Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Xác định sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu của sản xuất nông nghiệp bền vững, hiện đại và hội nhập, các địa phương trong tỉnh cùng doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung nhiều nguồn lực nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
z5311131480156_143c39b9975c2ba8a8c515213759eafd.jpg

Lào Cai có nhiều lợi thế để tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Đó là lợi thế về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau, tạo nên nhiều nguồn gen phong phú để phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị. Đất đai, nguồn nước, không khí tại Lào Cai, đặc biệt ở khu vực vùng cao tương đối “sạch” do không có những cơ sở sản xuất công nghiệp có chất thải, nước thải và khí thải gây ô nhiễm. Tập quán sản xuất và canh tác của đồng bào các dân tộc ít sử dụng các loại phân hóa học và thuốc trừ sâu bệnh…

Hiện diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Lào Cai đạt 5.368 ha, thu hút 5 doanh nghiệp đầu tư liên kết với gần 3.000 hộ nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Một số nông sản chủ lực với diện tích lớn tập trung đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế như quế (4.123 ha tại các huyện Văn Bàn, Bắc Hà và Bảo Yên), chè (1.142 ha tại huyện Bắc Hà), măng (62 ha tại huyện Văn Bàn), hồng không hạt (20 ha tại huyện Văn Bàn), nấm (1,5 ha tại thị xã Sa Pa) đều có thị trường tiêu thụ ổn định.

Đi vào một số sản phẩm cụ thể để thấy rõ hiệu quả của sản xuất nông nghiệp hữu cơ đem lại. Trước hết, sản phẩm chè hữu cơ tại xã Bản Liền (huyện Bắc Hà) của Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư phát triển Bắc Hà theo tiêu chuẩn EU, Canada và Mỹ do tổ chức ATC Thái Lan đánh giá chứng nhận, với sản lượng hằng năm hơn 1.700 tấn chè búp tươi đạt chứng nhận hữu cơ. Thu nhập từ sản phẩm chè hữu cơ đạt 41 - 43 tỷ đồng/năm, giá bán trung bình 300.000 đồng/kg chè khô, giá chè búp tươi thu mua của người dân trung bình 17.000 đồng/kg. Hiện xã Bản Liền có khoảng 450 hộ đang tham gia liên kết sản xuất sản phẩm chè hữu cơ với doanh nghiệp.

z5311131523301_beae9a4fcedebc29f092ee799262d0c9.jpg

Hoặc sản phẩm quế (tinh dầu quế và gia vị từ quế) được cấp chứng nhận hữu cơ đạt chuẩn EU và USDA do Control Union đánh giá chứng nhận cho 3 công ty đầu tư liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà tại huyện Bắc Hà (2.248 ha), Công ty TNHH Quế hồi Việt Nam (Vinasamex) tại huyện Văn Bàn (1.255 ha), Công ty Việt Bắc (620 ha) liên kết sản xuất và tiêu thụ với khoảng 2.500 hộ. Sản lượng vỏ quế tươi thu mua khoảng 5.000 - 5.500 tấn/năm, giá bình quân 27.000 - 29.000 đồng/kg vỏ quế tươi. Thị trường xuất khẩu chủ yếu sang Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu.

z5311131557915_612b41f2b2288cb1cb23f2ace542e50a.jpg

Ngoài ra, có một số mô hình liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp hữu cơ từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ có sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã, như mô hình sản xuất rau hữu cơ của Công ty TNHH Thương mại Hoa Lợi được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc gia TCVN 11041-1:2017 tại xã Y Tý (huyện Bát Xát) với 5 ha, hằng năm cung cấp 150 tấn rau cho thị trường.

Dự án sản xuất chè hữu cơ của Công ty Cổ phần Chè Cao Sơn tại xã Tả Thàng (huyện Mường Khương) có 30 ha được chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ, sản lượng đạt 80 tấn/năm (đã hết hạn chứng nhận). Các sản phẩm trên chỉ dừng lại ở quy mô mô hình không mở rộng, không cấp lại chứng nhận do nguồn kinh phí triển khai còn hạn chế.

z5311131549061_73cf815076a3b0398269f75cf7724a8f.jpg

Để có được kết quả này, trên cơ sở thực hiện Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ và Quyết định 885 ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030, tỉnh Lào Cai đã ban hành một số chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Đó là Đề án 01 ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy về phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020 - 2025, đưa ra mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025 diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 1,5 - 2% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp.

Nghị quyết 10 ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, xác định đến năm 2050 sản xuất chè theo tiêu chuẩn hữu cơ đạt 1.000 ha; hơn 50% sản phẩm quế đạt chứng nhận hữu cơ và được quản lý trên hệ thống xác thực số (QRS), tương đương 25.000 ha.

Nghị quyết 26 ngày 4/12/2020 và Nghị quyết 33 ngày 8/12/2021 của HĐND tỉnh ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai quy định chính sách hỗ trợ kinh phí cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

Kế hoạch 289 ngày 6/7/2021 về phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025.

Chỉ thị 11 ngày 28/7/2022 của UBND tỉnh về tăng cường sản xuất nông nghiệp hữu cơ các ngành hàng chủ lực tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025 đã lựa chọn 4 ngành hàng chủ lực để tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, gồm cây chè, cây quế, cây ăn quả, cây rau, mục tiêu hết năm 2025 toàn tỉnh có 17.730 ha sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Cùng với ban hành các cơ chế, chính sách, tỉnh ưu tiên bố trí nguồn lực cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, dự án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết… nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

z5311131492235_1736f1f13a2d1e5d1e5dc46ab7683f37.jpg

Phân tích về sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh thời gian qua, ông Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, có nhiều khó khăn, thách thức khi chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ, như năng suất sản phẩm sẽ giảm so với canh tác an toàn (do không được sử dụng phân bón hóa học, chất tăng trưởng, công nghệ gen...); chi phí cao hơn dẫn đến giá thành sản phẩm cao hơn; yêu cầu về năng lực, trình độ và đặc biệt là thái độ của người sản xuất cũng cao hơn; quá trình chứng nhận sản phẩm đạt hữu cơ phức tạp hơn. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu thế tất yếu để phát triển bền vững, an toàn và nhân văn, nhất là trong tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay.

z5311159671531_0a0540fde3fefd4f1234a86b1eee533f.jpg

Do vậy, để phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững cần có những giải pháp hiệu quả. Trước hết, cần thay đổi nhận thức, tư duy về nông nghiệp hữu cơ, từ tư duy của nhà quản lý đến thái độ của người sản xuất và nhu cầu của người tiêu dùng. Ban hành chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ (nếu có chính sách tốt thì nhà sản xuất sẽ thực hiện theo) cũng như khuyến khích tiêu dùng nông nghiệp hữu cơ, xuất khẩu sản phẩm hữu cơ…

Cần có “quy hoạch” tổng thể về sản xuất nông nghiệp hữu cơ; xác định các vùng có đủ điều kiện, thuận lợi cho phát triển sản xuất hữu cơ để xây dựng vùng nông nghiệp hữu cơ, tránh dàn trải và làm theo phong trào. Thành lập, nâng cấp, hoàn thiện các tổ chức sản xuất phục vụ chuỗi sản xuất hữu cơ từ cung ứng các điều kiện đầu vào cần thiết cho sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi; hình thành hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ.

Hệ thống hóa, cụ thể hóa các quy trình sản xuất hữu cơ; tổ chức tập huấn, đào tạo kỹ thuật, chuyển giao, áp dụng khoa học - kỹ thuật trong canh tác hữu cơ. Đánh giá thị hiếu của người tiêu dùng đối với từng thị trường (trong nước và ngoài nước, hiện tại và tiềm năng) để có những định hướng phát triển sản phẩm hữu cơ đáp ứng được nhu cầu của các thị trường.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số truyền cảm hứng khởi nghiệp

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số truyền cảm hứng khởi nghiệp

Vượt qua định kiến về giới, không cam chịu số phận, chăm chỉ học hỏi và không ngừng vươn lên, không ít nữ thanh niên dân tộc thiểu số của Lào Cai đã khởi nghiệp thành công. Quá trình họ vượt lên chính mình trở thành câu chuyện truyền cảm hứng cho những người trẻ đang loay hoay khởi nghiệp.

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Với mục tiêu phấn đấu ít nhất 80% số hộ thuộc đối tượng thụ hưởng tham gia dự án thoát nghèo và vươn lên thành hộ khá, giàu, trong năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ thực hiện 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm 65 dự án liên kết (11 dự án cấp tỉnh, 54 dự án cấp huyện), 111 dự án cộng đồng cấp huyện.

Mập mờ nông sản đội lốt hàng Việt

Mập mờ nông sản đội lốt hàng Việt

Thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm nông sản xuất xứ không rõ ràng nhưng lại được quảng bá là sản phẩm Việt Nam. Thực trạng này khiến cho người tiêu dùng hoang mang, bên cạnh đó là uy tín nông sản Việt bị ảnh hưởng.

Liên kết phát triển bền vững du lịch Chiến khu Việt Bắc

Liên kết phát triển bền vững du lịch Chiến khu Việt Bắc

Ngày 27/4, tại hội trường tỉnh Bắc Kạn, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Hội đồng dân tộc của Quốc hội và Viện Kinh tế-văn hóa (Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam) tổ chức hội thảo về “Liên kết phát triển du lịch Bắc Kạn và các tỉnh Chiến khu Việt Bắc”.

Túc trực 24/24 giờ bảo vệ rừng trong dịp nghỉ lễ

Túc trực 24/24 giờ bảo vệ rừng trong dịp nghỉ lễ

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 cũng là cao điểm nắng nóng trên địa bàn tỉnh, lực lượng kiểm lâm cùng các chủ rừng nâng cao tinh thần cảnh giác, đảm bảo quân số trực tại các trạm, chốt bảo vệ rừng và tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng.

fb yt zl tw