Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Những đứa trẻ trưởng thành sau cơn bão

Những đứa trẻ trưởng thành sau cơn bão

Thương người dân bị thiệt hại do mưa bão, thương các cán bộ tham gia cứu trợ, thương những người bạn kém may mắn… nhiều bạn nhỏ đã có những hành động thiết thực chia sẻ cả về vật chất và tinh thần.

“Mùa trung thu năm nay chúng mình sẽ bị thiếu vắng đi một số bạn không được may mắn. Còn lại những người may mắn như chúng ta hãy sống thật tốt và ý nghĩa nhé… Gia Hưng sẽ không đòi quà, không tổ chức trung thu nữa. Gia Hưng sẽ dành một phần số tiền nhỏ để mua sách vở, quần áo để gửi đến các bạn… Gia Hưng hy vọng chúng ta là người Việt Nam luôn yêu thương, đùm bọc nhau nhé”.

Những dòng chữ nắn nót và tình cảm của học sinh Nguyễn Gia Hưng, lớp 3A2, Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, thành phố Lào Cai khiến bất cứ ai đọc cũng cảm thấy rất xúc động.

e88f372b-75a9-4951-96b7-21d7eb9b5340-7318.jpeg

Chị Hoàng Lệ Nhật (mẹ của Gia Hưng) cho biết, khi nghe tin tức về cơn bão số 3 đặc biệt là hình ảnh buồn tại Trường Mầm non ở Làng Nủ, huyện Bảo Yên, Gia Hưng đã khóc rất nhiều.

“Tôi cho con thấy tin tức bão lũ để con biết mình đang may mắn hơn nhiều người, cho con thấy tinh thần tương thân tương ái để khơi dậy tình cảm của con. Ngay sau đó, con đã đề nghị được dùng số tiền tiết kiệm từ các giải thưởng, học bổng để giúp các bạn còn lại ở đó, đồng thời viết thêm một lá thư động viên tinh thần những bạn còn sống” - chị Nhật chia sẻ.

Em Lã Đức Vượng, lớp 4, Trường Tiểu học Bắc Cường cũng quyết định đập vỡ chú lợn đất mà em dành dụm từ Tết ủng hộ đồng bào vùng lũ. Vượng xếp gọn gàng số tiền tiết kiệm cho vào một chiếc phong bì, bên ngoài ghi “Các bạn vùng lũ cố gắng lên nhé!”.

Vượng cho biết, em “nuôi” lợn đất tiết kiệm tiền để đi du lịch. Nhiều ngày qua, khi chứng kiến hình ảnh đồng bào vùng cao Lào Cai gặp khó khăn trước thiên tai, em đã quyết định gác lại dự định đó, dành toàn bộ số tiền tiết kiệm ủng hộ các bạn vùng lũ. Ngoài ra, Vượng còn mang những cuốn vở mà em được nhà trường khen thưởng chia cho các bạn ở khu vực chịu thiên tai, mất mát. “Mặc dù món quà của con không lớn nhưng con mong có thể chung tay giúp đỡ bà con vùng lũ”, Vượng nói.

Tôi muốn nuôi dưỡng cho con tình yêu thương ngay từ nhỏ, để con biết yêu thương, đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn.

Chị Phạm Huyền (mẹ Vượng) chia sẻ

241b939f-be67-4495-b3ff-77c1ba089c2a-1491.jpeg

Nghe tin các bạn vùng cao bị ảnh hưởng do mưa lũ, em Phạm Đức Huy, lớp 4A3, Trường Tiểu học số 1 thị trấn Mường Khương đã quyết định dành toàn bộ số tiền tiết kiệm được của mình mang đến trường cho vào hòm quỹ ủng hộ đồng bào bão lũ. Huy tươi cười chia sẻ: Từ hôm có bão lũ, ngày nào con cũng xem ti vi và rất thương các bạn cùng trang lứa với mình bởi các bạn không còn nhà cửa, sách, vở cũng đã bị hỏng hết.

Để có thêm quà cho các bạn vùng lũ, Phạm Đức Huy còn lựa chọn tất cả các hộp đồ dùng học tập, sắp xếp lại và xin bố mẹ một ít vở mới để tặng các bạn...

435e7dd0-c00c-4df6-be22-db986298e699-7225.jpeg

Cơn bão dữ đi qua nhưng giữa cơn bão ấy có những đứa trẻ trưởng thành hơn, biết yêu thương, sẻ chia với nỗi đau của mọi người. Từ hình ảnh, câu chuyện của các bạn đồng trang lứa ở một số địa phương đang bị thiệt hại nặng nề bởi bão lũ, học sinh sẽ thấy được giá trị của sự bình an, mưa thuận gió hòa. Các em cũng nhận ra rằng trong khi nhiều bạn nhỏ đang thiếu thốn từ quyển sách, tập vở, đến bộ áo quần đồng phục, cặp sách thì các em còn may mắn, đủ đầy, được đến trường học tập, vui chơi mỗi ngày. Nhiều bạn học sinh mới học mầm non, tiểu học thôi nhưng khi cùng ba mẹ xem tin tức đã đòi lấy tiền lì xì, tiền mua đồ chơi ra tặng các bạn nhỏ ở vùng bão lũ.

0b513dee-9dc3-4be9-a369-95fd53315b0c-9711.jpeg

Với tinh thần “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, có bạn cùng gia đình, người thân tham gia dọn dẹp bùn, rác sau lũ; có bạn lại xin bố mẹ được cùng tham gia vào các đoàn nấu ăn, phát quà từ thiện… Mỗi việc làm dù không lớn nhưng đã ươm những hạt mầm thiện lành trong mỗi em nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Còn bao nhiêu cột kim loại nữa?

Còn bao nhiêu cột kim loại nữa?

Ở nhiều thôn bản vùng cao của tỉnh còn bao nhiêu cột điện, bao nhiêu hộ dân dùng cột kim loại để làm trụ đỡ đường dây kéo điện? Nên chăng, chính quyền địa phương và ngành điện cần có cuộc rà soát toàn tỉnh để có phương án hỗ trợ người dân sử dụng điện lưới quốc gia an toàn, hiệu quả.

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thay đổi môn thi thứ ba trong thi lớp 10 để tránh học lệch

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thay đổi môn thi thứ ba trong thi lớp 10 để tránh học lệch

Liên quan đến việc lựa chọn môn thi tuyển sinh lớp 10 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, ngày 31/10, bên lề Hội nghị tổng kết công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị cho kỳ thi từ năm 2025, diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng có chia sẻ thêm với báo chí xung quanh vấn đề này.

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân tộc thiểu số hãy tự tin làm chủ cuộc sống”.

 Bắc Hà: Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất giáo dục

Bắc Hà: Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất giáo dục

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong trường học. Xác định tầm quan trọng đó, nhiều năm qua, huyện Bắc Hà đã quan tâm, đầu tư, mua sắm trang thiết bị, từng bước đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng việc dạy học theo chương trình mới.

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục

“Đổi mới mạnh mẽ, toàn diện hoạt động chuyển đổi số, phấn đấu tạo môi trường giáo dục số, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa giáo dục...” là những mục tiêu mà ngành giáo dục và đào tạo Lào Cai đang hướng đến.

Bảo đảm môi trường học tập lành mạnh và hiệu quả

Bảo đảm môi trường học tập lành mạnh và hiệu quả

Điện thoại di động dần trở thành thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, trong môi trường giáo dục, việc học sinh sử dụng điện thoại trong trường học gây ra rất nhiều hệ lụy, ảnh hưởng chất lượng dạy và học. Vì vậy, hiện nay nhiều địa phương, trường học đã đưa ra biện pháp hạn chế hoặc cấm triệt để nhằm bảo đảm môi trường học tập lành mạnh và hiệu quả.

fbytzltw