Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Sẵn sàng tham gia thị trường tín chỉ các-bon

Sẵn sàng tham gia thị trường tín chỉ các-bon

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế xanh, giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh Lào Cai chủ động triển khai các hoạt động điều tra, đánh giá trữ lượng các-bon rừng để sẵn sàng tham gia thị trường tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế.

0:00 / 0:00
0:00

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch điều tra xác định hiện trạng rừng, trữ lượng các-bon rừng giai đoạn 2024 - 2025. Địa điểm thực hiện tại các khu rừng tự nhiên và rừng trồng trên toàn tỉnh. Hoạt động này nhằm định giá rừng, tính sinh khối và trữ lượng các-bon, các trạng thái rừng làm cơ sở cho việc mua bán tín chỉ các-bon trong tương lai.

Huyện Văn Bàn hiện có hơn 86.000 ha rừng, trong đó có hơn 22.000 ha rừng đặc dụng và hơn 42.000 ha rừng phòng hộ. Huyện đang tiến hành đo đạc, xác định sinh khối rừng nhằm tính toán chính xác lượng các-bon được hấp thụ và lưu trữ.

Đoàn điều tra thuộc Viện Nghiên cứu Lâm sinh (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện tích cực triển khai hoạt động này trong những cánh rừng đặc dụng, phòng hộ tại các xã Liêm Phú, Nậm Tha, Nậm Xé, Nậm Chày… Công việc được thực hiện theo quy trình kỹ thuật, ứng dụng thiết bị đo đạc tiên tiến và phần mềm tính toán theo quy chuẩn.

Tại thôn Lâm Sinh, xã Liêm Phú, nơi được chọn là một trong những điểm điều tra thực địa, nhóm điều tra rừng tiến hành các bước kỹ thuật để đo đạc tại ô tiêu chuẩn 1.000 m2. Các kỹ sư phối hợp công việc nhịp nhàng: người đo, người ghi chép, người bấm số cây, người cắm mốc GPS…

Được biết, tại huyện Văn Bàn, nhóm điều tra tiến hành đo đếm 130 ô rừng tự nhiên và rừng trồng. Đơn vị đã cơ bản hoàn thành công việc “ngoại nghiệp” và đang thực hiện các công việc “nội nghiệp” đảm bảo tiến độ kế hoạch đề ra.

Ông Phạm Ngọc Oanh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Văn Bàn cho biết: Việc xác định chính xác trữ lượng các-bon rừng không chỉ giúp địa phương tăng cường hiệu quả quản lý tài nguyên thiên nhiên, mà còn mở ra cơ hội tiếp cận các nguồn lực tài chính từ thị trường tín chỉ các-bon, phục vụ công tác quản lý và bảo vệ rừng.

Ngoài ý nghĩa về môi trường, việc xác định trữ lượng các-bon cũng góp phần hỗ trợ người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu có thêm thu nhập khi tham gia các dự án bảo vệ rừng gắn với sinh kế bền vững.

Với độ che phủ rừng đạt 59,37%, Lào Cai được đánh giá là một trong những địa phương có tiềm năng lớn trong lĩnh vực hấp thụ và lưu trữ các-bon. Việc điều tra trữ lượng các-bon là bước chuẩn bị cần thiết để tỉnh chủ động tham gia các chương trình bảo vệ rừng gắn với phát triển kinh tế xanh.

Thị trường tín chỉ các-bon được xem là cơ hội lớn để các địa phương có diện tích rừng lớn như Lào Cai phát huy lợi thế, đồng thời thu hút nguồn vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Mỗi tín chỉ các-bon tương đương 1 tấn khí CO2 được giảm phát thải hoặc hấp thụ. Đây là nguồn tài sản môi trường mà rừng Việt Nam nói chung và rừng của tỉnh Lào Cai nói riêng hoàn toàn có thể khai thác hợp pháp, minh bạch.

Ông Vũ Hồng Điệp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: Để đáp ứng yêu cầu cần thiết khi gia nhập thị trường tín chỉ các-bon, ngành lâm nghiệp đã tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, người dân về tín chỉ các-bon, chú trọng công tác bảo vệ, phát triển rừng để tăng lượng các-bon lưu trữ. Chi cục Kiểm lâm đang phối hợp với các địa phương, đơn vị tiến hành kiểm kê, điều tra các trạng thái rừng để tính toán, xác định trữ lượng các-bon trước khi tham gia thị trường này.

Việc điều tra xác định hiện trạng rừng, trữ lượng các-bon rừng giúp tỉnh Lào Cai đánh giá đúng giá trị môi trường của rừng, từ đó mở ra cơ hội tham gia thị trường tín chỉ các-bon, một lĩnh vực đầy tiềm năng kinh tế trong tương lai gần.

Tỉnh xác định việc chủ động điều tra, thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát trữ lượng các-bon rừng là bước đi cần thiết để không bỏ lỡ cơ hội tham gia thị trường này. Công tác điều tra sẽ áp dụng các phương pháp khoa học hiện đại, đảm bảo tính chính xác và phù hợp với điều kiện sinh thái của từng khu vực rừng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Sinh làm việc với Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Sinh làm việc với Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico

Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn, sáng 9/5, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai làm trưởng đoàn đã làm việc với Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo: Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh; lãnh đạo huyện Bát Xát.

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng - Thủy văn quốc gia, từ tháng 5 đến tháng 7/2025, nhiệt độ trên phạm vi toàn quốc phổ biến xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm, nắng nóng và nắng nóng gay gắt có thể diễn ra mạnh hơn trung bình nhiều năm. Dự báo nguy cơ có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và sản lượng cây trồng.

Ngân hàng chuyển đổi số

Ngân hàng chuyển đổi số

Mục tiêu của quá trình chuyển đổi số ngân hàng là đặt khách hàng làm trung tâm, giúp ngân hàng kết nối và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thực hiện nội dung này, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đang đưa ra nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ số để khai thác thị phần khách hàng.

Bố trí đủ kinh phí cho việc sắp xếp tinh gọn bộ máy

Bố trí đủ kinh phí cho việc sắp xếp tinh gọn bộ máy

Theo thông tin Bộ Tài chính cuối giờ chiều 8/5, Bộ Tài chính đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Khẩn trương đưa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân vào cuộc sống

Khẩn trương đưa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân vào cuộc sống

Chiều 7/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội và chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết 68).

Triển vọng nuôi gà Ai Cập đẻ trứng

Triển vọng nuôi gà Ai Cập đẻ trứng

Trước đây, kinh tế gia đình anh Hoàng Văn Kiên, chị Hoàng Thị Xuyến, xã Xuân Hòa (Bảo Yên) chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi nhỏ lẻ, hiệu quả không cao. Nhiều lần anh chị tìm hướng phát triển kinh tế mới nhưng tính đường nào cũng vướng: muốn chuyển sang trồng trọt chuyên canh thì diện tích đất sản xuất không đủ; chuyển sang chăn nuôi lợn, gà thịt thì giá bấp bênh và không cạnh tranh được với những hợp tác xã, hộ chăn nuôi lâu năm...

fb yt zl tw