Nhiều ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất tiết kiệm

Khảo sát biểu lãi suất huy động mới nhất ngày 5/12 cho thấy nhiều ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất đối với hàng loạt kỳ hạn tiền gửi.

Cụ thể, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) điều chỉnh đồng loạt lãi suất tiền gửi các kỳ hạn từ 6 đến 11 tháng xuống còn 4,3%/năm, giảm từ 0,5-0,8%/năm so với trước đó.

Lãi suất kỳ hạn 12 tháng trở lên tại LPBank cũng giảm từ 5,6%/năm xuống còn 5,3%/năm.

Riêng đối với các khoản tiền gửi mới hoặc tái tục kỳ hạn 13 tháng có số dư tiền gửi từ 300 tỷ đồng trở lên sẽ được LPBank áp dụng mức lãi suất huy động lĩnh lãi cuối kỳ là 6,5%/năm, lĩnh lãi hàng tháng là 6,3%/năm và lĩnh lãi đầu kỳ là 6,07%/năm.

Không riêng LPBank, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cũng vừa tiếp tục giảm lãi suất thêm 0,2%/năm đối với các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Đây là lần điều chỉnh thứ 2 liên tiếp của Techcombank chỉ trong 1 tuần qua, sau bước giảm nhẹ lãi suất 0,1%/năm đối với các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.

Như vậy, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng trở lên tại Techcombank đang niêm yết từ 4,75-5%/năm tùy nhóm khách hàng; lãi suất tiền gửi kỳ hạn gửi 6 tháng từ 4,55-4,8%/năm.

Tương tự, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) giảm tiếp 0,1%/năm lãi suất huy động trực tuyến tại các kỳ hạn 6 và 12 tháng. Lãi suất tiền gửi trực tuyến tại Eximbank các kỳ hạn này lần lượt là 4,9 và 5,5%/năm.

Lãi suất các kỳ hạn khác tại Eximbank giữ nguyên ở mức từ 3,6-3,9%/năm cho tiền gửi từ 1-3 tháng; 5,3%/năm cho 9 tháng; 5,6%/năm cho 15 tháng và 5,7%/năm cho tiền gửi từ 18-36 tháng.

Trước đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) giảm sâu lãi suất huy động tại tất cả các kỳ hạn, đưa lãi suất cao nhất tại ngân hàng này xuống chỉ còn 4,8%/năm, áp dụng cho tiền gửi từ 12 tháng trở lên. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 và 3 tháng chỉ còn 2,4 và 2,7%/năm, mức thấp kỷ lục của Vietcombank và cả hệ thống ngân hàng.

Cùng xu hướng giảm còn có Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVCombank), Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HDBank)...

Trong đó, PVCombank đang niêm yết lãi suất huy động cao nhất hệ thống ở mức 10,5%/năm, giảm mạnh so với mức 11%/năm hồi tháng trước. Điều kiện hưởng lãi "khủng" như vậy là số dư phải từ 2.000 tỷ đồng trở lên và gửi tiền kỳ hạn 12 hoặc 13 tháng.

Cũng từng niêm yết lãi suất huy động cao nhất tiệm cận 9%/năm, HDBank đã hạ lãi suất cao nhất xuống còn 8,4%/năm cho khoản gửi từ 300 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 13 tháng.

Ngoài ra, còn có Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) huy động tiền gửi kỳ hạn 12 và 13 tháng với lãi suất cao nhất lên đến 9%/năm nếu đạt điều kiện số tiền gửi từ 500 tỷ đồng. Dưới mức này, lãi suất áp dụng chỉ 5,1%/năm.

Tính đến thời điểm hiện tại, lãi suất tiền gửi tại quầy kỳ hạn 12 tháng trung bình ở mức hơn 5%/năm, giảm mạnh so với mức 8%/năm hồi đầu năm. Về lý thuyết, khi lãi suất huy động giảm, lượng tiền gửi vào ngân hàng cũng sẽ giảm theo, dòng tiền sẽ chuyển hướng sang các kênh đầu tư sinh lời khác như bất động sản, chứng khoán, vàng...

Công ty CP Chứng khoán VNDirect nhận định lãi suất huy động bình quân kỳ hạn 12 tháng có thể về mức 5-5,2%/năm vào cuối năm 2023 và duy trì ở vùng thấp này trong năm 2024. Dòng tiền của nhà đầu tư có thể dịch chuyển một phần sang các kênh đầu tư khác để hưởng mức lợi suất cao hơn. Xu hướng này sẽ rõ nét hơn trong giai đoạn cuối năm 2023 và đầu năm 2024 trở đi.

Nhưng thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước lại cho thấy tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế trong 9 tháng của năm 2023 tiếp tục tăng 11% so với cùng kỳ và tăng 5,9% so với cuối năm 2022, đạt xấp xỉ 12,7 triệu tỷ đồng.

Lý giải điều này, giới chuyên gia cho rằng trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều bất ổn, bất động sản rơi vào tình trạng “đóng băng”, thị trường chứng khoán khó đạt được lợi nhuận như mong muốn... thì gửi tiết kiệm vẫn được nhà đầu tư lựa chọn như một nơi an toàn.

Bà Phạm Huyền Trang, Giám đốc phụ trách phân tích cổ phiếu SSI Research, khuyến cáo trong bối cảnh lãi suất thấp như hiện nay, có thể nhà đầu tư sẽ đa dạng hóa các kênh đầu tư để sinh lời tốt hơn. Tuy nhiên, dòng tiền về đâu vẫn còn tùy thuộc khẩu vị đầu tư của mỗi người và các nhà đầu tư cũng cần trang bị những kiến thức tài chính để chủ động trước mọi tình huống và tránh "để trứng vào một giỏ".

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hệ thống Ngân hàng: Khẩn trương hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại do mưa lũ

Hệ thống Ngân hàng: Khẩn trương hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại do mưa lũ

Cùng với các ngành, địa phương, ngành ngân hàng Lào Cai đã khẩn trương chỉ đạo các đơn vị, tổ chức tín dụng trên địa bàn kịp thời hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại, sớm khôi phục sản xuất, kinh doanh sau trận mưa lũ lịch sử, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phóng viên Báo Lào Cai đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Quang Huy, Phó Giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lào Cai về nội dung này.

Bộ Tài chính hướng dẫn xác định nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở mới

Bộ Tài chính hướng dẫn xác định nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở mới

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 62/2024/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định số 75/2024/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của Chính phủ.

Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội

Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội

Chiều 14/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH) tới 63 điểm cầu trên toàn quốc.

Nâng cao nhận thức về vai trò của tín dụng chính sách xã hội

Nâng cao nhận thức về vai trò của tín dụng chính sách xã hội

Như Báo Lào Cai đã đưa tin, sáng 26/7, Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40) đã diễn ra. Sau phát biểu khai mạc của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, hội nghị đã được nghe báo cáo đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tiếp thêm nguồn lực cho tín dụng chính sách

Tiếp thêm nguồn lực cho tín dụng chính sách

Mặc dù là tỉnh nghèo nhưng Lào Cai luôn quan tâm, dành nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, qua đó tiếp thêm nguồn lực cho các địa phương đẩy mạnh công cuộc giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Cải thiện các chỉ số thành phần, nâng cao thứ hạng PCI 2024

Cải thiện các chỉ số thành phần, nâng cao thứ hạng PCI 2024

Theo bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2023, tỉnh Lào Cai đạt 67,38 điểm, xếp thứ 26/63 tỉnh, thành phố, giảm 15 bậc so với năm 2022 (11/63). Bên cạnh đó, xếp hạng Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI 2023) lần thứ hai được VCCI công bố, Lào Cai xếp ngoài top 30.

fbytzltw