Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Phát huy nghề thủ công truyền thống của dân tộc

Phát huy nghề thủ công truyền thống của dân tộc

Thời gian qua, thị xã Sa Pa luôn chú trọng đến việc phục dựng, bảo tồn, phát huy nghề thủ công truyền thống, nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần đạt tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới.

Những ngày này, đến các thôn, bản vùng cao ở Sa Pa đều bắt gặp hình ảnh đồng bào Mông đang vào mùa làm cao chàm, thu hái cây lanh về phơi. Đây là những nguyên liệu chính để người dân dệt vải lanh và thêu thổ cẩm. Không chỉ phục vụ nhu cầu may mặc trong gia đình, các sản phẩm vải lanh và thổ cẩm còn giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở Sa Pa có thêm thu nhập từ nghề truyền thống. Dệt vải lanh, thêu thổ cẩm, mỗi phụ nữ có thêm nguồn thu 4 - 5 triệu đồng/tháng.

Trước đây, nghề dệt vải lanh, thêu thổ cẩm chỉ bó hẹp trong phạm vi phục vụ may trang phục truyền thống của chính đồng bào các dân tộc thiểu số. Thế nhưng, những năm gần đây, trước nguy cơ mai một nghề truyền thống bởi sự phát triển của công nghiệp may mặc trong nước cũng như nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài có giá rẻ hơn làm thủ công đã khiến bà con không mấy mặn mà với trồng cây lanh, dệt vải… Vì vậy, cấp ủy đảng, chính quyền thị xã Sa Pa đã định hướng và chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp với các xã, phường vận động, tuyên truyền người dân gìn giữ, phát huy nghề truyền thống.

z4567388777403_c76fe070be4732db964a98e3c4bc043c.jpg

Đặc biệt, thị xã đã kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm từ vải lanh, thổ cẩm thêu tay cho bà con dân tộc thiểu số. Trong đó, Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Lan Rừng, Hợp tác xã Mường Bo Xanh… đã giúp đỡ rất nhiều bà con dân tộc thiểu số ở Sa Pa phát triển và xây dựng tinh hoa thổ cẩm Việt.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Võ Văn Tài, Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Lan Rừng cho biết: Công ty đã đưa mẫu cho bà con làm tại nhà và thu mua sản phẩm, hoặc tổ chức cho bà con tham gia thêu thổ cẩm ngay tại Làng nghề thổ cẩm Lan Rừng. Hiện công ty đã liên kết, hợp tác với các tổ, nhóm nghề nhuộm chàm của đồng bào Tày tại xã Bản Hồ; thêu thổ cẩm, đính hạt cườm của dân tộc Xa Phó tại xã Liên Minh; thêu thổ cẩm của người Dao đỏ tại xã Tả Phìn và dệt vải lanh, nhuộm chàm, vẽ sáp ong, thêu thổ cẩm của người Mông đen Sa Pa…

z4567388718995_303141a25186380ce23a579ddd9b7068.jpg

Từ việc trồng cây lanh, cây chàm, làm cao chàm và tham gia các công đoạn dệt vải, thêu thổ cẩm, nhuộm chàm, vẽ sáp ong, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Sa Pa có thêm thu nhập bên cạnh canh tác ruộng bậc thang, trồng cây dược liệu, chăn nuôi. Mỗi lao động tham gia tại các cơ sở kinh doanh sản phẩm thổ cẩm thủ công, may thêu, gia công các sản phẩm có thu nhập từ 250 - 300 nghìn đồng/ngày. Bên cạnh đó, những phụ nữ khác cũng làm các sản phẩm thổ cẩm thêu tay bán cho du khách… Không chỉ bán sản phẩm từ nghề dệt vải lanh và thêu thổ cẩm truyền thống, tại các điểm du lịch cộng đồng, trình diễn nghề thủ công truyền thống còn trở thành một sản phẩm du lịch thu hút khách trải nghiệm, khám phá.

z4567388833740_ae0051ee4df844d668183ccc6fe63bd4.jpg

Trên địa bàn thị xã Sa Pa hiện có hàng trăm cơ sở kinh doanh sản phẩm vải lanh, thổ cẩm thêu tay truyền thống. Không chỉ bán sản phẩm tại chỗ, nhiều cơ sở còn bắt nhịp xu thế, ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số, bán hàng online trên các sàn thương mại điện tử. Đặc biệt, nghệ thuật thêu thổ cẩm của dân tộc Mông đen đang được Sở Văn hóa và Thể thao hỗ trợ lập hồ sơ đề nghị danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Chính quyền thị xã Sa Pa đang chỉ đạo việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa theo hướng bền vững, đặc biệt là khai thác thế mạnh nghề dệt vải lanh, thêu thổ cẩm truyền thống của cộng đồng dân tộc Mông, Dao, Xa Phó, Tày, Giáy phục vụ phát triển kinh tế, du lịch, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Ông Tô Ngọc Liễn, Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa

Với những quyết tâm của cấp ủy đảng, chính quyền, sự đồng lòng của người dân địa phương, trong xu thế hội nhập và phát triển của cuộc sống hiện đại, việc đẩy mạnh và phát huy nghề truyền thống dệt vải lanh, thêu thổ cẩm đang là hướng đi đúng, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Sa Pa.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm gần đây, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Bát Xát có thêm nguồn lực đầu tư, mở rộng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị canh tác, tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân.

fb yt zl tw