Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Nghề "bán" nụ cười

Nghề "bán" nụ cười

Khi bước vào khách sạn hay một điểm du lịch, điều đầu tiên thu hút sự chú ý của khách là nụ cười rạng rỡ trên gương mặt người lễ tân. Nụ cười không chỉ là một yêu cầu quan trọng trong công việc, mà còn là nghệ thuật tinh tế, kỹ năng được rèn luyện và thể hiện đậm nét văn hóa hiếu khách của những người làm dịch vụ du lịch.

Nụ cười - món quà vô giá mà con người trao tặng nhau, là cầu nối cho sự hiếu khách và thiện chí. Trong ngành dịch vụ du lịch, nụ cười càng trở nên quan trọng, bởi nó chính là “thương hiệu” đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp tạo dựng trong lòng khách hàng. Nụ cười của các nhân viên lễ tân - những “đại sứ” của khách sạn, nhà hàng, khu du lịch chính là điểm nhấn, tạo ấn tượng tốt đẹp đầu tiên cho mỗi du khách.

“Ai đó từng ví nghề lễ tân như “làm dâu trăm họ”, tôi phải thừa nhận điều đó không hề sai. Khi bước vào công việc thực tế, tôi mới thấm thía nỗi vất vả của nghề này. Có những ngày đông khách, lễ tân phải làm việc liên tục không ngừng nghỉ, trong khi nụ cười lúc nào cũng phải rạng rỡ. Tuy nhiên, đối với chúng tôi, khi trao đi nụ cười và nhận được lời cảm ơn chân thành từ khách hàng, mọi mệt mỏi hay ưu phiền đều tan biến tất cả”, chị Phạm Thùy Dung, nhân viên lễ tân khách sạn Pao’s Sapa Leisure (thị xã Sa Pa) chia sẻ.

23.jpg

Chúng tôi gặp chị Dung trong một chuyến công tác tại thị xã Sa Pa. Chị để lại ấn tượng trong chúng tôi với gương mặt khả ái cùng nụ cười tươi luôn nở trên môi. Chị Dung đã có hơn 3 năm gắn bó với nghề lễ tân; dù tuổi nghề còn trẻ nhưng chị luôn là nhân viên ưu tú của khách sạn. Tuy nhiên, ít ai biết được, hồi mới vào nghề, chị Dung gặp rất nhiều khó khăn. Tự nói về chặng đường hơn 3 năm đã qua, chị Dung nhận thấy mình đã thực sự phá bỏ được giới hạn của bản thân nhờ một người bạn đồng hành - đó là nụ cười.

Chị Dung cho biết thêm: Với tôi, nụ cười cũng chính là hành trang để đi chặng đường dài hơn, tiến xa hơn trong công việc. Những ngày đầu đi làm chưa có kinh nghiệm, nhờ sự giúp đỡ, chỉ bảo của đồng nghiệp mà mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Tôi cũng được dạy phải rạch ròi cuộc sống cá nhân và công việc của mình.

Dù cuộc sống có gặp chuyện phiền muộn gì, tôi sẽ để ngoài cánh cửa khách sạn. Khi đẩy cửa bước vào nơi làm việc, tôi sẵn sàng với nụ cười rạng rỡ, tinh thần tích cực và luôn mong được giúp đỡ những vị khách của mình.

Chị Phạm Thùy Dung, nhân viên lễ tân khách sạn Pao’s Sapa Leisure (thị xã Sa Pa)

22.jpg

Khu du lịch Sun World Fansipan Legend vinh dự được World Travel Awards 5 lần liên tiếp trao tặng danh hiệu “Điểm du lịch văn hóa hàng đầu thế giới” (từ năm 2019 - 2023). Cách làm du lịch văn minh được Sun World Fansipan Legend thiết lập với tên gọi “Dịch vụ từ tâm”. Theo đó, đội ngũ lễ tân, chăm sóc khách hàng tại đây khi được nhận vào làm đều phải học các cử chỉ giao tiếp với khách hàng. Trong đó, một trong những yếu tố Sun World Fansipan Legend chú trọng, đó là nụ cười.

Theo ông Quyền Anh Tuấn, Trưởng Bộ phận Chăm sóc khách hàng Khu du lịch Sun World Fansipan Legend, để duy trì một nụ cười tươi suốt quá trình làm việc là một việc không đơn giản. Bởi, lễ tân là vị trí đặc biệt, luôn phải đối mặt với vô vàn áp lực công việc, từ giải quyết yêu cầu đa dạng của khách hàng, đến việc xử lý tình huống phát sinh bất ngờ.

24.jpg

Một trong những bí quyết giúp lễ tân luôn giữ được nụ cười tươi tắn chính là sự tự tin và niềm đam mê công việc. Ngoài ra, việc xây dựng môi trường làm việc tích cực, hỗ trợ nhau cũng là yếu tố quan trọng giúp người lễ tân luôn giữ được nụ cười tươi. Khi được cấp trên và đồng nghiệp động viên, tạo điều kiện thuận lợi, họ sẽ cảm thấy được ghi nhận và trân trọng, từ đó đem hết tâm huyết vào công việc. Điều này không chỉ làm tăng hiệu quả làm việc mà còn giúp người lễ tân luôn giữ được tinh thần tích cực, vui vẻ để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Nụ cười của lễ tân là “chìa khóa vạn năng” mở cánh cửa thành công cho ngành dịch vụ du lịch. Nụ cười ấy cần xuất phát từ tâm, với mong muốn mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt đẹp nhất, từ đó góp phần tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp, thân thiện, từ đó thu hút và giữ chân du khách.

Ông Quyền Anh Tuấn, Trưởng Bộ phận Chăm sóc khách hàng Khu du lịch Sun World Fansipan Legend

"Vì vậy, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến việc tuyển chọn, đào tạo và xây dựng đội ngũ lễ tân chuyên nghiệp, có khả năng giữ được nụ cười tươi tắn suốt ngày dài để mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho du khách", ông Quyền Anh Tuấn cho biết thêm.

21.jpg

Với mỗi ngành nghề luôn có sự “cho đi - nhận lại”. Có nghề phải bỏ ra nhiều sức mạnh, có nghề thì tốn nhiều chất xám trí tuệ. Nghề dịch vụ cũng vậy, ngoài yếu tố trên, họ phải “bán” nụ cười để đổi lấy sự hài lòng và niềm vui của khách hàng. Cũng bởi vậy mà nhiều người gọi vui, đây là nghề “hạnh phúc nhất thế gian”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

“Không phải lúc nào người ta cũng có cơ hội để xuôi ngược theo một dòng sông. Nhưng nếu được, hãy đi một lần. Vì đó không chỉ là hành trình về địa lý, với nhà báo đây còn là cơ hội để mình được dấn thân và thể hiện đam mê với nghề” - đó là những dòng tôi viết trong cuốn sổ nhỏ mang theo khi bắt đầu hành trình ngược xuôi theo dòng sông Mẹ.

Presstrip - cơ hội “vàng” quảng bá du lịch Lào Cai

Presstrip - cơ hội “vàng” quảng bá du lịch Lào Cai

Không đơn thuần là một chuyến đi trải nghiệm, chương trình khảo sát thực tế dành cho báo chí (presstrip) trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai 2025 đã trở thành nhịp cầu kết nối giữa truyền thông và ngành du lịch. Presstrip là cơ hội “vàng” để các sản phẩm du lịch đặc trưng của Lào Cai được truyền thông sâu rộng hơn trên bản đồ du lịch Việt Nam và quốc tế.

fb yt zl tw