Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
“Làng hoa trẻ” công nghệ cao

“Làng hoa trẻ” công nghệ cao

Không lâu đời như một số vùng trồng hoa nổi tiếng của Sa Pa nhưng các “làng hoa trẻ” Phú Long, An Thành, thị trấn Phố Lu (huyện Bảo Thắng) đang đổi thay từng ngày nhờ những nông dân tiên phong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

img-20231228-113727-9952.jpg

Đón chúng tôi đến tham quan vườn hoa hồng, cúc, phăng đang khoe sắc, anh Nguyễn Văn Chinh - người đầu tiên đưa hoa bén đất Phố Lu - kể về truyền thống trồng hoa của gia đình. Anh Chinh quê gốc ở làng hoa Mê Linh, Hà Nội, từ bé đã được tham gia một số khâu canh tác của gia đình như làm cỏ, thu hoạch. Cũng từ công việc ấy, bố mẹ dạy anh các kỹ thuật cơ bản của nghề trồng hoa.

3-20240112-094732-0002-6618.jpg

Năm 2002, anh Nguyễn Văn Chinh xây dựng gia đình rồi cùng vợ chọn Phố Lu làm mảnh đất lập nghiệp. Anh về quê Mê Linh lấy giống hoa lên trồng thử nghiệm ở vùng đất ven sông Phú Long. Hoa phù hợp với đồng đất Phú Long, những vụ thu hoạch đầu tiên đã đem lại thành công. “Từ vườn hoa của gia đình tôi, nhiều hộ lân cận cũng đến học hỏi kinh nghiệm và mong cùng gia đình tạo thành vùng hoa để dễ tiêu thụ. Tôi vui vẻ với lời đề nghị ấy, đến nay đã có 15 hộ trồng hoa”.

Nhưng nay, “làng hoa trẻ” nhường đất cho dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Kiên trì với nghề trồng hoa, các hộ sang An Thành thuê đất, dần chuyển làng hoa đến đây. Làng hoa An Thành ra đời từ đó.

img-20231228-113641-2344.jpg

Hiện nay, tổng diện tích trồng hoa của thị trấn Phố Lu là hơn 5 ha, chủ yếu tập trung ở An Thành, Phú Long. Trước đây, tất cả các khâu canh tác được làm thủ công nhưng nay, các hộ đã ứng dụng công nghệ vào hầu hết quá trình canh tác. Máy móc tiên tiến nhất được áp dụng, giống hoa chất lượng, năng suất cao được đưa vào trồng, mỗi năm cung cấp hàng triệu bông hoa các loại ra thị trường.

2-20240112-094732-0001-6345.jpg

Các hộ trồng hoa đã sử dụng máy làm luống, lưới giảm nhiệt, lưới ô giữ hoa, hệ thống tưới tự động, thắp đèn kích nở tự động, góp phần giảm sức lao động, tiết kiệm chi phí thuê nhân công.

5-20240112-094732-0004-4309.jpg

Giới thiệu cách vận hành của hệ thống đèn tự động, anh Nguyễn Văn Chinh dẫn chúng tôi ra vườn hoa, lật tấm bạt phủ bảng điều khiển trung tâm, chỉ cần thao tác đơn giản, cả cánh đồng hoa bừng sáng lung linh. Có hệ thống điện chiếu sáng kích nở, nông dân có thể điều chỉnh vụ hoa nở theo ý muốn. Hoặc hệ thống tưới tự động được kết nối với smartphone, chỉ cần một cái ấn tay có thể tưới ẩm cho cả diện tích mênh mông. Còn máy vét luống, trước đây người trồng hoa phải thuê nhân công, mỗi ngày chỉ có thể làm luống được 2 - 3 sào, khi sử dụng máy, 1 buổi sáng có thể lên luống cho 6 - 7 sào.

4-20240112-094732-0003-6806.jpg

Trồng hoa ứng dụng công nghệ cao được cập nhật ở Phố Lu cách đây 10 năm do các hộ tích cực đọc báo, tìm kiếm thông tin qua internet, trực tiếp về thực tế tại các vùng hoa lớn của Việt Nam để học hỏi, sau đó cùng chia sẻ, hỗ trợ chéo các kỹ thuật tiên tiến giữa các hộ trồng hoa với nhau. Không dừng ở đó, người trồng hoa ở thị trấn Phố Lu còn hướng tới chinh phục các giống hoa chất lượng cao khó trồng và điều tiết chúng nở theo ý muốn như các loại phăng, lay ơn, tuy líp ngoại.

img-20231228-113713-8730.jpg

Điều khác biệt tại An Thành so với những làng hoa khác là các hộ tạo được mối liên kết trong sản xuất, đoàn kết trong tiêu thụ, tạo thành vùng trồng hoa hàng hóa phát triển theo hướng bền vững. Năm 2022, Tổ nông dân nghề nghiệp trồng hoa thị trấn Phố Lu được thành lập, kết nối 12 hộ thành viên cùng sở thích, cùng canh tác các giống hoa.

6-20240112-094732-0005-7415.jpg

Nhờ liên kết chọn giống, chia sẻ kỹ thuật trồng và chăm sóc, giúp nhau tiêu thụ sản phẩm ra thị trường, các thành viên của Tổ nông dân nghề nghiệp trồng hoa thị trấn Phố Lu có thu nhập từ vài trăm triệu đồng/hộ/năm.

Điển hình như gia đình chị Phạm Thị Thu, tổ dân phố Phú Long hiện có hơn 1 mẫu trồng hoa cúc, mỗi năm bán ra thị trường 13 - 14 vạn bông, thu nhập bình quân đạt hơn 200 triệu đồng/năm. Cách đây 10 năm, toàn bộ diện tích đất của gia đình chị canh tác rau, nhưng sau đó thấy vợ chồng anh Nguyễn Văn Chinh trồng hoa cúc, hoa hồng, vợ chồng chị Thu đã học hỏi kinh nghiệm, sau đó chuyển đổi một phần diện tích sang trồng hoa. Đến nay, gia đình đã có 10 năm canh tác hoa và đều áp dụng công nghệ cao.

7-20240112-094732-0006-3461.jpg

Gia đình người tiên phong đưa hoa về vùng đất Phố Lu là anh Nguyễn Văn Chinh cũng có thu nhập cao. Hơn 1 ha hoa của gia đình cho thu nhập ổn định từ 200 - 300 triệu đồng/năm. Các hộ khác như Đoàn Xuân Đạt, Tạ Thị Thu Nga, Lù Thị Hoa cũng có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm. Các gia đình còn tạo thu nhập ổn định từ 6 triệu đồng/người cho lao động địa phương.

Chị Phạm Thị Ngọc, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Phố Lu cho biết: Tổ nông dân nghề nghiệp trồng hoa sau khi thành lập nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, hội viên được tiếp cận vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tạo động lực cho họ kiên trì, bám trụ và mở rộng vùng trồng hoa hàng hóa.

8-20240112-094732-0007-8069.jpg

Từ làng hoa, những đứa trẻ dần lớn khôn và được học hành đầy đủ. Sẵn nghề hoa, các gia đình cũng cho con tham gia một số khâu canh tác, truyền dạy những kỹ thuật cơ bản, có thể trong số đó, nhiều đứa trẻ sau này sẽ nối nghiệp bố mẹ. Làng hoa trẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đưa nông sản Việt vươn xa

Đưa nông sản Việt vươn xa

150 doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP của 32 tỉnh, thành phố, địa phương trong cả nước cùng quy tụ tại công viên Long Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội từ ngày 28/11-1/12 tới để trưng bày, giới thiệu nông sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu; đồng thời quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm hàng hóa nông sản Việt tới các thị trường trong nước và quốc tế.

Mường Khương: Rộn ràng mùa thu hoạch quýt sen

Mường Khương: Rộn ràng mùa thu hoạch quýt sen

Thời điểm này, các nương quýt sen khắp vùng biên giới Mường Khương đã nhuộm màu vàng rực. Nông dân rộn ràng bước vào giai đoạn chính vụ thu hoạch quýt sen. Khắp các tuyến đường tại thị trấn Mường Khương, những sạp quýt được bày bán vàng rực, bắt mắt.

[Ảnh] Hợp Thành – miền ngoại ô tươi đẹp

[Ảnh] Hợp Thành – miền ngoại ô tươi đẹp

Về xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) hôm nay mới thấy được những đổi thay của vùng quê ven đô. Bức tranh tươi đẹp dựa trên các giá trị truyền thống được cấp ủy, chính quyền và người dân chung tay "vẽ" lên từ quyết tâm xây dựng nông thôn mới.

[Ảnh] Vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai hồi sinh sau mưa lũ

[Ảnh] Vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai hồi sinh sau mưa lũ

Hoàn lưu bão số 3 đã gây thiệt hại đối với hầu hết diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại xã Thống Nhất - vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai. Thế nhưng, với nỗ lực của người dân, đến nay, màu xanh đã trở lại đồng đất các thôn: Hòa Lạc, Thái Bo, Giao Ngay, Giao Tiến…

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Ngày 26/11, tại thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải (huyện Bảo Thắng), Hội Nông dân tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật, đào tạo về sơ chế, chế biến các sản phẩm quế cho người dân tham gia liên kết sản xuất.

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Sáng 22/11, tại huyện Bắc Hà, Ban Quản lý Dự án REDAA Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lễ khởi động “Dự án Phục hồi đất bị suy thoái và xây dựng tính bền bỉ với khí hậu ở Lào Cai thông qua nông lâm kết hợp bền vững nhằm nâng cao sinh kế và cải thiện chuỗi giá trị” (gọi tắt là Dự án REDAA tại Việt Nam).

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên là địa phương có diện tích trồng cây dâu tằm lớn nhất tỉnh với hơn 37 ha, sản lượng kén tằm 10 tháng năm 2024 đạt hơn 5.000 kg, giá bán từ 150 -170 nghìn/kg, cho nguồn thu gần 800 triệu đồng. Ảnh hưởng của mưa lũ khiến gần 50% diện tích dâu bị thiệt hại, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất, sớm có nguyên liệu để nuôi tằm trở lại.

fbytzltw