Những bước chạy vượt lên nghịch cảnh

Bùi Đoàn Quang Huy, 20 tuổi ở phường Sa Pa (thị xã Sa Pa) không may mắn khi sinh ra đã bị câm, điếc bẩm sinh. Không đầu hàng trước số phận, bằng niềm đam mê và nghị lực kiên cường, Huy đã dùng những bước chạy của mình để vượt lên nghịch cảnh.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
1.jpg

Tại Giải Việt dã truyền thống Báo Lào Cai năm 2023 diễn ra cách đây không lâu, gương mặt mới của “ngôi vương” nội dung nam chính đã xuất hiện, đó là Bùi Đoàn Quang Huy. Tìm và gặp Huy để trò chuyện, chúng tôi thật sự bất ngờ khi chàng trai ấy không thể nói được, việc nghe cũng hạn chế. Huy tìm một mảnh giấy và viết: “Em xin lỗi, em không thể nói được. Chắc em phải lấy đi của anh rất nhiều thời gian. Hãy kiên nhẫn với em, anh nhé”.

Cầm mảnh giấy với những nét chữ nguệch ngoạc trên tay, chúng tôi không khỏi xúc động. Thì ra, Huy bị câm, điếc bẩm sinh, lường trước được khó khăn trong giao tiếp nên Huy đã chủ động kết nối với chúng tôi qua những dòng viết tay. Chị Nguyễn Thị Bích Đào, mẹ của Huy cho biết: "Tôi bị sốt nặng khi mang thai Huy lúc 6 tháng, kinh tế khó khăn cùng với điều kiện y tế ngày ấy chưa hiện đại nên não của Huy bị ảnh hưởng, dẫn đến không thể nói và nghe được bình thường".

30.jpg

Suốt 6 năm đầu đời của Huy, bố mẹ đã đưa Huy đi khắp các bệnh viện lớn, nhỏ khám - chữa bệnh. Đó là những năm tháng kinh tế gia đình khó khăn, vợ chồng chị Đào chật vật kiếm tiền lo chữa bệnh cho con trai đầu lòng. Quang Huy hiểu được những vất vả ấy của bố mẹ, luôn tỏ ra dũng cảm và kiên nhẫn với việc điều trị.

Trong tình yêu thương của bố mẹ, Huy bình lặng lớn lên, chỉ nghe được một chút và không thể nói ra điều gì mình nghĩ. Nhìn thấy các bạn cùng trang lứa tung tăng cắp sách đi học, Huy chỉ nhìn mẹ rồi chỉ trỏ, ra hiệu hỏi. Thấy mẹ lắc đầu, Huy cúi mặt nín lặng.

Huy lúc nhỏ rất tự ti và sống khép kín. Cháu không có bạn, cháu cứ im lặng như thế, không bạn nào kiên nhẫn chơi cùng. Hằng ngày ở nhà, gia đình cũng chỉ giao tiếp bằng cử chỉ. Đôi lúc ra hiệu mãi mà không ai hiểu, Huy phát cáu và khóc rưng rức.

Chị Nguyễn Thị Bích Đào, mẹ của Bùi Đoàn Quang Huy

2.jpg

Lục “bộ sưu tập” trong chiếc điện thoại Samsung đã cũ của chị Đào, Huy hồ hởi khoe với chúng tôi những bức ảnh em tham gia chạy tại các giải đấu. Đặc biệt có tấm ảnh Huy “bắt” mẹ để màn hình điện thoại, đó là tấm ảnh Huy cầm trên tay những bộ huy chương đã giành được.

Nhìn những tấm ảnh, chúng tôi nhận thấy Huy là một chân chạy đáng nể. Ngoài “ngôi vương” tại Giải Việt dã truyền thống Báo Lào Cai năm 2023, một năm trước đó, em là á quân của giải. Không những vậy, Huy cũng đang nắm giữ vị trí quán quân tại thị xã Sa Pa, cùng với đó là vô số thành tích khác.

28.jpg

Dù khuyết tật nhưng Huy vẫn luôn nhận mình là người may mắn bởi vẫn còn có thể đi và chạy. Cơ duyên khiến chàng trai 20 tuổi đến với sở thích chạy bộ rất tình cờ. Đó là sau một lần được bạn rủ đi chạy, nhưng không theo kịp bạn nên Huy rất “cay cú”. Từ đó, Huy luyện tập và yêu thích môn thể thao này lúc nào không hay. Giờ đây, trên các cung đường của thị xã Sa Pa, không ngày nào vắng bóng một thanh niên trẻ cùng những bước chạy không biết mệt. Dù điều kiện thời tiết như thế nào, mỗi chiều Huy vẫn dành thời gian chạy vòng quanh khu vực trung tâm thị xã Sa Pa. Hiện nay, Quang Huy đã đạt tốc độ không hề “xoàng” - 15 km/h.

29.jpg

Từ niềm đam mê chạy, Huy dần gặp gỡ thêm nhiều bạn bè. Vượt qua sự tự ti của bản thân, năm 2016, Huy gia nhập Câu lạc bộ chạy thị xã Sa Pa. Từ khi tham gia câu lạc bộ, được các anh chị, bạn bè quý mến, tính cách của Huy thay đổi hẳn, không còn rụt rè và nóng tính. Có lẽ vì thế mà thành tích khi tham gia các giải chạy tại địa phương của Huy được cải thiện, tăng dần qua từng giải đấu.

Huy của ngày trước là cậu bé hiếu thắng và nóng nảy nên rất hay bị đuối sức khi về đích. Tuy nhiên giờ đây, trên cung đường chạy của các giải đấu, Huy đã trở thành một đối thủ đáng gờm, rất khó vượt được cậu ấy.

Anh Lê Việt Anh, Đội trưởng Câu lạc bộ chạy thị xã Sa Pa

Với Quang Huy - chàng trai đang dành hết niềm đam mê của mình cho chạy bộ, việc được sải bước trên đường đua và giành huy chương ở các giải đấu mà Huy tham gia là mục tiêu luôn đặt trong đầu. Dù khuyết tật là thiệt thòi lớn đối với bản thân nhưng những nỗ lực vươn lên trong cuộc sống đã đem lại niềm vui cho bản thân Huy và gia đình.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gần 300 thí sinh dự tuyển lớp năng khiếu bóng đá

Gần 300 thí sinh dự tuyển lớp năng khiếu bóng đá

Sáng 21/4, Trung tâm Đào tạo bóng đá họ Bùi Việt Nam tại xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng tổ chức tuyển sinh lớp năng khiếu bóng đá nam, nữ năm 2024. Tham gia dự tuyển có gần 300 thí sinh (trong đó có 27 nữ thí sinh là nữ), tuổi từ 8 – 18 tuổi (sinh năm 2006 - 2016), đến từ các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai.

Cơ hội có điểm cho các cầu thủ Việt Nam

Vòng chung kết Giải bóng đá U23 châu Á năm 2024: Cơ hội có điểm cho các cầu thủ Việt Nam

22 giờ 30 phút tối nay 17/4, đội tuyển U23 Việt Nam sẽ gặp U23 Kuwait trong khuôn khổ bảng D vòng chung kết Giải bóng đá U23 châu Á năm 2024. Tại đấu trường này, U23 Việt Nam từng giành quyền vào vòng chung kết năm 2018, lọt vào tứ kết năm 2022, nhưng cũng từng hai lần dừng bước ở vòng bảng vào các năm 2016 và 2020.

VAR được áp dụng tại Vòng chung kết U23 châu Á 2024

VAR được áp dụng tại Vòng chung kết U23 châu Á 2024

Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) đã có buổi họp với các thành viên đội tuyển U23 Việt Nam để phổ biến những quy định chung dành cho các đội tham dự Vòng chung kết U23 châu Á 2024. Những nội dung quan trọng trong Luật thi đấu cũng được đề cập đến, trong đó có việc áp dụng công nghệ VAR tại tất cả các trận đấu của giải.

fb yt zl tw