Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News

"Sắc vàng hương cốm” bên dòng Nậm Chăn

Trong 2 ngày (21-22/10), tại xã Dương Quỳ (Văn Bàn) diễn ra lễ hội cốm với chủ đề “Sắc vàng hương cốm”. Ngày hội tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao đặc sắc, hấp dẫn nhằm tôn vinh và bảo vệ giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc.

Tham dự lễ khai mạc có đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa - Thể thao và đông đảo bà con cùng du khách.

1.jpg
Các đại biểu tham dự lễ khai mạc.

Lễ hội Cốm còn được biết đến với tên gọi “Tăm Khảu Mảu”. Đây là ngày hội đặc trưng của dân tộc Tày, được tổ chức vào thời điểm vừa thu hoạch lúa vụ mùa. Đây cũng là dịp để đồng bào Tày thực hiện các nghi thức cúng, cầu mưa thuận, gió hòa, vụ mùa mới mùa màng bội thu.

3.jpg
4.jpg
6.jpg
2.jpg
Tại ngày hội, người dân và du khách được chứng kiến màn diễu hành do bà con các dân tộc Tày, Dao, Xá Phó, Thái và Kinh trình diễn. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc trưng độc đáo, hấp dẫn.
 14.jpg
Ngoài ra, tại ngày hội, du khách còn được tham quan, trải nghiệm ẩm thực độc đáo của đồng bào các dân tộc bản địa thông qua 20 gian hàng của các xã, thị trấn, các doanh nghiệp, hợp tác xã.
16.jpg
15.jpg
13.jpg
10.jpg
Tại ngày hội, du khách và bà con được trải nghiệm các trò chơi dân gian như: bịt mắt gõ chiêng, bịt mắt bắt vịt, đi cà kheo, xích đu, ném còn, mua và thử các bộ đồ truyền thống, buộc chỉ tay cầu may mắn...
5.jpg
Lễ khai mạc Lễ hội Cốm Dương Quỳ năm 2023, du khách và bà con cũng được thưởng thức chương trình nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Văn Bàn nói chung và xã Dương Quỳ nói riêng, được tập thể các nghệ sỹ đến từ Đoàn Nghệ thuật Dân tộc tỉnh Lào Cai và các nghệ nhân trên địa bàn xã Dương Quỳ biểu diễn.
7.jpg
... được hòa mình cùng điệu múa xòe và đốt lửa trại.
8.jpg
11.jpg
12.jpg
Đặc biệt, Hội thi giã cốm và các hoạt động trình diễn nghề thủ công truyền thống làm cốm, thi chế biến các món ăn từ cốm được tổ chức với sự tham gia của các đội đến từ các thôn thuộc xã Dương Quỳ và các xã lân cận.
17.jpg
Cuộc sống ấm no dươi mái nhà sàn..jpg
Ngoài ra còn có chuỗi các hoạt động trải nghiệm ở nhà sàn, giã cốm, chụp ảnh với dân bản tại các homestay thôn Bản Pàu, Khuân Đo...

Lễ hội cốm của đồng bào Tày ở Dương Quỳ không chỉ mang ý nghĩa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Tày trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, tạo nên không gian văn hóa, bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc mà còn góp phần phát triển du lịch văn hóa ở địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Thay vì chỉ tham gia các hoạt động trải nghiệm “cho vui”, khách du lịch trải nghiệm có chiều sâu, học hỏi những kỹ năng, kiến thức cùng cư dân bản địa, cùng sáng tạo các sản phẩm với cư dân, nghệ sĩ, nghệ nhân địa phương. Du lịch sáng tạo tạo ra sức hút, động lực phát triển mới cho ngành du lịch và khẳng định bản sắc văn hóa của các địa phương. Đây vừa là xu hướng mới, vừa là giải pháp mà các địa phương cần triển khai, nhân rộng.

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Vườn Quốc gia Hoàng Liên nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ, ở độ cao 1.000 - 3.000m so với mực nước biển, thuộc địa phận thị xã Sa Pa (Lào Cai) và một phần của huyện Tân Uyên (Lai Châu). Đây là điểm đến nhất định phải có trong cẩm nang du lịch của du khách khi đến với Sa Pa.

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã ký ban hành kế hoạch số 2045/KH-BVHTTDL về kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hướng dẫn viên du lịch...

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

53% du khách Việt Nam có kế hoạch du lịch cùng gia đình, đó là thông tin theo dữ liệu từ Dự đoán xu hướng du lịch 2025 của Booking.com. Điều này cho thấy du khách Việt Nam có xu hướng dành thời gian ý nghĩa bên người thân.

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

Xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) có 9 thôn với hơn 1.400 hộ dân sinh sống. Nơi đây tập trung chủ yếu các thành phần dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Kinh, trong đó 95% là người Mông. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ cùng bản sắc văn hóa được gìn giữ, Mường Hoa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Tỉnh Lào Cai quan tâm đầu tư xây dựng đô thị Bảo Hà (Bảo Yên) với hạ tầng cơ sở đáp ứng phát triển du lịch. Đặc biệt, mới đây tỉnh đã điều chỉnh chương trình phát triển đô thị này đến năm 2030 để mở rộng và kết nối du lịch tâm linh liên vùng.

Sa Pa lãng mạn trong sắc hoa tầm xuân.

[Ảnh] Sa Pa dịu dàng sắc hoa tầm xuân

Sa Pa được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ, trong lành, là thiên đường của các loài hoa đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, có lẽ loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc nhất ở nơi đây chính là tầm xuân (hồng leo). Mùa này, bất cứ nơi đâu hay bất cứ con đường nào ở Sa Pa cũng rực rỡ sắc hoa tầm xuân. Hoa tầm xuân góp phần làm đẹp cảnh quan Khu du lịch quốc gia Sa Pa, đồng thời tạo điểm nhấn thu hút du khách.

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Sáng 5/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với Công ty TNHH Bảo tồn rừng và Du lịch sinh thái Evergreen và Công ty TNHH MTV Du lịch sinh thái bảo tồn rừng.

fb yt zl tw