Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Sáng 18/2, với 463 đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.

Kết quả biểu quyết của Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

Kết quả biểu quyết của Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

Tại phiên họp, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

Theo báo cáo, tại Kỳ họp bất thường lần thứ chín, Quốc hội đã thảo luận tại tổ và tại hội trường về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), thu được 121 lượt ý kiến phát biểu, trong đó có 104 ý kiến phát biểu tại tổ và 15 ý kiến phát biểu tại hội trường. Có 2 ý kiến được gửi bằng văn bản, 1 đoàn đại biểu Quốc hội gửi văn bản góp ý.

Tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho bổ sung một số cơ chế, chính sách mới, nhằm đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân định thẩm quyền, phân cấp, ủy quyền, nhằm thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, phát huy tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước, kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, thủ tục hành chính, khơi thông nguồn lực cho phát triển, chủ động ứng phó với những biến đổi của tình hình trong nước và quốc tế, vì mục tiêu tăng trưởng, phát triển chung của đất nước, đồng thời bảo đảm đồng bộ với nội dung tiếp thu, chỉnh lý trong dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.

Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung nguyên tắc: “Cơ quan, người phân cấp có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết khi quyết định phân cấp, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị, người được phân cấp có đề nghị và tự bảo đảm điều kiện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị bổ sung quy định: “Trường hợp phân cấp dẫn đến cần thay đổi trình tự, thủ tục, thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình phân cấp đang được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của cấp mình thì sửa đổi, bổ sung ngay hoặc giao cấp dưới quy định; trường hợp liên quan đến quy định của cơ quan nhà nước cấp trên thì cơ quan, người phân cấp được điều chỉnh trình tự, thủ tục, thẩm quyền của các cơ quan liên quan để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó, bảo đảm yêu cầu về cải cách hành chính theo hướng giảm thủ tục hành chính, không quy định thêm thành phần hồ sơ, không tăng thêm yêu cầu, điều kiện, thời gian giải quyết thủ tục đang áp dụng; sau đó, cơ quan, người phân cấp có trách nhiệm báo cáo lại cơ quan Nhà nước cấp trên về việc thực hiện điều chỉnh trình tự, thủ tục, thẩm quyền trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên đó”.

Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội bổ sung quy định: “Trên cơ sở được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thực hiện giải pháp khác với quy định của luật, nghị quyết, pháp lệnh hiện hành, trong trường hợp cần huy động các nguồn lực để triển khai chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, sau đó báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất”.

Đồng thời, bổ sung quy định: “Trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách khác quy định của pháp luật hiện hành, báo cáo cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Quốc hội trong thời gian gần nhất”.

Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua luật bằng hình thức bấm nút điện tử. Với 463 đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, đạt 96,86% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

Theo Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh

Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh

Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã; định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng 19/2, với 455/459 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 95,19% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Triển khai chương trình phối hợp công tác giữa Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông năm 2025

Triển khai chương trình phối hợp công tác giữa Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông năm 2025

Chiều 18/2, tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai đã diễn ra Hội nghị phối hợp công tác thông tin tuyên truyền và thông tin đối ngoại khu vực biên giới tỉnh Lào Cai năm 2024, phương hướng phối hợp công tác năm 2025, giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai.

Lan tỏa tinh thần Nghị quyết số 18

Lan tỏa tinh thần Nghị quyết số 18

Nghị quyết số 18 thể hiện chủ trương sáng suốt, kịp thời của Đảng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, là tiền đề quan trọng để đất nước đạt được thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Chủ trương này đang được tích cực triển khai tại tỉnh Lào Cai và được đông đảo cán bộ, đảng viên, Nhân dân, doanh nghiệp quan tâm, đồng thời gửi gắm những tin tưởng, kỳ vọng.

Đại tướng Lương Tam Quang thông tin về chủ trương bố trí Công an 3 cấp

Đại tướng Lương Tam Quang thông tin về chủ trương bố trí Công an 3 cấp

Ngày 18/2, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an thông tin về chủ trương bố trí Công an 3 cấp, không tổ chức Công an cấp huyện đã được đánh giá thấu đáo về nhiệm vụ, tính toán kỹ lưỡng điều chỉnh phân công, phân cấp bảo đảm rành mạch, đồng bộ, xuyên suốt, không để ngắt quãng công việc, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; cùng với việc tiếp nhận 5 nhóm nhiệm vụ từ các bộ, ngành; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính.

Tọa đàm xây dựng Luật Tình trạng khẩn cấp

Tọa đàm xây dựng Luật Tình trạng khẩn cấp

Thực hiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tư lệnh Quân khu 2 về việc khảo sát xây dựng Luật Tình trạng khẩn cấp, sáng 18/2, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức Tọa đàm xây dựng Luật Tình trạng khẩn cấp. Thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân, Phó Tư lệnh Quân khu 2 chủ trì tọa đàm.

fb yt zl tw