Lào Cai: Hơn 16.000 ý kiến góp ý đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Đến nay, tỉnh đã tiếp nhận trên 16.100 ý kiến góp ý đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

0:00 / 0:00
0:00

Xác định việc lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là một trong các nhiệm vụ chính trị rất quan trọng, với tinh thần khẩn trương, trên cơ sở bám sát tiến độ, quy trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, tỉnh Lào Cai đã chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cấp, ngành triển khai nghiêm túc.

baolaocai-br_lay-yk-hp-1.jpg
Đa dạng hóa hình thức tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Hoạt động tổ chức lấy ý kiến của người dân tham gia vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 được thực hiện thông qua các hình thức, như: hội nghị, hội thảo lấy ý kiến trực tiếp tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; lồng ghép vào các cuộc họp, sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể, thôn, bản, tổ dân phố; phát phiếu lấy ý kiến; tuyên truyền, phổ biến để công chức, viên chức, người lao động tham gia góp ý vào dự thảo Nghị quyết trên ứng dụng VNeID, Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, hoặc gửi ý kiến bằng văn bản đến các cơ quan có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của Nhân dân.

Đối tượng lấy ý kiến gồm các tầng lớp Nhân dân; các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh; chuyên gia, nhà khoa học.

baolaocai-br_e7ee6b4706a1b3ffeab0.jpg
Người dân tham gia góp ý vào dự thảo Nghị quyết trên ứng dụng VNeID.

Sau một thời gian triển khai, đến nay, tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận trên 16.100 ý kiến góp ý đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, trong đó có trên 2.300 ý kiến của cơ quan, tổ chức và trên 13.800 ý kiến của cá nhân.

baolaocai-br_b4121a847762c23c9b73.jpg
Người dân tham gia góp ý đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Các ý kiến tham gia đều thống nhất cao và cho rằng, việc sửa đổi lần này là quyết sách đúng đắn, thể hiện tầm nhìn chiến lược, quyết tâm đổi mới mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước, nhằm khắc phục bất cập của thực tiễn; tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hướng tới phát huy tốt hơn quyền làm chủ của Nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực mới cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Sùng A Lềnh tham gia ý kiến đối với dự thảo thí điểm một số đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Đại biểu Sùng A Lềnh tham gia ý kiến đối với dự thảo thí điểm một số đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng

Sáng 13/6, phát biểu trong phiên họp toàn thể tại hội trường, đại biểu Sùng A Lềnh, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đã tham gia ý kiến vào dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng.

Hướng dẫn về tổ chức, hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp

Hướng dẫn về tổ chức, hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp

Căn cứ thông báo về chỉ định nhân sự của cấp ủy có thẩm quyền, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết chỉ định nhân sự giữ các chức danh Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố hình thành sau sắp xếp.

Đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam thăm nơi Bác Hồ sáng lập Báo Thanh Niên

Đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam thăm nơi Bác Hồ sáng lập Báo Thanh Niên

Ngày 11/6, đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam do đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập Báo Thanh Niên tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Từ bản nhỏ đến giảng đường lớn: Những giấc mơ không ngủ quên

Từ bản nhỏ đến giảng đường lớn: Những giấc mơ không ngủ quên

Không có con đường đến giảng đường nào là dễ dàng, đặc biệt với những cô gái sinh ra và lớn lên ở vùng sâu, vùng xa, những nơi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhưng đâu đó có những cô gái nhỏ đang nỗ lực thắp lên niềm tin, hy vọng theo đuổi tri thức, thay đổi tương lai trong cộng đồng dân tộc thiểu số.

fb yt zl tw