Lật tẩy những luận điệu sai trái về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Những ngày qua, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động và một số kẻ thiếu thiện chí vẫn tìm cách xuyên tạc bản chất, tính chính nghĩa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Những luận điệu xuyên tạc lịch sử

Họ cho rằng “đó chỉ là cuộc chiến của hai bên hiếu chiến chứ không phải cuộc chiến chính nghĩa bảo vệ nền độc lập, tự do”; “yếu tố quyết định là Việt Nam nhờ sự viện trợ từ bên ngoài chứ bộ đội, dân công thì không thể “làm nên chuyện””! Đây là những luận điệu nhằm công kích, xuyên tạc bản chất, tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; tạo sự hoài nghi trong quần chúng nhân dân về chiến thắng lịch sử vĩ đại của dân tộc; hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận những hi sinh mất mát trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta.

Thậm chí càng gần đến ngày lễ lớn của dân tộc thì càng nhiều clip, video được chia sẻ trên mạng xã hội; nhiều trang báo của các thế lực thù địch đăng tải thông tin về Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam, xuyên tạc, bóp méo rằng: “Chiến thắng Điện Biên Phủ không gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh”; “Chiến thắng Điện Biên Phủ giành được do thực dân Pháp mắc những sai lầm chiến lược”; “Điện Biên Phủ là sản phẩm ưa thích bạo lực cách mạng của chủ nghĩa cộng sản”…

Họ xảo biện rằng, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là “khai hóa văn minh”; sự kiện Điện Biên Phủ đã chấm dứt “khai hóa văn minh”. Mặt khác, có những kẻ ảo vọng về lòng từ bi của chủ nghĩa thực dân, đế quốc khi cho rằng, làm gì phải phát động chiến tranh, chỉ cần đợi đến lúc nào đó thực dân họ khai hóa văn minh xong rồi sẽ trả lại chủ quyền đất nước!

Tính chất thâm độc, nguy hiểm trong âm mưu, thủ đoạn chống phá của số đối tượng xấu là hướng đến giới trẻ, nhất là những người thiếu hiểu biết lịch sử để gieo rắc tâm lý hoài nghi, thiếu niềm tin về tính chính danh, chính nghĩa của Chiến thắng Điện Biên Phủ. Việc đánh lận bản chất của cuộc chiến tranh là rất nguy hại vì thông qua đó, họ tìm cách hướng lái đến những nhận thức mơ hồ, lệch lạc, làm cho một số người nhẹ dạ, cả tin dễ mất cảnh giác, không nhận thức đúng bản chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân, trong đó có Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bên cạnh việc tập trung xuyên tạc vào bản chất, tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta, các thế lực thù địch, phản động còn vu cáo Việt Nam “hiếu chiến”, từ đó phủ nhận cuộc kháng chiến chính nghĩa bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc ta. Một số bài viết phủ nhận công lao của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và vai trò chỉ huy tài ba của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; tìm cách phủ nhận tấm gương anh dũng hy sinh của Anh hùng Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn… Mục đích của các thế lực thù địch, phản động nhằm làm cho người dân Việt Nam phân tâm, lung lay tư tưởng; gieo rắc tâm lý hoài nghi vào sự lãnh đạo của Đảng, nghệ thuật quân sự Việt Nam và sự phát triển của các lực lượng vũ trang cách mạng.

Các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lưu vong và một số đối tượng chống đối còn lợi dụng tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh phía Nam thời gian qua để xuyên tạc rằng: “Thay vì tổ chức sự kiện to lãng phí tiền của, sao không lấy tiền đó cấp nước cứu dân”; “tiền thuế của dân, thay vì mang nước đến cho dân lại mang đi phô trương lực lượng”; “lực lượng Quân đội, Công an từ dân mà ra nhưng bỏ mặc dân chết khát”; “Đảng chỉ lo phô trương quyền lực thanh thế mà không đoái hoài gì đến người dân đói khát”...

Thậm chí, các đối tượng còn lồng ghép nội dung kích động, phân biệt, kỳ thị vùng miền, cho rằng người miền Nam chỉ giúp người miền Nam, rồi đòi chia lại “Bắc kỳ”, “Nam kỳ”… Từ đó cho rằng, người dân phải đứng lên đấu tranh lật đổ chế độ hiện tại ở Việt Nam thì mới có cơ hội được sống trong một chế độ tự do, dân chủ, có cuộc sống no ấm, hạnh phúc chứ không phải canh cánh lo toan với đói nghèo, thiên tai, lụt bão!

Với những luận điệu xuyên tạc, vu cáo nêu trên, các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lưu vong và một số đối tượng chống đối đã cố tình “bẻ lái”, lồng ghép và đưa ra những thông tin xuyên tạc, sai sự thật hòng đánh tráo bản chất, xuyên tạc ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử dân tộc và thời đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ, xuyên tạc nghệ thuật quân sự Việt Nam, chiến công và sự hy sinh anh dũng của quân và dân ta; kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phủ định lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng, lịch sử các lực lượng vũ trang cách mạng.

Từ truyền thống ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc đến chiến thắng lừng lẫy địa cầu

Từ ngày 13/3-7/5/1954, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ. Vượt qua bom đạn của kẻ thù, vượt qua điều kiện khắc nghiệt của địa hình, thời tiết, hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm, xăng dầu, vũ khí, đạn dược được quân và dân cả nước vận chuyển đến mặt trận Điện Biên Phủ cho bộ đội bằng những phương tiện thô sơ để góp phần vào thắng lợi cuối cùng. Kỳ tích đó nằm ngoài suy nghĩ của thế lực vốn lấy sức mạnh vũ khí làm cơ sở giải quyết chiến tranh và không hiểu được sự đồng lòng, ủng hộ toàn tâm, toàn ý của cả dân tộc.

Cùng với Chiến thắng Bạch Đằng (938) của Ngô Quyền, Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang (1427) của Lê Lợi - Nguyễn Trãi, Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa của Quang Trung (1789), Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, là một trong những chiến thắng hiển hách của lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh chống ngoại xâm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Là thắng lợi của khát vọng hòa bình, độc lập, tự do, của ý chí tự lực, tự cường; thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, dân chủ nhân dân trên thế giới và của lương tri thời đại.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định, chấm dứt gần 100 năm Việt Nam là thuộc địa của Pháp, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, mở ra trang mới cho cách mạng Việt Nam; đồng thời là một sự kiện quan trọng báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Chiến thắng Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử”.

Trên phương diện quốc tế, cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, nhân dân Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ, sự giúp đỡ quý báu của các nước XHCN anh em, nhận được sự ủng hộ của nhân dân các dân tộc bị áp bức ở châu Á, châu Phi, Mỹ La tinh, đặc biệt là liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương và phong trào đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên thế giới, trong đó có nhân dân tiến bộ Pháp. Chiến dịch Điện Biên Phủ đã mang một ý nghĩa rất lớn và đã đi vào lịch sử nhân loại, bởi đây là lần đầu tiên quân đội của một nước từng là thuộc địa ở châu Á đánh bại đội quân hiện đại và tối tân của một cường quốc châu Âu, được hỗ trợ bởi đế quốc Mỹ trong một chiến dịch quân sự lớn.

Kết cục chiến dịch này được xem là một thảm họa bất ngờ đối với thực dân Pháp và cũng là một đòn giáng mạnh với thế giới phương Tây, đã đánh bại âm mưu duy trì chế độ thuộc địa ở Đông Dương của Pháp. Chiến thắng góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại; thôi thúc, cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin đứng lên tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, bất cứ lịch sử xâm chiếm thực dân nào thì từ đầu đến cuối đều được viết bằng máu của những người bản xứ. Đó không phải là công cuộc “khai hóa văn minh” mà chỉ mượn đó làm tấm bình phong để thực hiện dã tâm áp bức, nô dịch. Trong “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên án chế độ thực dân: “Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, rừng mỏ, nguyên liệu… Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta được giàu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn”… Do đó, không thể gọi là “khai hóa văn minh” khi biến một dân tộc độc lập, có chủ quyền thành quốc gia thuộc địa, nửa phong kiến. Những kẻ rêu rao Pháp xâm lược Việt Nam là “khai hóa văn minh”, chiến thắng Điện Biên Phủ là chấm dứt sự “khai hóa văn minh”, đó là những luận điệu xuyên tạc sự thật, bẻ cong lịch sử.

70 năm, thời gian lùi xa nhưng ý nghĩa và bài học lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn vang vọng mãi, tiếp thêm sức mạnh, động lực cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong mỗi trái tim người Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ ngày nay nói riêng đều dâng trào niềm kiêu hãnh, tự hào về chiến công hiển hách, tinh thần quật khởi của cha anh, có sức lan tỏa mạnh mẽ, trở thành một trong những động lực tinh thần to lớn giúp thế hệ trẻ ngày nay có thêm điểm tựa để tích cực rèn luyện, phấn đấu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.

Ngày nay, Việt Nam và Pháp cũng đã vun đắp nên mối quan hệ Đối tác chiến lược, cùng hợp tác, phát triển. Trong dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ trưởng Quân đội Pháp Sébastien Lecornu cùng Quốc Vụ khanh phụ trách Cựu Chiến binh và Ký ức chiến tranh đã đến thăm Việt Nam và dự Lễ Kỷ niệm tháng tại Điện Biên Phủ, điều đó thể hiện tinh thần “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, cùng hợp tác vì sự phát triển của quốc gia và nhân dân hai nước.

Đại sứ Pháp tại Hà Nội Olivier Brochet khẳng định, Pháp đánh giá cao vị thế, vai trò của Việt Nam và mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước phát triển sâu rộng, toàn diện hơn nữa trong thời gian tới. Do đó, việc tổ chức lễ kỷ niệm hoàn toàn không phải là để chia rẽ mối quan hệ Việt - Pháp như những giọng điệu xảo trá, âm mưu, thủ đoạn thâm độc của một số đối tượng xấu tung ra.

cand.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hình bóng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở nơi lũ dữ đi qua

Hình bóng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở nơi lũ dữ đi qua

Tôi trở lại thôn Tùng Chỉn 1, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát một chiều đầy nắng – nơi cơn lũ lịch sử quét qua 16 năm trước, gần như xóa sổ cả thôn. Nay màu xanh đã trở lại, cuộc sống mới tươi đẹp đang sinh sôi nhưng vết thương mất đi người thân trong trận lũ lịch sử đó thì vẫn canh cánh trong lòng người ở lại.

Vượt đường xa, đồng bào Lào Cai về viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Vượt đường xa, đồng bào Lào Cai về viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để bày tỏ lòng tiếc thương, kính trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng và dân tộc ta, vượt hơn 300 km đường xa, nhiều cán bộ, đảng viên, người dân tỉnh Lào Cai đã trực tiếp về Thủ đô Hà Nội để viếng và đưa tiễn Tổng Bí thư về nơi an nghỉ cuối cùng.

Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh lãnh đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm

Kỷ niệm 64 năm ngày thành lập ngành Kiểm sát nhân dân (26/7/1960 - 26/7/2024): Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh lãnh đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm

Trong những năm qua, Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai đã nêu cao vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, các cơ quan viện kiểm sát nhân dân 2 cấp tỉnh Lào Cai thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là việc triển khai thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ có tính đột phá.

Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 25/7, trong niềm xúc động, tiếc thương vô hạn, Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai do đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã về viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; bày tỏ lòng thành kính với nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, trọn đời vì nước, vì dân.

Tình cảm đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tỉnh Lào Cai

Tình cảm đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tỉnh Lào Cai

Từ tháng 10/2007 tới tháng 1/2013, trên cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội và tiếp đó là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã 3 lần đến thăm đồng bào các dân tộc, chiến sĩ lực lượng vũ trang của tỉnh và làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai về phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Đảng.

Nhân dân bắt đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18 giờ hôm nay

Nhân dân bắt đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18 giờ hôm nay

Ban tổ chức Lễ tang sẽ tạo điều kiện, sắp xếp cho nhân dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội từ 18 giờ hôm nay (25/7). Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Người dân gửi lời chia buồn, tri ân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên Sổ tang điện tử VNeID

Người dân gửi lời chia buồn, tri ân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên Sổ tang điện tử VNeID

Cục Cảnh sát QLHC về TTXH, Bộ Công an cho biết, Ban Tuyên giáo Trung Ương và Bộ Công an đã thống nhất triển khai Sổ tang điện tử trên ứng dụng VNeID được kích hoạt tài khoản mức độ 2 để đồng bào, đồng chí chia buồn với gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.  

Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri tại thành phố Lào Cai

Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri tại thành phố Lào Cai

Sáng 24/7, tại Trung tâm hội nghị thành phố Lào Cai, đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu HĐND thành phố Lào Cai tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 HĐND tỉnh và HĐND thành phố Lào Cai, nhiệm kỳ 2021 – 2026 với cử tri các phường Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân, Bắc Cường, Lào Cai và các xã Vạn Hòa, Đồng Tuyển, Cốc San.

fb yt zl tw