Lần thứ 3 TƯ lấy phiếu tín nhiệm: Cần công tâm, khách quan, tránh địa phương chủ nghĩa

Việc lấy phiếu tín nhiệm của các ủy viên Trung ương đối với 21 ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải trên tinh thần của những người cộng sản, công tâm, khách quan.

Quy định 96 có ý nghĩa thực tiễn rất lớn

Một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa XIII lần này là Trung ương lấy phiếu tín nhiệm đối với các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư theo quy định mới của Đảng – Quy định 96 (thay thế Quy định 262).

Trước đó, tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XI vào tháng 1/2015 và Hội nghị Trung ương 9 khóa XII vào tháng 12/2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã lấy phiếu tín nhiệm đối với các vị trí này. Tuy nhiên, điểm khác biệt lần này là, kết quả phiếu tín nhiệm được lấy theo Quy định 96 không chỉ là một kênh thông tin tham khảo trong công tác cán bộ, mà được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm.

Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra từ ngày 15-17/5.

Theo các chuyên gia về xây dựng Đảng, với sự thay đổi này, có thể nói Quy định 96 có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá cán bộ, và tạo nên một chế tài đối với những cán bộ uy tín thấp, có nhiều khuyết điểm. Điểm mới này sẽ góp phần khắc phục tính hình thức, đồng thời có tác động nhiều mặt đến công tác cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ nói riêng.

PGS.TS Bùi Đình Bôn, nguyên Thư ký khoa học, Hội đồng Lý luận Trung ương cho biết, việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư tại hội nghị giữa nhiệm kỳ là một việc rất quan trọng. Đây cũng có thể coi như một thử thách rất lớn, không chỉ đánh giá uy tín và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của mỗi cán bộ lãnh đạo, mà còn giúp cán bộ "tự soi", "tự sửa" lại mình. Qua đó nhắc nhở, tạo ra yêu cầu đối với người được lấy phiếu phải nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

“Việc làm này rất tốt, nhằm thực hiện nghiêm nguyên tắc tự phê bình và phê bình; nêu cao trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, người đứng đầu, nhất là người được lấy phiếu tín nhiệm, người ghi phiếu tín nhiệm. Từ kết quả lấy phiếu, từng người sẽ thấy được mặt làm được, mặt chưa làm được, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để khắc phục, sửa chữa. Những cán bộ có tín nhiệm thấp phải kịp thời xem xét đưa ra khỏi quy hoạch, cho từ chức, miễn nhiệm hoặc bố trí công tác khác thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm”, ông Bùi Đình Bôn đồng thời hy vọng, qua đợt lấy phiếu, việc thực hiện tự phê bình và phê bình sẽ đi vào nề nếp, làm cho Đảng ngày càng vững mạnh.

PGS.TS Bùi Đình Bôn, nguyên Thư ký khoa học, Hội đồng Lý luận Trung ương.

Trong phát biểu khai mạc Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu: “Kiên quyết không để xảy ra vi phạm hoặc lợi dụng việc lấy phiếu tín nhiệm để gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ”.

Yêu cầu của người đứng đầu Đảng cũng chính là yêu cầu của nhân dân, bởi đây là thước đo quan trọng trong đánh giá, quy hoạch, sử dụng cán bộ. Để làm tốt việc này, đòi hỏi tính khoa học, khách quan, công tâm, chặt chẽ trong quá trình lấy phiếu. Bên cạnh đó, người được lấy phiếu phải cung cấp đủ thông tin về báo cáo kiểm điểm cá nhân, về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đồng thời chỉ ra những hạn chế và giải pháp khắc phục để người bỏ phiếu nắm được, từ đó có đánh giá khách quan, công tâm.

Tránh lợi ích nhóm, bè phái, địa phương chủ nghĩa trong bỏ phiếu

Theo PGS.TS Lê Quốc Lý, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, việc lấy phiếu tín nhiệm phụ thuộc lớn vào tinh thần trách nhiệm, tinh thần xây dựng của các ủy viên Trung ương trong việc xem xét, thể hiện sự tín nhiệm của mình. Qua đó đánh giá đúng phẩm chất, năng lực, kết quả cụ thể thực hiện chức trách được giao và uy tín của các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

“Việc lấy phiếu tín nhiệm của các ủy viên Trung ương đối với 21 ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư thuộc diện lấy phiếu phải trên tinh thần của những người cộng sản, công tâm, khách quan và đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân lên trên hết. Việc đánh giá phải dựa trên những tiêu chí rất rõ ràng. Trong đó phải đặt những yếu tố như trung thành với đất nước, với nhân dân. Đồng thời phải xem xét những cống hiến của các cán bộ trên cương vị công tác, lãnh đạo trong nửa nhiệm kỳ qua cho Đảng, cho đất nước, có vi phạm khuyết điểm gì không… Đồng thời phải xem xét kỹ lưỡng, tránh “lợi ích nhóm”, bè phái, địa phương chủ nghĩa trong việc lấy phiếu tín nhiệm”, ông Lê Quốc Lý cho biết.

PGS.TS Lê Quốc Lý, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, Quy định 96 nêu rất rõ, đối với ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư thì công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đối với các chức danh do Quốc hội, HĐND bầu, phê chuẩn thì công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để cử tri và nhân dân biết. Đối với các chức danh, chức vụ còn lại trong hệ thống chính trị thì công khai tại hội nghị lấy phiếu tín nhiệm.

Những trường hợp có trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp thì đưa ra khỏi quy hoạch các chức vụ cao hơn; xem xét cho thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công tác khác hoặc cho từ chức. Trường hợp có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên thì miễn nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm và bố trí công tác khác (thấp hơn) mà không chờ đến hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.

“Từ kết quả lấy phiếu, cán bộ nào được tín nhiệm cao thì cần cố gắng hơn nữa, người nào có nhiều phiếu tín nhiệm thấp theo quy định thì nên tự nguyện rời khỏi hàng ngũ, chứ không nên cố giữ chức vụ. Bởi qua lần lấy phiếu này, một lần nữa Đảng cần củng cố, xốc lại đội ngũ lãnh đạo để đưa đất nước tiến lên phía trước”, ông Lê Quốc Lý cho biết./.

Theo VOV null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Thái Lan nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam - Thái Lan nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Trưa 16/5, tại Trụ sở Chính phủ, ngay sau họp Nội các chung lần thứ 4 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã gặp gỡ báo chí chung và chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác giữa hai bên. Thông báo kết quả họp Nội các chung giữa hai Chính phủ, hai Thủ tướng công bố Việt Nam và Thái Lan nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược toàn diện.

Hệ thống báo Đảng tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới

Hệ thống báo Đảng tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới

Sáng 16/5, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc mở rộng lần thứ 30 với chủ đề “Phát huy truyền thống báo chí cách mạng, tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới” do Báo Hànộimới đăng cai tổ chức.

Triển lãm ảnh bìa báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc

Triển lãm ảnh bìa báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc

Trong khuôn khổ Hội thảo Báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc lần thứ 30, Báo Hànộimới đã khai mạc triển lãm ảnh bìa báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc. Dự triển lãm có đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; đại diện lãnh đạo, phóng viên các cơ quan báo Đảng khu vực phía Bắc.

Trao giải cuộc thi viết "Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới"

Trao giải cuộc thi viết "Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới"

Tối 15/5, tại Hà Nội, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội tổ chức tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ 4 (2024 - 2025) và phát động cuộc thi viết lần thứ 5 (2025 - 2026).

fb yt zl tw