Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Nắng ấm bản sương giăng

Nắng ấm bản sương giăng

Mới đầu thu nhưng sáng sớm, sương đã giăng trắng thôn Toòng Mông và không khó để cảm nhận được cái rét ở mảnh đất nơi lưng chừng núi này.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Do hẹn trước nên 6 giờ sáng, cô giáo Nguyễn Như Quỳnh, Hiệu trưởng Trường Mầm non Bản Phùng (xã Thanh Bình, thị xã Sa Pa) đã chờ trước cổng UBND xã, rồi nhanh chóng đưa chúng tôi đến điểm trường Toòng Mông. Sau trận mưa mấy ngày trước, dọc đường có nhiều đoạn bị sạt lở, bùn đất vẫn còn lầy lội khiến việc di chuyển rất khó khăn. Mất gần 45 phút chạy xe máy, chúng tôi mới đến được điểm trường Toòng Mông. Dù mới đầu thu nhưng do thôn Toòng Mông ở lưng chừng núi, bao quanh là rừng già nên gần 7 giờ sáng, ở nơi này sương sớm vẫn giăng kín lối.

Chỉ sau vài phút, lũ trẻ trong thôn xách theo cặp lồng cơm đã có mặt tại điểm trường. Theo chia sẻ của cô giáo Quỳnh, điểm trường này có cả học sinh mầm non và học sinh tiểu học. Một tuần nay, học sinh tiểu học đã tựu trường. Thấy các anh, chị đến trường đông vui, trẻ mầm non cũng đi theo khiến các thầy cô giáo thêm hạnh phúc, phấn khởi trước năm học mới.

Trong 6 điểm trường thì điểm trường Toòng Mông xa thứ 2, sau điểm trường Toòng Dao. Từ trung tâm xã đến điểm trường Toòng Mông phải trải qua quãng đường 14 km. Dù xa thứ 2 nhưng khó khăn thì có lẽ điểm trường Toòng Mông xếp thứ nhất, bởi ở đây không có điện lưới (ngày 28/8, Điện lực Sa Pa tổ chức đóng điện, đưa điện lưới quốc gia về thôn Bản Toòng), sóng điện thoại chập chờn, các thầy cô phải “đánh dấu” vị trí để “vợt” sóng.

Trước năm học mới, các thầy cô tại điểm trường Toòng Mông đã phải “nếm trải” khó khăn chưa từng đối mặt. Trận mưa lớn kéo dài từ ngày 8/8 đã làm sạt lở taluy phía sau dãy lớp học, lượng lớn đất sạt xuống kết hợp với nước mưa trở thành bùn, tràn qua cửa sổ vào các lớp học. Nhận được thông tin, ngay sau khi kết thúc bồi dưỡng hè, tất cả cán bộ quản lý, giáo viên Trường Mầm non Bản Phùng đã “hành quân” vào điểm trường Toòng Mông để khắc phục hậu quả sạt lở. Được sự giúp sức của giáo viên Trường Tiểu học Bản Phùng, Công an, Ban Chỉ huy Quân sự, Đoàn Thanh niên xã và người dân trong thôn, mất 4 ngày mới dọn xong toàn bộ đất, đá sạt lở.

Cô giáo Nguyễn Như Quỳnh nhớ lại: Đất đá sạt xuống rất nhiều, chỉ cách 1 m là chạm tới nóc nhà lớp học. Do khu vực sạt lở chật hẹp nên mọi người phải xếp thành hàng, dùng cuốc cào đất, người nọ cào xuống, người kia cào đi. Kết thúc mỗi ngày “cào đất”, mọi người dường như kiệt sức nhưng thời gian bước vào năm học mới đã cận kề nên tất cả đều nỗ lực để sớm hoàn thành công việc không mong muốn này.

Đưa chúng tôi đi thăm lớp học, cô giáo Nguyễn Như Quỳnh và các đồng nghiệp không giấu được niềm vui khi cả 2 phòng học đã sạch sẽ như chưa hề có… bùn tràn vào.

“Khi mở cửa lớp học, bùn đất đỏ quạch, nhão nhoét, ngập đến bắp chân. Mọi người phải dẫn nước vào để rửa, mất nhiều công sức mới sạch được như thế này”, Hiệu trưởng Nguyễn Như Quỳnh tâm sự.

Sau khi báo cáo Hiệu trưởng, 3 thầy, cô giáo được phân công dạy học tại điểm trường Toòng Mông trong năm học mới đã nhanh chóng chia nhau mỗi người một việc, từ giặt chăn cho học sinh đến rửa sạch đồ dùng dạy học, lau bàn ghế, cửa sổ.

Sau khi hoàn thành các công việc của mình, thầy giáo Mai Quang Trung tâm sự: "Điểm trường Toòng Mông là nơi đầu tiên tôi bắt đầu công việc dạy học. Sau 5 năm, trải qua các điểm trường Toòng Dao, Nậm Si, Phùng Dao thì năm học này, tôi trở lại nơi bắt đầu. Đối với tôi, điểm trường Toòng Mông luôn gần gũi và thân quen, cho tôi nhiều năng lượng để thực hiện công việc của mình".

Còn cô giáo Lò Nhờ Mạ, năm học 2019 - 2020 dạy học tại điểm trường Toòng Mông. Sau khi chuyển sang điểm trường Phùng Dao, năm học này cô tình nguyện về điểm trường Toòng Mông bởi cô luôn yêu mảnh đất và học sinh nơi đây.

Cô giáo người Xá Phó - Lò Nhờ Mạ chia sẻ: Có 3 “đặc sản” ở Toòng Mông khiến mỗi người đến đây dạy học nhớ mãi, đó là không có điện lưới, sóng điện thoại chập chờn và dĩn nhiều vô kể!

Quả thực, 1 trong 3 “đặc sản” của Toòng Mông mà chúng tôi được “thưởng thức” đó là dĩn. Chỉ cần đứng im tại chỗ, sau vài giây là dĩn bâu đầy tay, chân, cổ. Chúng đốt sưng đỏ cả tay, chân, ngứa ngáy, khó chịu vô cùng.

“Cả 4 mùa, em đều phải mặc áo dài tay, chân đi tất từ sáng đến tối để đối phó với dĩn. Bị dĩn đốt là một cực hình bởi rất buốt và ngứa. Thương bọn trẻ, mỗi khi chúng đến lớp, em đều xoa dầu gió cho chúng để đuổi dĩn”, cô giáo Mạ tâm sự.

Trong câu chuyện của các thầy cô giáo ở đây, chúng tôi rất ấn tượng với nhóm học sinh ở Khe Dao. Để đến điểm trường, các em phải đi bộ vượt dốc gần 1 tiếng đồng hồ trong điều kiện trời nắng, còn trời mưa thì phải mất 3 - 4 tiếng. Cô giáo Lò Nhờ Mạ cho hay: Những hôm trời mưa, đi từ nhà 6 giờ sáng nhưng tới tận 9 giờ các em mới tới điểm trường mặc dù có bố mẹ đưa đi, bởi đường mòn dốc và trơn trượt.

Những khó khăn ấy cũng không làm nản bước chân của những đứa trẻ mới 2 - 5 tuổi. Có lẽ ở tuổi đó, chúng chưa hiểu được khó khăn, vất vả nhưng sự kiên trì hằng ngày vượt dốc đến trường cũng khiến người lớn tuổi thấy được sự ham học của bản sương giăng nơi lưng núi.

Trưa đến, nắng thu vàng óng ả, trải dài lưng núi, xua tan lớp sương giăng buổi sáng. Thôn nhỏ lưng núi thêm ấm áp bởi ở đó có các thầy giáo, cô giáo đang miệt mài “gieo” con chữ và chăm chút để con chữ “nảy mầm” trong gian khó, cùng những đứa trẻ ham học vẫn hằng ngày bước chân ngắn tới trường để tương lai dài sau này.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Em yêu Tổ quốc

Em yêu Tổ quốc

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tổ chức nhiều hoạt động tăng cường công tác giáo dục truyền thống, thu hút đông đảo học sinh tham gia.

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.

Góp phần xây dựng xã hội học tập

Góp phần xây dựng xã hội học tập

Hệ thống thư viện từ cơ sở đến các trường học là nơi lưu giữ, cung cấp tri thức, hình thành và lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng, góp phần tạo nền tảng để xây dựng thành công xã hội học tập và học tập suốt đời.

Vinh danh hàng trăm sĩ tử tại chung kết toàn quốc "Trạng nguyên nhỏ tuổi"

Vinh danh hàng trăm sĩ tử tại chung kết toàn quốc "Trạng nguyên nhỏ tuổi"

Ngày 26/4, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội đã diễn ra chương trình ngày hội chung kết toàn quốc “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” lần thứ XXII và cuộc thi viết chữ đẹp “Nét chữ - Nết người” - Bảng vàng ghi danh lần thứ IV năm học 2023 - 2024, thu hút 346 sĩ tử đến từ 18 tỉnh thành và 161 trường học (128 trường TH và 33 trường THCS) trên toàn quốc tham dự.

Hội thảo chuyên đề cấp tỉnh “Chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1”

Hội thảo chuyên đề cấp tỉnh “Chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1”

Nhằm nâng cao chất lượng nền nếp học tập, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số, ngày 25/4, tại Trường Mầm non Cốc Mỳ (huyện Bát Xát), Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bát Xát đã tổ chức Hội thảo chuyên đề cấp tỉnh “Chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1”.

Ngày hội việc làm - hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024

Ngày hội việc làm - hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024

Sáng 26/4, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) thành phố Lào Cai tổ chức Ngày hội tư vấn việc làm, hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024 và ký kết hợp tác giữa Trung tâm GDNN-GDTX thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) và Trung tâm GDNN-GDTX huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu).

fb yt zl tw