Ngát xanh đảo Đá Tây A

Giữa mênh mông trùng khơi, nơi tưởng như chỉ có sóng gió và nắng gắt, đảo Đá Tây A hiện lên xanh ngát giữa biển cả. Màu xanh ấy không chỉ là sắc lá của hàng dương, bàng vuông, hay những tán cây ăn quả rợp bóng chan hòa, mà còn là sắc xanh của niềm tin, của sức sống, của ý chí con người đang ngày đêm canh giữ và dựng xây vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

0:00 / 0:00
0:00
baolaocai-br_0088.jpg
baolaocai-br_8067.jpg
Sắc xanh ngập tràn trên đảo Đá Tây A.

Vượt hơn 235 hải lý, chúng tôi đến với đảo Đá Tây A đúng vào mùa biển động. Biển gào thét dữ dội nhưng trong lòng âu tàu rộng hơn 13 hécta của đảo, hàng chục con tàu đánh cá của ngư dân đang neo đậu bình yên, tránh bão. Những mái thuyền chờ đợi ngày biển lặng để tiếp tục vươn khơi, như chính những con người nơi đây - kiên cường, bền bỉ, không ngừng vươn lên giữa thử thách.

baolaocai-br_9865.jpg
baolaocai-br_c.jpg
Chùa trên đảo Đá Tây A được xây theo kiến trúc chữ "Đinh".

Chiếc xuồng nhỏ từ tàu lớn HQ561 đưa đoàn chúng tôi cập bến. Trước mắt hiện ra là ngôi chùa Đá Tây A cổ kính, trang nghiêm, mang đậm hồn Việt giữa trùng khơi. Tiếng chuông chùa ngân vang, hòa lẫn tiếng sóng biển, như lời nhắn gửi từ đất liền vọng về, như lời cầu nguyện bình an cho những chuyến ra khơi đầy sóng gió.

Chùa được xây theo kiến trúc chữ “Đinh”, với mái ngói cong vút, đầu đao vươn lên trời cao như ngọn sóng vươn mình về phía chân trời. Cổng tam quan, sân chùa, gác chuông… tất cả hòa quyện tạo thành bức tranh tâm linh sống động, là điểm tựa tinh thần thiêng liêng cho cán bộ, chiến sĩ và người dân trên đảo.

baolaocai-br_4316.jpg
Nhà Đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam là nơi diễn ra nhiều hoạt động quan trọng trên đảo Đá Tây A.
baolaocai-br_0002.jpg
Những ngôi nhà của người dân đảo Đá Tây A.
baolaocai-br_20250107-103608.jpg
Trường học được xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập của thầy và trò trên đảo.

Giữa lòng đảo, sừng sững và đầy tự hào là Nhà Đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam - công trình đầu tiên của chương trình “Góp đá xây Trường Sa” do báo Tuổi Trẻ phát động.

Ngôi nhà không chỉ là nơi sinh hoạt cộng đồng mà còn là biểu tượng của lòng dân, là nơi gắn kết tình quân dân, nơi đón tiếp các đoàn công tác từ đất liền ra thăm đảo.

Hai bên là dãy nhà ở của các hộ dân san sát, khang trang; trường học, trạm y tế, sở chỉ huy đảo, các dãy nhà làm việc đều được quy hoạch bài bản như một thị trấn nhỏ yên bình giữa đại dương bao la.

baolaocai-br_9125.jpg
Hàng dương xanh trên đảo Đá Tây A.

Ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng mỗi người khi đặt chân đến đây có lẽ là hàng dương xanh mát chạy vòng quanh đảo. Những hàng cây thẳng tắp, tán lá rì rào trong gió, ôm trọn lấy hòn đảo như vòng tay mẹ ôm đứa con yêu.

Thượng tá Nguyễn Tường Tín, Chỉ huy trưởng đảo Đá Tây A đưa chúng tôi đi dạo dưới tán dương rợp mát cho biết: Đây là hàng cây được trồng sớm nhất, dày nhất và nhiều nhất với hàng ngàn cây bao quanh đảo từ khi có chương trình “Xanh hóa Trường Sa”. Những cây già cỗi, sâu bệnh được thay thế kịp thời, nhờ sự chăm sóc tỉ mỉ của cán bộ, chiến sĩ trên đảo.

baolaocai-br_334.jpg
baolaocai-br_335.jpg
Bộ đội tăng gia trên đảo.
baolaocai-br_83423.jpg
Người dân đảo Đá Tây A trồng rau xanh phục vụ cuộc sống hằng ngày.

Ngoài ra, đảo còn có các loại cây: bàng vuông, tra, mù u và đang nghiên cứu trồng thử nghiệm một số loại cây có giá trị kinh tế như giáng hương, sao đen. Những vườn rau xanh mướt, những cây dừa nghiêng bóng, hàng chuối trổ buồng, đu đủ kết trái… tất cả tạo nên một “resort xanh” giữa đại dương mặn mòi.

Mỗi lá rau, mỗi bụi chuối là kết tinh của mồ hôi, công sức, tình yêu với mảnh đất đầu sóng ngọn gió.

Nhờ tận dụng nguồn nước mưa và hệ thống chứa nước hiện đại, đảo đã chủ động được nước sinh hoạt. Trên đảo, cán bộ, chiến sĩ và người dân đều có ý thức tiết kiệm đến từng giọt quý giá, do đó, nước sau sử dụng được tận dụng để tưới cây.

Tổng giá trị sản lượng tăng gia trên đảo mỗi năm đạt gần 300 triệu đồng, một con số thật đáng tự hào và là minh chứng sống động cho sức sống dẻo dai, sáng tạo của những con người nơi đầu sóng. Rau xanh, thịt, đậu phụ, giá đỗ - những sản phẩm tưởng như chỉ có ở đất liền thì nay đã trở thành thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của các chiến sĩ và cư dân đảo.

baolaocai-br_1602.jpg
Âu tàu của Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá có sức chứa hàng trăm tàu cho ngư dân vào tránh trú bão và lấy nước ngọt, xăng dầu, sửa chữa tàu, khám chữa bệnh những lúc vươn khơi.

Không chỉ là điểm tựa cho quân dân, đảo Đá Tây A còn là bến đỗ vững vàng cho ngư dân bám biển. Trung tá Nguyễn Hữu Diên, Phó Chỉ huy trưởng đảo Đá Tây A chỉ tay về những con tàu đang neo đậu trong âu tàu chia sẻ: Đảo có Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá lớn nhất Trường Sa. Tại đây, ngư dân được cung cấp miễn phí nước ngọt; đá lạnh, xăng dầu, lương thực… được bán với giá như trong đất liền. Họ có thể nghỉ ngơi, chữa bệnh, sửa chữa tàu thuyền, tiếp tục bám biển dài ngày mà không phải quay về đất liền.

Trung tâm còn có kho lạnh, khu phân loại hải sản, nhà ăn, máy phát điện, trạm cung ứng xăng dầu và lực lượng cứu hộ luôn sẵn sàng hỗ trợ tàu, thuyền gặp nạn. Nhờ vậy, Đá Tây A trở thành nơi ngư dân gửi gắm niềm tin, là “cảng quê” giữa đại dương mênh mông.

baolaocai-br_333.jpg
Nguồn điện mặt trời trên đảo Đá Tây A.

Trên đảo sử dụng nguồn điện chủ yếu từ năng lượng gió, mặt trời, thân thiện với môi trường, bền vững và linh hoạt.

Hệ thống truyền hình, viễn thông, sóng điện thoại phủ sóng khắp đảo; tủ sách báo, tủ sách pháp luật với hơn 1.000 đầu sách giúp nâng cao đời sống tinh thần, tri thức cho cán bộ, chiến sĩ và người dân.

baolaocai-br_9959.jpg
Các phóng viên trò chuyện với người dân trên đảo Đá Tây A dưới tán cây xanh mát.
baolaocai-br_7921.jpg
Người dân trồng hoa, làm đẹp cảnh quan đảo Đá Tây A.

Rời đảo trong ráng chiều buông nhẹ, chúng tôi mang theo trong tim sắc xanh kỳ diệu của Đá Tây A - sắc xanh từ thiên nhiên, từ cây lá, nhưng cũng là sắc xanh từ lòng người. Tiễn chúng tôi ra âu tàu, Thượng tá Nguyễn Tường Tín, Chỉ huy trưởng đảo Đá Tây A bảo: Vinh dự, tự hào là chiến sĩ Hải quân trực tiếp bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy truyền thống “Chiến đấu anh dũng; đoàn kết chủ động; khắc phục khó khăn, giữ vững chủ quyền” của Đoàn Trường Sa anh hùng, cùng Nhân dân hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ Tổ quốc giao phó.

Giữa muôn trùng sóng gió, Đá Tây A vẫn ngát xanh - xanh như niềm tin, như lòng người, như Tổ quốc mãi vươn mình ra biển lớn.

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

Ngày 7/4/1975, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Thanh xuân gửi lại Trường Sa

Thanh xuân gửi lại Trường Sa

Trường Sa - hai tiếng thiêng liêng khắc sâu trong tâm khảm của mỗi người dân đất Việt. Đó không chỉ là một phần máu thịt của Tổ quốc, mà còn là nơi những người lính hải quân gửi gắm cả tuổi thanh xuân, tình yêu và lý tưởng cao đẹp của mình. Giữa trùng khơi sóng gió, những người lính như những cột mốc sống, hiên ngang giữa bão tố, giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Tâm tình người lính đảo

Tâm tình người lính đảo

Trường Sa - hai tiếng thiêng liêng ấy luôn khắc sâu trong trái tim người lính biển. Đó không chỉ là vùng biển đảo xa xôi giữa đại dương bao la mà còn là ngôi nhà thứ hai, nơi những người lính hải quân ngày đêm canh giữ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Ở nơi đầu sóng ngọn gió, họ đã sống, chiến đấu và yêu thương nhau như những người anh em ruột thịt. Và khi phải rời xa nơi này, trong lòng họ trào dâng bao nỗi niềm sâu kín.

Ban Chỉ huy Quân sự xã Bản Qua: Làm tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng khu vực biên giới

Ban Chỉ huy Quân sự xã Bản Qua: Làm tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng khu vực biên giới

Xã Bản Qua, huyện Bát Xát có hơn 100 cán bộ, chiến sĩ dân quân, được xếp vào các lực lượng Ban Chỉ huy Quân sự xã, Trung đội Dân quân cơ động, Trung đội Súng máy phòng không 12,7 mm và Binh chủng đảm bảo. Xác định công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới là nhiệm vụ quan trọng, Ban Chỉ huy Quân sự xã Bản Qua luôn phát huy tinh thần thi đua quyết thắng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ vững mạnh, rộng khắp

Kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam (28/3/1935 - 28/3/2025) Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ vững mạnh, rộng khắp

Tháng 12/2024, thành phố Lào Cai thành lập Trung đội Dân quân thường trực. Sự góp mặt của đơn vị này có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng dân quân thường trực, phù hợp và đúng chủ trương, tinh thần Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về chiến lược quốc phòng Việt Nam; nhằm đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài trong xây dựng khu vực phòng thủ của tỉnh nói chung, thành phố nói riêng; đánh dấu bước phát triển lớn mạnh của lực lượng dân quân, tự vệ thành phố Lào Cai.

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

Thời gian qua, lực lượng dân quân, tự vệ trên địa bàn tỉnh đã chú trọng làm tốt công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự - quốc phòng địa phương, đồng thời, tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị do cấp ủy đảng, chính quyền phân công. Qua đó góp phần làm đẹp thêm hình ảnh những chiến sĩ “sao vuông” trong lòng dân.

Bác sĩ nơi đảo xa

Bác sĩ nơi đảo xa

Giữa trùng khơi xa xôi, nơi đầu sóng ngọn gió của Quần đảo Trường Sa, có những chiến sĩ khoác trên mình chiếc áo blouse trắng ngày đêm tận tụy chăm sóc sức khỏe cho quân, dân trên đảo và ngư dân vươn khơi bám biển.

[Ảnh] Cây bàng vuông - biểu tượng bất khuất của Trường Sa

[Ảnh] Cây bàng vuông - biểu tượng bất khuất của Trường Sa

Không biết bàng vuông được trồng trên các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa từ khi nào nhưng loài cây này đã bén rễ cắm sâu vào đá san hô, hiên ngang vượt qua mọi bão tố, phong ba và đơm hoa kết trái. Sự phát triển mạnh mẽ ấy khiến cây bàng vuông được nhắc đến như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của những người lính hải quân Trường Sa.

Thị trấn Bát Xát tổ chức huấn luyện điểm dân quân tự vệ năm 2025

Thị trấn Bát Xát tổ chức huấn luyện điểm dân quân tự vệ năm 2025

Sáng 24/3, UBND xã thị trấn Bát Xát (huyện Bát Xát) tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ (DQTV) năm 2025. Đây là xã được Ban Chỉ huy Quân sự huyện Bát Xát chọn tổ chức huấn luyện điểm để các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện tham quan, học tập, rút kinh nghiệm trong công tác huấn luyện DQTV năm 2025.

Điểm tựa nơi biên cương

Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345: Điểm tựa nơi biên cương

Được thành lập ngày 11/3/2005, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT - QP) 345 trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện dự án xây dựng khu kinh tế - quốc phòng khu vực huyện biên giới Bát Xát; đến năm 2022, đơn vị tiếp tục được giao nhiệm vụ thực hiện mở rộng sang 5 xã biên giới vùng đặc biệt khó khăn của huyện Mường Khương.

Ghi ở An Bang

Ghi ở An Bang

Vượt qua những con sóng dữ dội của biển cả, chiếc tàu chở chúng tôi tiến về đảo An Bang - điểm đảo tiền tiêu thuộc quần đảo Trường Sa. Trên boong tàu, tiếng hát “Bâng khuâng Trường Sa” vang lên, hòa cùng tiếng gió biển, như một lời nhắc nhở về vẻ đẹp kiêu hùng, dịu dàng nhưng cũng đầy thử thách nơi đây.

fb yt zl tw