Kỷ nguyên mới: Một cái nhìn lịch sử

Năm 1945, Việt Nam mở ra kỷ nguyên mới độc lập dân tộc. Năm 1975 thống nhất đất nước. Năm 1995, hội nhập với thế giới và năm 2025 mong như một cuộc “lột xác” tạo ra sức sống mới, trước hết thể hiện qua nguồn nhân lực lãnh đạo gương mẫu và sáng tạo cùng cỗ máy tinh giản nhưng hiệu quả, cùng một xã hội kỷ cương sẽ làm cho kỷ nguyên của độc lập - tự do - hạnh phúc trở thành hiện thực đối với mọi người.

Ý niệm về “kỷ nguyên” luôn hướng đến sự thay đổi tiến bộ và mang ý nghĩa của một giai đoạn phát triển khá dài và bền vững. Trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước mấy ngàn năm của dân tộc ta, ý niệm về “kỷ nguyên mới” - kỷ nguyên đương đại, khởi đầu từ cái mốc mà chúng ta đang hướng tới kỷ niệm 80 năm cuộc Cách mạng Tháng Tám và Ngày Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 đó là kỷ nguyên được định danh là “Kỷ nguyên độc lập” mang quốc hiệu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Kỷ nguyên độc lập mở ra bằng biết bao xương máu của nhiều thế hệ đã đánh đổ thực dân xâm lược và chấm dứt chế độ phong kiến. Vị chủ tịch của nước độc lập non trẻ Việt Nam ngay từ khi Liên Hiệp Quốc còn đang trong quá trình vận động thành lập đã gửi thông điệp bày tỏ mong muốn được gia nhập để cùng cả thế giới chung bước giữ gìn hòa bình. Nhưng chính chủ nghĩa thực dân cũ trước, mới sau cùng với sự đối đầu của thời chiến tranh lạnh đã ngáng trở triển vọng sáng sủa đó, buộc nhân dân Việt Nam phải cầm súng bảo vệ nền độc lập và thống nhất đất nước.

Trong kỷ nguyên độc lập ấy, bắt đầu từ súng kíp, tầm vông, nhân dân ta đã phải đương đầu lần lượt với “hai đế quốc to” ròng rã ba thập niên (1945-1975). Đạt được mục tiêu thống nhất đất nước bằng một cuộc chiến tranh 30 năm giải phóng đầy gian khổ và hy sinh, chưa kịp tận hưởng hoà bình, tiếng súng đã rền vang ở hai đầu biên giới và giữa Biển Đông trong khi địa - chính trị thế giới bị xáo trộn. Trong bối cảnh ấy, dân ta vừa phải cầm súng đánh giặc xâm chiến biên giới vừa “thắt lưng buộc bụng” dựng xây đất nước. Rồi những khó khăn kinh tế càng trầm trọng khi nguồn viện trợ cạn dần, cùng với đó là sự tan rã của khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

Chính thời cuộc đảo lộn ấy đã làm cho chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về giá trị của độc lập, tự do, đồng thời phải tự mình thay đổi để tìm con đường đi tiếp bằng chính sự đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy (1986). Những cuộc tập dượt “đổi mới”, “cải cách”, “phá rào” ấy song hành với những thay đổi lớn lao trong trật tự thế giới khiến chỉ chưa đầy một thập niên sau (1995), vận hội đã đến khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc rồi bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ (1995)…

Từ thời điểm ấy đến nay đã tròn bốn thập niên (1995-2025) nước ta đã tự chủ lựa chọn con đường hội nhâp với thế giới, thuận theo sự phát triển của quy luật khách quan trong đó có kinh tế thị trường và giương cao ngọn cờ dân tộc để hội nhập một cách có trách nhiệm, tạo ra môi trường hoà bình và hợp tác với cả thế giới. Dù còn không ít những yếu kém tạo ra lực cản trên con đường phát triển, không ai có thể phủ nhận những thay đổi lớn lao của Việt Nam trong thế giới đương đại.

Trong suốt 80 năm từ 1945 đến nay, đã có nhiều năm buộc nước ta phải tiến hành chiến tranh vệ quốc và không thể không “chọn phe” để đánh giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước, khi có được hoà bình, chúng ta phải lựa chọn mô hình phát triển kinh tế - xã hội và do di sản lịch sử, không thoát khỏi giáo điều nên có lúc cận kề khùng hoảng. Để rồi, không phải cái gì xa lạ mà chính những nguyên lý cơ bản nhất của “kỷ nguyên mới” kinh qua chặng đương 80 năm kiên trì phấn đấu đã giúp ta vượt qua trên mọi phương diện, kinh tế, văn hoá, xã hội và đối ngoại theo đúng cái nguyên lý mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng như một cẩm nang “Dĩ bất biến ứng vạn biến”.

Cái “bất biến” ấy chính là mục tiêu của kỷ nguyên mới, lấy nhân dân làm gốc, lấy độc lập, tự do làm đích, đã thúc đẩy chúng ta vươn lên trở thành một nước đang phát triển nhanh.

Vài năm gần đây, sau rất nhiều thử thách mang tính thời đại của thế giới, của công nghệ và thêm một thảm họa toàn cầu là đại dịch Covid-19, chúng ta càng nhận thức được vấn đề trung tâm của thời đại vẫn chính là con người, và hệ sinh thái không kém quan trọng so với môi trường thiên nhiên chính là văn hóa. Từ năm 2018, tức là trước khi đại dịch hoành hành, Bộ Nội vụ đã có một cuộc hội thảo tiếp cận từ góc nhìn lịch sử để nhận thức được ông cha ta, trong lịch sử dựng nước đã có bao nhiêu lần cải cách, duy tân hay đổi mới. Là người làm sử, tôi rất chú ý đến cách tiếp cận và những kết luận của cuộc hội thảo ấy. Và chúng ta cũng được biết đã có một chương trình cải cách bộ máy hành chính tinh giản và hiệu quả từ năm 2021-2030 được triển khai. Như vậy tức là chính nhu cầu thực tiễn, đôi khi phải hiểu mang tính sống còn của chế độ là phải tập trung vào con người mà trước hết là đội ngũ cán bộ. Đó có thể là nguồn lực phát triển mạnh mẽ nhưng cũng có thể là nguồn gốc của sự suy thoái không cứu vãn nổi.

Nhưng chính những gì mới và đang diễn ra thật dồn dập, với một cường độ khác thường và thâm chí có thể nói là chưa từng thấy trong lịch sử, làm cả thế giới sửng sốt, khởi đầu bằng một cuộc đấu tranh chống thám nhũng không khoan nhượng. Công cuộc “đốt lò” - một thuật ngữ nay đã đi vào lịch sử đã trở thành sự phát hiện cái điểm nghẽn quan trọng nhất là con người, mà trước hết là những người đang gánh vác vai trò lãnh đạo đất nước. Con số và gương mặt cán bộ bị loại bỏ trong cuộc đấu tranh quyết liệt này cho thấy quyết tâm, cao vọng cũng chưa từng có. Một xã hội trên gương mẫu, dưới kỷ cương được coi là mặt bằng của bệ phóng lý tưởng nhất cho kỷ nguyên mới thành tựu.

Nếu soi lại lịch sử, chúng ta thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh từ rất sớm đã đưa ra những nguyên lý cơ bản của bộ máy quản lý đất nước và cả những công cụ để giám sát nó. Tư tưởng của thời đại về “Nhà nước của dân, do dân, vì dân” được thể hiện trong đời sống ngay từ buổi đầu xây dựng chế độ mới. Nhưng chính chiến tranh, sự xa rời những nguyên lý ban đầu, sự quan liêu đã làm biến dạng và tha hoá bộ máy ấy và một phần đội ngũ ấy. Để tăng tốc cho kịp với thời đại, một “kỷ nguyên vươn mình” thể hiện trong ngôn ngữ biểu tượng đang là một sự khích lệ, một hiệu lệnh để chúng ta hy vọng vào kỷ nguyên mới đã được khởi đầu từ 80 năm trước đang hướng tới cái mốc mang nhiều ý nghĩa biểu tượng và hiện thực, đó là 100 năm của kỷ nguyên độc lập (2045) như mọi người mong đợi.

Năm nay là năm Ất Tỵ. Nhắc đến can “Ất” là hiện lên con số “5”. Năm 1925 ra đời những tổ chức tiền thân cho sự lãnh đạo của đất nước như một nhân tố lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử dân tộc. Năm 1945, Việt Nam mở ra kỷ nguyên mới độc lập dân tộc. Năm 1975 thống nhất đất nước. Năm 1995, hội nhập với thế giới và năm 2025 mong như một cuộc “lột xác” tạo ra sức sống mới, trước hết thể hiện qua nguồn nhân lực lãnh đạo gương mẫu và sáng tạo cùng cỗ máy tinh giản nhưng hiệu quả, cùng một xã hội kỷ cương sẽ làm cho kỷ nguyên của độc lập - tự do - hạnh phúc trở thành hiện thực đối với mọi người.

Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Giang viếng Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Giang viếng Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2025), ngày 18/7, Đoàn đại biểu của tỉnh Lào Cai do đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đến dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên và Đền thờ các Anh hùng liệt sĩ tại Cao điểm 468 tại tỉnh Tuyên Quang.

Thủ tướng yêu cầu tập trung tháo gỡ vướng mắc giai đoạn đầu vận hành mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Thủ tướng yêu cầu tập trung tháo gỡ vướng mắc giai đoạn đầu vận hành mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 17/7/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 111/CĐ-TTg về tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện thủ tục hành chính, chuyển đổi số giai đoạn đầu vận hành mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Kết luận của Bộ Chính trị bảo đảm tổ chức bộ máy đơn vị hành chính 2 cấp

Kết luận của Bộ Chính trị bảo đảm tổ chức bộ máy đơn vị hành chính 2 cấp

Ngày 17/7, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 178 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả. Trân trọng giới thiệu toàn văn Kết luận quan trọng này.

Xã Mậu A tổ chức đối thoại với bí thư chi bộ, trưởng thôn và người có uy tín trong cộng đồng

Xã Mậu A tổ chức đối thoại với bí thư chi bộ, trưởng thôn và người có uy tín trong cộng đồng

Ngày 17/7, xã Mậu A tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Thường trực Đảng ủy xã với bí thư chi bộ, trưởng thôn, đảng viên và người có uy tín trong cộng đồng trên địa bàn nhằm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và kịp thời giải quyết kiến nghị chính đáng của Nhân dân, góp phần tăng cường sự gắn bó giữa Đảng và Nhân dân.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Lào Cai Giàng Thị Dung dâng hương tại Khu Di tích Ngã ba Đồng Lộc, viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Lào Cai Giàng Thị Dung dâng hương tại Khu Di tích Ngã ba Đồng Lộc, viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2025), chiều 17/7, Đoàn đại biểu thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai do đồng chí Giàng Thị Dung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến dâng hương tại Khu Di tích Lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh và viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Giang làm việc với Ban Tổ chức Tỉnh ủy

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Giang làm việc với Ban Tổ chức Tỉnh ủy

Chiều 17/7, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy có buổi làm việc với Ban Tổ chức Tỉnh ủy nhằm nắm bắt tình hình tổ chức, vận hành bộ máy, kết quả thực hiện nhiệm vụ sau hợp nhất và định hướng triển khai một số nhiệm vụ trong thời gian tới.

Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai chủ trì buổi tiếp xã giao đoàn đại biểu huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn tiếp xã giao đoàn đại biểu huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc

Sáng 17/7, đồng chí Trần Huy Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi tiếp xã giao đoàn đại biểu huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) do bà Đặng Thụy - Phó Bí thư Huyện ủy, Huyện trưởng Chính quyền Nhân dân huyện Hà Khẩu, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng Ban Quản lý Khu thí điểm thương mại tự do Trung Quốc (Vân Nam) - phân khu Hồng Hà (Khu hợp tác biên giới Hà Khẩu) làm Trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại tỉnh Lào Cai.

Yên Bình sẵn sàng cho Đại hội điểm Đảng bộ cấp xã

Yên Bình sẵn sàng cho Đại hội điểm Đảng bộ cấp xã

Những ngày trung tuần tháng 7, xã Yên Bình như được tiếp thêm luồng sinh khí mới khi Đảng bộ xã được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm cấp xã của tỉnh Lào Cai, nhiệm kỳ 2025–2030. Đây không chỉ là sự kiện chính trị quan trọng của địa phương mà còn mang ý nghĩa đặc biệt bởi Yên Bình là đơn vị đầu tiên tổ chức đại hội sau khi chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Chính quyền địa phương 2 cấp: Tư duy mới, hành động mới

Chính quyền địa phương 2 cấp: Tư duy mới, hành động mới

Sau hai tuần hợp nhất đơn vị hành chính cấp xã của Lào Cai, các địa phương thực hiện đúng phương châm “vừa chạy, vừa xếp hàng”, ổn định bộ máy chính quyền và không làm gián đoạn các hoạt động phục vụ người dân, doanh nghiệp. Cán bộ tận tâm, công việc được giải quyết nhanh gọn và người dân, doanh nghiệp hài lòng hơn.

fb yt zl tw