Nhìn lại những vụ tai nạn máy bay khiến các tổng thống thiệt mạng

Trước vụ tai nạn của Tổng thống Iran ngày 19/5, một số nguyên thủ quốc gia, trong đó có tổng thống Ba Lan và Pakistan, đã thiệt mạng trong các vụ tai nạn máy bay.

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi trong bài phát biểu thường niên được phát trên toàn quốc, ở Tehran ngày 20/3/2024.

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng ngày 19/5. Chiếc trực thăng chở nhà lãnh đạo Iran đã rơi trong thời tiết sương mù và mưa dày đặc ở khu vực giáp với Azerbaijan.

Việc ông Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn đã gây chấn động Iran và thế giới. Nhưng Tổng thống Raisi không phải là nguyên thủ quốc gia đầu tiên thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay. Dưới đây là danh sách các sự cố trước đó.

Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski (2010)

Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski và 95 người khác thiệt mạng khi máy bay chở họ bị rơi vào ngày 10/4/2010, khi đến gần sân bay ở thị trấn Smolensk của Nga.

Theo truyền thông địa phương, vụ tai nạn vào thời điểm đó được cho là do sương mù dày đặc.

Bộ Ngoại giao Ba Lan cho biết máy bay đã bốc cháy sau vụ tai nạn. Phu nhân của ông Kaczynski, Bộ trưởng Quốc phòng và Thống đốc ngân hàng trung ương Ba Lan cũng có mặt trên máy bay.

Vào tháng 4/2022, một ủy ban đặc biệt của Chính phủ Ba Lan đã đưa ra một báo cáo cáo buộc rằng vụ tai nạn là kết quả của một kế hoạch "ám sát". Báo cáo này được đưa ra sau nhiều năm cáo buộc của các quan chức chính phủ và chỉ hai tháng sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra.

Hai cuộc điều tra riêng của Nga và Ba Lan được tiến hành trước đó không tìm thấy bằng chứng nào về một vụ ám sát có chủ ý.

Tổng thống Bắc Macedonia Boris Trajkovski (2004)

Một vụ tai nạn máy bay, được cho là do lỗi của phi công và trục trặc kỹ thuật, đã khiến Tổng thống Bắc Macedonia là ông Boris Trajkovski và 8 người khác ở Bosnia và Herzegovina thiệt mạng.

Vụ tai nạn xảy ra ở vùng Stolac vào tháng 2/2004. Theo truyền thông địa phương, một cuộc điều tra do các chuyên gia Bosnia và Herzegovina đưa ra đã cho rằng vụ tai nạn là do vấn đề kỹ thuật và sai sót trong quy trình của phi công.

Tổng thống Rwanda Juvenal Habyarimana (1994)

Tổng thống Rwanda Juvenal Habyarimana đã thiệt mạng khi máy bay chở ông bị bắn rơi năm 1994, trong một sự kiện được nhiều người coi là khởi đầu của nạn diệt chủng ở nước này.

Tổng thống Habyarimana đã ký một thỏa thuận hòa bình với phiến quân Tutsi và đang bay đến thủ đô Rwandan thì một tên lửa bắn trúng máy bay của ông.

Một cuộc điều tra đã được tiến hành 4 năm sau đó theo yêu cầu từ người thân của phi hành đoàn người Pháp trên máy bay. Cuộc điều tra là điểm gây tranh cãi lớn giữa Pháp và Rwanda.

Vào tháng 12/2016, các thẩm phán Pháp đã hủy bỏ cuộc điều tra kéo dài này. Sau đó, vào năm 2020, tòa phúc thẩm ở Paris đã từ chối yêu cầu mở lại cuộc điều tra.

Tổng thống Pakistan Muhammad Zia-ul Haq (1988)

Tổng thống Pakistan Muhammad Zia-ul Haq đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay cùng với đại sứ Mỹ và một số quan chức quân sự hàng đầu của Pakistan vào tháng 8/1988.

Máy bay C-130 phát nổ vài phút sau khi cất cánh từ căn cứ không quân ở thành phố Bahawalpur của Pakistan. Chính quyền Pakistan và Mỹ gọi sự việc là một vụ tai nạn, bất chấp những đồn đoán.

Trước đó, cũng đã xảy ra các vụ tai nạn máy bay liên quan các lãnh đạo thế giới.

Vào ngày 19/10/1986, một chiếc máy bay hai động cơ chở Tổng thống Mozambique Samora Machel và một số bộ trưởng Mozambique đã bị rơi gần biên giới Mozambique-Nam Phi. 33 người thiệt mạng trong vụ tai nạn, trong đó có ông Machel, một số bộ trưởng và quan chức cấp cao của chính phủ Mozambique. Trong cuộc điều tra được thực hiện sau vụ tai nạn, phi công đã bị kết tội.

Ngày 1/8/1981, Tổng thống Panama Omer Torrijos qua đời khi chiếc máy bay nhỏ mà ông đang lái đâm vào rừng.

Ngày 24/5/1981, Tổng thống Ecuador Jaime Roldos Aguilera và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tướng Marco Aurelio thiệt mạng khi chiếc máy bay chở họ bị rơi gần biên giới Peru.

Vào ngày 27/4/1969, Tổng thống Bolivia Rene Barrientos qua đời khi chiếc trực thăng của ông bị rơi ở thành phố Cochabamba.

Ngày 14/5/1966, Tổng thống Iraq, Tướng Abdulsalam Arif qua đời trong một vụ tai nạn trực thăng. Tổng thống Arif nhậm chức trong một cuộc đảo chính vào tháng 2/1963.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

ASEAN đẩy mạnh đàm phán với Mỹ trước hạn chót tạm hoãn thuế nhập khẩu

ASEAN đẩy mạnh đàm phán với Mỹ trước hạn chót tạm hoãn thuế nhập khẩu

Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, trong bối cảnh thời gian Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày sẽ kết thúc vào ngày 9/7 tới, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang đẩy mạnh đàm phán với Washington, đồng thời thúc đẩy phối hợp trong khối nhằm tạo lập quan điểm chung trong ứng phó với chính sách thuế quan của Mỹ.

Tổng thống Donald Trump: Mỹ đạt thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump: Mỹ đạt thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa xác nhận thỏa thuận thương mại giữa Washington và Bắc Kinh đã hoàn tất, chỉ còn chờ phê duyệt chính thức từ ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Thỏa thuận đề cập đến các mặt hàng chiến lược như đất hiếm, đồng thời tái khẳng định cam kết trao đổi giáo dục giữa hai nước.

Châu Á đối mặt khủng hoảng dân số

Châu Á đối mặt khủng hoảng dân số

Châu Á đang trên đà tiếp bước châu Âu trở thành “lục địa già”, với tỷ lệ sinh thấp ở mức đáng báo động và tốc độ già hóa dân số diễn ra nhanh. Các quốc gia trong khu vực đang tìm giải pháp thích ứng với “cơn sóng thần màu xám”.

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc bảo vệ di sản văn hóa

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc bảo vệ di sản văn hóa

Công tác bảo vệ di sản văn hóa của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn mới, với việc thay đổi chiến lược từ sửa chữa, phục hồi sang phòng ngừa, ngăn chặn xâm hại di sản thông qua các biện pháp phân tích nguy cơ, đánh giá rủi ro, đẩy mạnh ứng dụng số hóa, tăng cường nghiên cứu khoa học trong công tác bảo vệ di sản, cổ vật.

EU thể hiện thiện chí trong đàm phán thương mại với Mỹ

EU thể hiện thiện chí trong đàm phán thương mại với Mỹ

Chỉ còn hơn một tháng nữa sẽ đến ngày 9/7 - thời hạn cuối cùng của 90 ngày hoãn áp dụng thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành trước đó cho 75 quốc gia và khu vực trong đó có Liên minh châu Âu. Để đẩy nhanh đàm phán, EU hôm qua đã để ngỏ một số thiện chí trong đàm phán với Mỹ.

fb yt zl tw