Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng

Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng

Để người dân có thể từng bước làm giàu từ nghề rừng, các cấp, ngành đang hướng tới nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế rừng theo Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh.

r1.jpg
Nhiều người dân đang có thu nhập ổn định từ phát triển kinh tế rừng.

Gia đình anh Lương Văn Mì ở thôn Nậm Lúc Hạ, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà đã có nhiều năm phát triển kinh tế rừng, hiện có hơn 7 ha cây mỡ và quế. Anh Lương Văn Mì chia sẻ, từ năm 2020, gia đình thực hiện mô hình sản xuất cây quế hữu cơ. Cây trồng này đem lại thu nhập ổn định, giá bán luôn nhỉnh hơn so với thị trường, đặc biệt là sản phẩm quế đã có doanh nghiệp ký hợp đồng đến tận nơi thu mua. Gia đình có 5 ha cây quế 12 năm tuổi đang cho thu hoạch theo hình thức tỉa thưa dần và trồng dặm ngay, mỗi năm cũng đem lại thu nhập hơn 200 triệu đồng.

Anh Lương Văn Lợi, Tổ trưởng Tổ sản xuất quế hữu cơ thôn Nậm Lúc Hạ cho biết, hiện thôn có 66 hộ tham gia mô hình sản xuất quế hữu cơ, trong đó có 30 hộ nghèo. Năm 2022 - 2023, nhờ thu hoạch quế hữu cơ đã có 22 hộ thoát nghèo.

q3.jpg
Người dân xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà phát triển rừng quế hữu cơ cho thu nhập cao.

Theo thống kê của địa phương, trên địa bàn huyện Bắc Hà hiện có hơn 16.000 ha rừng trồng, trong đó 10.471 ha rừng quế, đặc biệt có 3 vùng sản xuất quế hữu cơ đã có chứng nhận quốc tế gồm vùng quế hữu cơ Nậm Đét với 1.324 ha; 340 ha tại xã Bản Cái và 584 ha tại xã Nậm Lúc. Ông Trần Văn Chuyên, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Hà cho biết, tại huyện vùng cao Bắc Hà, người dân phần lớn đang hướng tới phát triển kinh tế rừng, với hơn 16.000 ha rừng trồng đang mang lại thu nhập, trong đó nhiều nhất là cây quế. Để nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, huyện Bắc Hà đang hướng tới phát triển rừng quế hữu cơ và định hướng nhân rộng mô hình trong tương lai.

Trong những năm qua, ngành lâm nghiệp tỉnh Lào Cai có bước phát triển rõ nét. Tư duy lâm nghiệp đã chuyển sang "phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học", hay "phát triển kinh tế đồi rừng theo hướng bền vững". Hằng năm, các chỉ tiêu về trồng rừng, phát triển lâm sản ngoài gỗ đều đạt và vượt kế hoạch đề ra; cơ bản những diện tích rừng trồng mới được áp dụng các biện pháp thâm canh; năng suất, chất lượng, giá trị rừng trồng ngày càng tăng; các nhà máy chế biến lâm sản được đầu tư xây dựng gắn với việc hình thành vùng nguyên liệu tập trung, người dân có thu nhập cao từ rừng.

Năm 2021, giá trị sản xuất lâm nghiệp toàn tỉnh đạt 2.655 tỷ đồng (tăng 1.255 tỷ đồng so với năm 2015), tăng bình quân trên 12%/năm, chiếm hơn 15% tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp; giá trị rừng trồng trung bình đạt 35 triệu đồng/ha; tạo việc làm ổn định cho hơn 25.000 lao động của tỉnh, tăng thu nhập cho người dân. Trong đó có đóng góp không nhỏ của dịch vụ môi trường rừng với kinh phí thu từ các nhà máy thủy điện trung bình 190 tỷ đồng/năm; du lịch sinh thái trong các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, du lịch sinh thái vườn rừng, phát triển kinh tế trang trại, nông - lâm kết hợp...

q5.jpg
q4.jpg
q6.jpg
Người dân thu hoạch quế hữu cơ tại huyện Bắc Hà.

Ông Vũ Hồng Điệp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm Lâm tỉnh cho rằng, phát triển kinh tế đồi rừng tại tỉnh Lào Cai thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả, khẳng định bước đi đúng đắn trong phát triển kinh tế lâm nghiệp của tỉnh. Bước đầu đã tạo sinh kế ổn định cho đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống của người dân sống bằng nghề rừng ngày càng được nâng cao, giảm số hộ nghèo. Hiện tại, Lào Cai đang có hơn 100.000 ha rừng sản xuất, chủ lực là cây quế với hơn 61.000. Đến nay, hơn 4.000 ha cây quế đang cho thu hoạch. Bên cạnh đó là các loại cây rừng khác như cây trẩu và cây thông...

Lào Cai hiện đã có hơn 4.000 ha cây quế được cấp chứng nhận quế hữu cơ. Sắp tới cần nhân rộng lên trên 10.000 ha quế hữu cơ được chứng nhận để nâng giá trị sản phẩm. Do đó, việc phát triển vùng nguyên liệu phải gắn với doanh nghiệp, doanh nghiệp là đầu tầu thúc đẩy ngành hàng quế phát triển.

q2.jpg
Sản phẩm phụ từ quế hữu cơ cũng mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân.

Trong thời gian tới, để đẩy mạnh phát triển kinh tế đồi rừng theo hướng bền vững, Lào Cai cần tiếp tục tập trung thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa; đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân về phát triển kinh tế đồi rừng cũng như tăng cường sự lãnh đạo, vào cuộc, gắn trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền trong việc triển khai thực hiện kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng tại địa phương; triển khai hiệu quả Dự án trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mô hình liên kết trồng hoa hồng ở xã Nậm Khắt - xã NTM đầu tiên của huyện Mù Cang Chải mang lại nhiều việc làm, thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

Khơi dòng phát triển

Tròn 80 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã dẫn dắt nhân dân các dân tộc vượt qua bao thăng trầm lịch sử, từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn vươn lên mạnh mẽ, tự tin hội nhập.
Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Mã số, mã vạch được coi là “chứng minh thư” của sản phẩm, giúp xác định nguồn gốc xuất xứ, hỗ trợ quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, mã số, mã vạch đang bị một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để hợp thức hóa hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Khi các thị trường đầu tư chính đều có dấu hiệu thiếu ổn định, người dân có tâm lý ưu tiên an toàn vốn hơn lợi nhuận kỳ vọng.

Tiền gửi dân cư tăng phản ánh niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng

Theo số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước khu vực IV - Chi nhánh Lào Cai, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn Lào Cai đến hết tháng 6/2025 đạt hơn 42.200 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng (tương đương tăng 5,22%) so với cuối năm 2024. Số liệu trên cho thấy người dân vẫn đặt niềm tin và kỳ vọng với hình thức gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật công trình.

Yên Bái: Yên Bái: Thông xe kỹ thuật tuyến đường huyết mạch nối đường Nguyễn Tất Thành và đường Âu Cơ

Sáng 29/6, tại thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú (thành phố Yên Bái), UBND tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình đường nối đường Nguyễn Tất Thành đến đường Âu Cơ. Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025).

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật công trình.

Thông xe kỹ thuật tuyến đường huyết mạch nối đường Nguyễn Tất Thành và đường Âu Cơ

Sáng 29/6, tại thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái, UBND tỉnh Yên Bái đã long trọng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình Đường nối Nguyễn Tất Thành đến đường Âu Cơ. Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 – 30/6/2025).
Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Sáng 28/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp Anh quốc hoạt động, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; kêu gọi Vương quốc Anh, các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam, đưa cả kim ngạch thương mại song phương và vốn đầu tư của Anh vào Việt Nam vượt mốc 10 tỷ USD trong những năm tới.

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

Toàn tỉnh hiện có hơn 20 nghìn hộ dân là chủ rừng nhưng 3 năm nay tạm thời chưa được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng do bất cập trong xác định diện tích trên thực địa và giấy tờ pháp lý. Trước thực tế này, tỉnh đã triển khai thí điểm chi trả gộp theo nhóm hộ, cộng đồng thôn nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân và nâng cao hiệu quả chính sách.

fb yt zl tw