Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Lào Cai thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Lào Cai thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Lào Cai có 551.690 ha đất nông - lâm nghiệp, chiếm 86,69% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh (đất sản xuất nông nghiệp 132.716 ha, đất lâm nghiệp 414.930 ha, đất nuôi thủy sản 3.623 ha, đất nông nghiệp khác 421 ha); diện tích đất chưa sử dụng là 47.194 ha (chiếm 7,41%), đây là tiềm năng để phát triển, mở rộng sản xuất nông nghiệp.

Cùng với đó, với đặc trưng của nền nhiệt và chịu sự tác động của khí hậu, thời tiết khác nhau đã tạo nên nét riêng của nông nghiệp Lào Cai. Khu vực vùng cao, khí hậu á nhiệt đới rất phù hợp với các loại cây trồng ôn đới (đào, lê, táo, mận, hoa hồng, hoa ly, địa lan, dược liệu, rau ôn đới) và nuôi cá nước lạnh. Với khu vực vùng thấp, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp để tổ chức sản xuất quy mô lớn, phát triển các cây trồng như quế, chè, chuối, dứa, vải, nhãn, xoài; các loại cây ăn quả có múi, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm, thủy sản theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp.

z5936375035768-3ee238b63aab691bb015dbfff8b94355-6597.jpg

Với những tiềm năng, thế mạnh như vậy, tỉnh Lào Cai đã kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 84 dự án do các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 6.718 tỷ đồng; tổng diện tích đất sử dụng hơn 19.881 ha thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và chế biến nông - lâm sản, trong đó 46 dự án đã đi vào hoạt động; 12 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư đang chuẩn bị khởi công. Nhìn chung, các dự án nông nghiệp đều mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Điều này thể hiện rõ nét khi các dự án cơ bản áp dụng quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn, đảm bảo yếu tố kỹ thuật nên năng suất, chất lượng và giá trị hàng hóa của sản phẩm được nâng cao. Các dự án đầu tư chế biến nông - lâm sản (chế biến chè, tinh dầu quế, chế biến lâm sản...) đã tạo đầu ra ổn định, nâng cao giá trị nông sản của tỉnh, đồng thời tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 16.000 lao động tại địa phương.

z5936375035665-63ba16591ea0182a5ae897dd57fb4749-4177.jpg

Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, việc thu hút đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua gặp không ít khó khăn, bởi 5 nguyên nhân cơ bản. Về đất đai, một số dự án đầu tư cần diện tích đất tương đối lớn nhưng hiện quỹ đất của địa phương hạn chế bởi phần lớn đất sản xuất nông nghiệp do các hộ quản lý, người dân quen với sản xuất nhỏ, lẻ nên việc tập trung đất khó thực hiện. Việc thỏa thuận, bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án nông nghiệp kéo dài, ảnh hưởng đến mùa vụ sản xuất nông nghiệp và thu hút doanh nghiệp đầu tư.

Về tiếp cận tài chính, tín dụng, vốn đầu tư, một số chính sách Trung ương đã ban hành nhưng áp dụng đối với tỉnh miền núi như Lào Cai rất khó khăn.

Ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong các khâu sản xuất chưa đồng bộ, chủ yếu mới sử dụng giống mới, chưa tập trung chế biến sâu. Sản phẩm nông nghiệp còn phân tán, nhỏ lẻ, mang thương hiệu đặc trưng của địa phương còn hạn chế về số lượng và chất lượng.

Liên kết sản xuất và thị trường tiêu thụ đã hình thành nhưng chưa rõ nét, thiếu bền vững. Một số sản phẩm phụ thuộc vào thị trường truyền thống có tiêu chuẩn thấp và không ổn định (chuối, tinh dầu quế, chế biến lâm sản…); việc mở rộng xuất khẩu sang thị trường mới, tiềm năng như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… còn khó khăn.

Một số lao động tại khu vực nông thôn chưa qua đào tạo hoặc có đào tạo nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu nguồn lao động kỹ thuật cao, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao.

“Mặc dù khó khăn như vậy nhưng triển vọng thu hút đầu tư vào nông nghiệp trong thời gian tới rất khả quan”, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Tân Phong khẳng định.

Theo phân tích của ông Phong, giai đoạn 2021 - 2025 là thời kỳ Việt Nam hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, các hiệp định thương mại mang lại nhiều cơ hội xuất khẩu cũng như nâng cao năng lực cho ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và Lào Cai nói riêng.

z5936375035691-b728a25459efd949a7c6e90614289da6-4089.jpg

Đặc biệt, Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đưa ra các định hướng mang tầm nhìn chiến lược, phù hợp với điều kiện của vùng. Bên cạnh đó, các chính sách của Trung ương và 3 chương trình mục tiêu quốc gia và một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh Lào Cai là nguồn lực để hình thành các dự án phát triển sản xuất với phương thức đổi mới, đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị, hình thành các vùng nguyên liệu chất lượng cao, bền vững, thu hút các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Luật Đất đai năm 2024 với cơ chế tích tụ, sử dụng, quản lý đất đai có sự đổi mới theo hướng khuyến khích tập trung đất đai, góp vốn vào sản xuất sẽ là cơ hội cho các nhà đầu tư lựa chọn liên kết, góp vốn đầu tư.

Nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động của tỉnh dồi dào, chiếm 51,4% dân số của tỉnh. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm, hằng năm đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu sản xuất nông nghiệp tại các địa phương

Định hướng sản xuất nông nghiệp của tỉnh đến năm 2030 đã xác định rõ: Tiếp tục phát triển theo hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, phát triển bền vững. Trong đó, đến năm 2030, toàn tỉnh có 10.000 ha chè, sản lượng trên 93.000 tấn; 5.000 ha cây dược liệu (cây hằng năm 1.500 ha), sản lượng 28.000 tấn; 5.000 ha chuối, sản lượng 110.000 tấn quả; 3.000 ha, sản lượng 63.000 tấn quả; tổng đàn lợn đạt 1.000.000 con; 66.000 ha quế; vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn rừng bền vững với 112.000 ha.

Hiện thực hóa mục tiêu đề ra, tỉnh Lào Cai đã xác định các giải pháp trọng tâm để thu hút đầu tư vào nông nghiệp. Đó là triển khai hiệu quả Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó đã quy hoạch, phân định cụ thể các vùng sản xuất nông nghiệp nhằm phát huy lợi thế các sản phẩm của từng địa phương, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thi hành Luật Đất đai năm 2024, ngoài hình thức Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì mở rộng các hình thức liên kết, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Thực hiện hiệu quả Đề án Chiến lược phát triển nguồn nhân lực tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng, gắn đào tạo với doanh nghiệp, ngành hàng và vùng nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu tại từng địa phương; sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Trung ương và 3 chương trình mục tiêu quốc gia, đồng thời thu hút, sử dụng các nguồn lực khác để hình thành vùng nguyên liệu chất lượng cao, tạo hấp dẫn cho nhà đầu tư.

z5936375035689-ac2f499c5447984f6e21804d4f15c609-1542.jpg

Phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, tính đa dạng của sản xuất nông nghiệp, kết hợp với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để phát triển các sản phẩm tiềm năng, có lợi thế; thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, tiến tới xây dựng Lào Cai là vùng nông nghiệp trọng điểm, trung tâm dịch vụ logistics và thương mại nông nghiệp của cả nước.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Huyện Bảo Thắng hiện có 118 trang trại theo chuẩn tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nhiều trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi tiền tỷ mỗi năm. Theo chia sẻ của các chủ trang trại, hầu hết xuất phát điểm của họ đều vay vốn ngân hàng, trong quá trình phát triển, đồng vốn được sử dụng hiệu quả đã sinh lời, tạo giá trị lớn.

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2024 được tổ chức tại Lào Cai có 29 gian hàng trưng bày, giới thiệu gần 100 sản phẩm nông sản đặc sản các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng, Nam Định, Sơn La, Lâm Đồng, Hà Nội. Đây là những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

[Ảnh] Màu xanh trở lại vùng chuyên canh rau Gia Phú

[Ảnh] Màu xanh trở lại vùng chuyên canh rau Gia Phú

Đợt mưa lũ đầu tháng 9 vừa qua, vùng chuyên canh rau màu của xã Gia Phú (Bảo Thắng) bị ngập úng và hư hại hoàn toàn. Ngay sau mưa lũ, người dân tập trung khôi phục vùng rau bằng những cây trồng phù hợp với điều kiện canh tác và đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bảo Yên: Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Bảo Yên: Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Với nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, những năm qua, huyện Bảo Yên đã tập trung mời gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua đó từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.

Quan tâm dự trữ thức ăn cho gia súc

Quan tâm dự trữ thức ăn cho gia súc

Mùa đông, thời tiết rét đậm, rét hại, đây cũng là thời điểm nguồn thức ăn xanh cho đàn gia súc khan hiếm. Ngành nông nghiệp đã phối hợp với các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động dự trữ nguồn thức ăn khô, thức ăn tinh cho gia súc trong mùa đông.

Vật nuôi của nhà nghèo

Vật nuôi của nhà nghèo

Xuân Thượng được mệnh danh là “thủ phủ” nuôi dê của huyện Bảo Yên với hơn 500 hộ chăn nuôi. Các hộ dân ở đây thường gọi con dê là vật nuôi của nhà nghèo vì chúng không kén thức ăn, có thể ăn tất cả các lá cây quanh đó, thậm chí ăn được lá ngón. Nuôi dê nhàn lại cho nguồn thu nhập ổn định nên nhiều hộ dân lựa chọn con dê để phát triển kinh tế thay vì lợn hay một số vật nuôi nhiều rủi ro khác.

fbytzltw