong những hành lang kinh tế quan trọng của khu vực. Vị trí địa lý giúp Lào Cai trở thành cửa ngõ không chỉ cho hàng hóa, dịch vụ trong nước mà còn cho các luồng giao thương quốc tế từ Đông Nam Á sang Trung Quốc và ngược lại.

dji-0980.jpg
Hoạt động xuất - nhập khẩu sôi động.

Bên cạnh đó, Lào Cai còn giữ vai trò chiến lược về quốc phòng - an ninh với vị trí đặc thù tại vùng biên giới. Việc quy hoạch và xây dựng thành phố tỉnh lỵ Lào Cai quy mô hơn 220 ha với khu hành chính hiện đại, đồng bộ, xanh, kết nối liên thông, trở thành thành phố kiểu mẫu không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn tăng cường sự ổn định và bảo vệ chủ quyền đất nước ở khu vực biên giới.

dji-0063-pano.jpg
Thành phố Lào Cai được quy hoạch hơn 220 ha với khu hành chính hiện đại, đồng bộ. Ảnh: Ngọc Bằng

Lào Cai sở hữu nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Đặc biệt, khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai là một trong những khu vực kinh tế trọng điểm, đóng góp lớn vào ngân sách tỉnh. Các lĩnh vực xuất - nhập khẩu, logistics và thương mại qua biên giới đang phát triển mạnh mẽ, tạo động lực cho sự phát triển chung của vùng.

z6386986311767-873befa4788e764c1c287075d6b8a97a.jpg
Chỉ số PCI Lào Cai qua các năm. Nguồn: VCCI

Ngoài ra, Lào Cai là địa phương có thế mạnh về khai thác khoáng sản, đặc biệt là quặng apatit - nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp hóa chất và phân bón. Ngành du lịch của Lào Cai với khu du lịch Sa Pa cũng đang góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư và tạo việc làm cho người dân.

Lào Cai còn là nơi hội tụ bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc thiểu số. Sự đa dạng văn hóa này không chỉ là tài sản quý giá phục vụ phát triển du lịch mà còn là nguồn lực quan trọng để xây dựng một xã hội hài hòa, đoàn kết. Những lễ hội truyền thống, phong tục tập quán độc đáo của các dân tộc tại Lào Cai đã và đang thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước, góp phần nâng cao vị thế của Lào Cai trong bản đồ văn hóa Việt Nam.

Hệ thống hạ tầng giao thông kết nối tại Lào Cai đang ngày càng được đầu tư và nâng cấp, với nhiều dự án trọng điểm đã và đang được triển khai. Đáng chú ý là tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đang được nâng cấp, một phần quan trọng của hành lang kinh tế liên vùng, giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa Lào Cai và Hà Nội xuống chỉ còn vài giờ đồng hồ; Hệ thống đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và kết nối với Trung Quốc chuẩn bị khởi công sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giao thương kinh tế. Cảng hàng không Sa Pa - một dự án hạ tầng chiến lược đang được triển khai và dự kiến sẽ là cú hích lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh, khi hoàn thành sẽ giúp Lào Cai kết nối nhanh chóng với các trung tâm kinh tế lớn trong nước và quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch và dịch vụ.

dji-0376.jpg
Lào Cai hội tụ đủ điều kiện để trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa và đối ngoại của khu vực.

Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh vai trò của Lào Cai là một cực tăng trưởng quan trọng, trung tâm kết nối giao thương của vùng; Quyết định 316/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng cụ thể hóa tầm nhìn, định hướng Lào Cai phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, là trung tâm kết nối và trở thành động lực thúc đẩy kinh tế khu vực Tây Bắc. Những chỉ đạo chiến lược này không chỉ xác định rõ vai trò của Lào Cai mà còn tạo cơ sở pháp lý, chính sách để địa phương huy động nguồn lực, thu hút đầu tư và đẩy mạnh phát triển toàn diện.

Với vị trí địa chính trị chiến lược, tiềm năng kinh tế phong phú, văn hóa - xã hội đặc sắc và hệ thống hạ tầng hiện đại, cùng sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, nhất là Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị và Quyết định số 316 của Thủ tướng Chính phủ đã tạo tiền đề quan trọng để Lào Cai phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của mình, khẳng định vị thế là trung tâm kết nối giao thương quốc tế, cực tăng trưởng của vùng, trung tâm kinh tế và đối ngoại của khu vực.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của tỉnh làm việc với huyện Văn Bàn

Đoàn công tác của tỉnh làm việc với huyện Văn Bàn

Chiều 19/3, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai làm trưởng đoàn đã làm việc với lãnh đạo huyện Văn Bàn, đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian qua và triển khai nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong chăn nuôi lợn

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong chăn nuôi lợn

Chiều 19/3, tại TP Hồ Chí Minh, diễn đàn “Đổi mới ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc - Việt Nam” đã diễn ra với sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu từ hai quốc gia. Sự kiện tập trung thảo luận về việc ứng dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI) trong chăn nuôi lợn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi tại cả Việt Nam và Trung Quốc.

Khắc phục lan can đá hỏng tại đường An Dương Vương, nhà thầu thi công phải chịu 100% kinh phí

Khắc phục lan can đá hỏng tại đường An Dương Vương, nhà thầu thi công phải chịu 100% kinh phí

Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố Lào Cai vừa có báo cáo về việc thực hiện thi công sửa chữa, khắc phục hệ thống lan can đá tại đường An Dương Vương thuộc bờ hữu sông Hồng, thành phố Lào Cai do bị đổ và hư hỏng sau ảnh hưởng của bão số 3. Báo cáo nêu rõ, toàn bộ phần kinh phí sửa chữa, khắc phục làm lại hệ thống lan can đá, các nhà thầu chi trả 100%.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Hải Phòng đẩy nhanh tiến độ Dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Hải Phòng đẩy nhanh tiến độ Dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, phấn đấu hoàn thành trước tháng 6/2026 để kịp thời triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, đoạn qua địa bàn thành phố.

Tập trung thực hiện giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng

Tập trung thực hiện giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng

Để chủ động triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, Công an tỉnh Lào Cai đã có văn bản đề nghị thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chỉ đạo triển khai, thực hiện.

'Kế hoạch đặc biệt' kích thích tiêu dùng của Trung Quốc

'Kế hoạch đặc biệt' kích thích tiêu dùng của Trung Quốc

Trung Quốc vừa công bố kế hoạch triển khai các sáng kiến đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tập trung khai thác nhu cầu nội địa để làm động lực chính cho tăng trưởng và đối phó với những tác động kinh tế từ chính sách thuế quan mạnh tay của Tổng thống Mỹ Donald Trump.  

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

fb yt zl tw